Cận cảnh khu sinh thái rộng 91ha xây dựng khi chưa được cấp phép tại TP Hòa Bình

Tọa lạc trên khu đất rộng khoảng 91ha tại tổ 9 (phường Kỳ Sơn, TP Hòa Bình) khu sinh thái nghỉ dưỡng Bảo thọ Quốc tế Hòa Bình xẻ núi, xây dựng hàng loạt công trình kiên cố bằng bê tông cốt thép khi chưa được cấp phép.

Khu sinh thái rộng 91ha xây dựng khi chưa được cấp phép tại TP Hòa Bình

Thời gian gần đây, việc khai thác và sử dụng đất rừng khi chưa được cấp phép gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới công tác quản lý đất đai tại nhiều địa phương trên cả nước. Theo tìm hiểu của Báo Đại biểu Nhân dân tại TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), tình trạng xẻ đồi làm khu du lịch sinh thái, homestay với diện tích lên tới hàng chục hecta đang diễn ra rầm rộ, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở trong mùa mưa lũ.

Khu sinh thái rộng 91ha xây dựng khi chưa được cấp phép tại TP Hòa Bình -0
Khu sinh thái nghỉ dưỡng Bảo thọ Quốc tế Hòa Bình rộng khoảng 91ha, nằm ven cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình thuộc địa phận phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình).

Theo ghi nhận của nhóm phóng viên, tại một khu sinh thái có tên gọi “Khu sinh thái nghỉ dưỡng Bảo thọ Quốc tế Hòa Bình” được xây dựng trên đất rừng với quy mô “khủng” nằm ven dòng sông Đà.

Người dân nơi đây cho biết, công trình này đã xây dựng được vài năm và đã hoàn thiện đường giao thông bao quanh khu nghỉ dưỡng, nhiều hạng mục công trình kiên cố khác cũng được xây dựng nằm xung quanh các quả đồi, tuy nhiên gần đây không thấy công trình này hoạt động.

Khu sinh thái rộng 91ha xây dựng khi chưa được cấp phép tại TP Hòa Bình -0
Công trình kiên cố nằm trên đỉnh núi, xây dựng trái phép.
Khu sinh thái rộng 91ha xây dựng khi chưa được cấp phép tại TP Hòa Bình -0
Hệ thống đường giao thông của khu nghỉ dưỡng xây dựng trái phép đã cơ bản hoàn thành.
Khu sinh thái rộng 91ha xây dựng khi chưa được cấp phép tại TP Hòa Bình -0
Một công trình xây dựng trái phép khác nằm lọt thỏm dưới hẻm núi.
Khu sinh thái rộng 91ha xây dựng khi chưa được cấp phép tại TP Hòa Bình -0
Công trình khác đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng nhìn từ trên cao.
Khu sinh thái rộng 91ha xây dựng khi chưa được cấp phép tại TP Hòa Bình -0
Một điểm có nguy cơ sạt lở tại Khu sinh thái nghỉ dưỡng Bảo thọ Quốc tế Hòa Bình.

Theo Quyết định chủ trương đầu tư số 47/QĐ-UBND do ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình ký ngày 08.09.2016 cho biết, dự án Khu sinh thái nghỉ dưỡng Bảo thọ Quốc tế Hòa Bình do 2 công ty cùng làm chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển HTV Quốc tế (góp vốn 51%) và Công ty TNHH Gia Phú Quốc tế (góp vốn 49%). Địa điểm thực hiện dự án tại xóm Nút, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình (sau khi sáp nhập là Tổ 9, phường Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình). Diện tích đất sử dụng khoảng 91ha với tổng vốn đầu tư của dự án là 900 tỷ đồng.

Các hạng mục xây dựng bao gồm bãi đỗ xe; khu tiếp đón – dịch vụ; khách sạn cao cấp 4 sao; khu nhà, biệt thự nghỉ dưỡng (với các kiểu mẫu Villa, Town house B1, 2, 3, 4); nhà tròn Spa; nhà đa năng; khu nhà điều dưỡng; khu thể thao, vui chơi giải trí; văn phòng điều hành toàn khu; khu văn hoá các dân tộc bản địa; khu nhà nghỉ nhân viên; hạ tầng kỹ thuật (san nền, kè chắn đất, giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc).

Cũng theo quyết định chủ trương đầu tư, từ quý III.2016 đến hết quý I.2017, Dự án sẽ thực hiện các thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng, đền bù giải phóng mặt bằng…; Từ quý II.2017 đến hết quý I.2020, xây dựng các hạng mục công trình của dự án theo thiết kế được phê duyệt, lắp đặt trang thiết bị và chính thức đi vào hoạt động kinh doanh từ quý II năm 2020.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vào ngày 27.9.2023, theo ghi nhận thực tế của nhóm phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, dự án của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển HTV Quốc tế vẫn còn ngổn ngang, chưa đi vào hoạt động.

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Cương, Chủ tịch UBND phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) cho biết, đây là công trình có quy mô lớn nhất của tỉnh Hòa Bình từ trước tới nay. Tuy nhiên, công ty này lại không có giấy phép xây dựng và đã bị UBND TP Hòa Bình ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ngày 10.03.2023 với tổng số tiền là 130 triệu đồng.

