Cận cảnh trống đồng Đông Sơn được đề nghị công nhận là Bảo vật quốc gia

Trống Sao Vàng, hiện vật có giá trị, ý nghĩa độc đáo trong sưu tập trống đồng Đông Sơn của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đang được đề nghị công nhận là Bảo vật quốc gia.

Trống đang được giới thiệu trong trưng bày chuyên đề “Âm vang Đông Sơn”, khai mạc sáng 22.11, tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, số 1 Tràng Tiền, Hà Nội.

Cận cảnh trống đồng Đông Sơn được đề nghị công nhận là Bảo vật quốc gia -0
Trống được giới thiệu trong trưng bày chuyên đề “Âm vang Đông Sơn”

Theo đại diện Bảo tàng, trống Sao Vàng được phát hiện trong lòng đất khu vực sân bay Sao Vàng, thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, được Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia) sưu tầm năm 2006.

Cận cảnh trống đồng Đông Sơn được đề nghị công nhận là Bảo vật quốc gia -4
Trống đồng Sao Vàng có hình dáng cân đối, hoa văn trang trí tinh xảo, phản ánh phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Việt cổ

Trống Sao Vàng có niên đại thế kỷ I - II trước Công nguyên. Trống có màu xanh xám, mặt trống được đúc liền, trên có gắn 4 tượng cóc. Giữa mặt trống trang trí đúc nổi mặt trời 12 tia, xung quanh khắc chìm 11 vành hoa văn gồm các loại: hình học, hình tròn kép có chấm giữa, nhà sàn mái cong, nhà sàn mái tròn, chim mỏ ngắn, chim mỏ dài...

Cận cảnh trống đồng Đông Sơn được đề nghị công nhận là Bảo vật quốc gia -1
Giữa mặt trống trang trí đúc nổi mặt trời 12 tia
Cận cảnh trống đồng Đông Sơn được đề nghị công nhận là Bảo vật quốc gia -2
Trên mặt trống có gắn 4 tượng cóc

Tang trống trang trí hoa văn hình học, hình thuyền, trên thuyền là hình người hóa trang lông chim cách điệu, giữa các thuyền có hình chim, cá, hươu... Lưng trống hình trụ đứng, trang trí hoa văn hình học, hình người hóa trang cách điệu… Chân trống hơi choãi, để trơn không trang trí.

Cận cảnh trống đồng Đông Sơn được đề nghị công nhận là Bảo vật quốc gia -8
Hình trang trí trên tang trống

Điểm đặc biệt của hoa văn trang trí trên trống đồng Sao Vàng là bên cạnh hoa văn thường gặp trên các trống đồng Đông Sơn cùng thời kỳ như hình nhà sàn, hình thuyền... thì trên mặt trống còn trang trí những hoạ tiết như: hình người hóa trang lông chim, hình nhà sàn, vành chim mỏ ngắn ít hoặc chưa gặp trên những trống Đông Sơn ở Việt Nam nhưng lại thường gặp trên những trống khác trong khu vực ở Indonesia, Lào... Qua đó thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa các vùng, khu vực với nhau.

Cận cảnh trống đồng Đông Sơn được đề nghị công nhận là Bảo vật quốc gia -7
Trống Sao Vàng có 4 đôi quai, trang trí hoa văn hình bông lúa

Với kích thước lớn, hình dáng cân đôi, hoa văn trang trí phong phú, sinh động, trống đồng Sao Vàng được đánh giá là một hiện vật có giá trị, ý nghĩa độc đáo trong sưu tập trống đồng Đông Sơn mà Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện lưu giữ, trưng bày, minh chứng cho sức sống mãnh liệt của văn hóa Đông Sơn trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc.

Cận cảnh trống đồng Đông Sơn được đề nghị công nhận là Bảo vật quốc gia -3
Hoa văn trên mặt trống

Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Nguyễn Thị Thu Hoan cho biết: Bảo tàng đã hoàn thành hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia với trống đồng Sao Vàng. Trong bộ sưu tập của Bảo tàng, trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Hoàng Hạ cũng đã được công nhận Bảo vật quốc gia.

Văn hóa - Thể thao

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay
Văn hóa - Thể thao

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay

Hưởng ứng Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" và hướng tới Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về Thể thao và các Hội nghị liên quan tổ chức tháng 10.2024 tại Việt Nam, từ ngày 17 – 25.9, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai. Đây là sự kiện thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng được tổ chức thường niên, duy trì đến nay là 33 năm.

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.