Trong Quyết định nêu rõ hành vi vi phạm: Thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng tại Dự án Khu sinh thái nghỉ dưỡng Bảo thọ Quốc tế Hòa Bình, địa điểm xây dựng tại tổ 9, phường Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Quy định tại điểm c, khoản 7, Điều 16, Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28.1.2022 của Chính phủ.

Các biện pháp khắc phục hậu quả: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển HTV Quốc tế phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng. Hết thời hạn này, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển HTV Quốc tế không xuất trình người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng thì bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển HTV Quốc tế vi phạm chi trả.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Cương, công ty đã tự phá dỡ phần tường lửng của các công trình vi phạm và chỉ còn lại phần khung nhà. Hiện tại, công ty này đang xin cấp phép xây dựng từ Sở Xây dựng và vì liên quan tới rừng phòng hộ, để tiến hành các thủ tục tiếp theo.

*Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục giám sát và thông tin đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Kiểm tra - Giám sát

Hàng loạt vi phạm trong quá trình cổ phần hoá tại Công ty cổ phần Giống cây trồng Hải Dương
Kiểm tra - Giám sát

Hàng loạt vi phạm trong quá trình cổ phần hoá tại Công ty cổ phần Giống cây trồng Hải Dương

Thanh tra tỉnh Hải Dương vừa ban hành Kết luận thanh tra đối với Công ty cổ phần Giống cây trồng Hải Dương trong việc sử dụng đất; việc quản lý, sử dụng tài sản công mà Công ty được giao quản lý, sử dụng và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Qua đó, chỉ ra hàng loạt vi phạm như: xác định thiếu giá trị tài sản và phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chưa thực hiện nộp ngân sách Nhà nước theo quy định; lãng phí về đất đai...

Liên danh Armephaco – Savina trúng gói thầu thiết bị y tế hơn 33,5 tỷ đồng tại Trà Vinh, tiết kiệm ngân sách 32 triệu đồng
Phòng chống tham nhũng

Liên danh Armephaco – Savina trúng gói thầu thiết bị y tế hơn 33,5 tỷ đồng tại Trà Vinh, tiết kiệm ngân sách 32 triệu đồng

Liên danh Armephaco - Savina vừa được Phó Giám đốc Ban QLDA tỉnh Trà Vinh Phan Văn Bình ký phê duyệt cho trúng gói thầu thiết bị y tế trị giá hơn 33,5 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước khoảng 32 triệu đồng (0,09%). Đáng chú ý, trước đó gói thầu này từng 2 lần "vấp" kiến nghị.

Hà Nội giao huyện Mê Linh kiểm điểm cá nhân buông lỏng quản lý hoạt động khai thác cát tại sông Hồng
Kiểm tra - Giám sát

Hà Nội giao huyện Mê Linh kiểm điểm cá nhân buông lỏng quản lý hoạt động khai thác cát tại sông Hồng

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kết luận nội dung tố cáo đối với Chủ tịch UBND huyện Mê Linh. Theo đó, nội dung công dân tố cáo UBND huyện "Buông lỏng quản lý, không giám sát để cho Công ty TNHH Phước An khai thác cát tại bãi Thạch Đà, xã Thạch Đà vượt quá khối lượng cho phép" là đúng một phần.

Thanh Tra chỉ rõ hàng loạt vi phạm tại dự án khu nhà ở phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn
Kiểm tra - Giám sát

Thanh Tra chỉ rõ hàng loạt vi phạm tại dự án khu nhà ở phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn

Thanh tra tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật trong quá trình thực hiện dự án Khu nhà ở phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn. Qua đó, chỉ ra hàng loạt những tồn tại, vi phạm và kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với nhiều tập thể, cá nhân.

Cần làm sáng tỏ vụ "tự nguyện hiến quyền sử dụng đất" tại Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh
Phòng chống tham nhũng

Cần làm sáng tỏ vụ "tự nguyện hiến quyền sử dụng đất" tại Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh

Luật sư Lê Bá Thường, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh cho rằng, có nhiều vấn đề xoay quanh vụ việc Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh dùng tiền Trường mua đất để cá nhân đứng tên, sau hơn 10 năm, cá nhân “tự nguyện hiến quyền sử dụng đất” lại cho Trường cần được các cơ quan chức năng làm rõ để tránh thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước.

Vụ nhà dân bất ngờ bị phá dỡ: Báo cáo của Phòng TN-MT quận Bình Tân "lãng quên" nguồn gốc, quá trình sử dụng đất của người dân?
Phòng chống tham nhũng

Vụ nhà dân bất ngờ bị phá dỡ: Báo cáo của Phòng TN-MT quận Bình Tân "lãng quên" nguồn gốc, quá trình sử dụng đất của người dân?

Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bình Tân đã có Báo cáo số 5182/BC-TNMT thông tin về thửa đất số 13, tờ bản đồ số 30 (TL-2005), phường Tân Tạo với nhiều nội dung không trùng khớp với các văn bản của các sở, ngành, đơn vị liên quan đã thông tin về nguồn gốc của khu đất này.

Bị cấm thầu tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Xây dựng và Cầu đường Đại Việt tiếp tục trượt thầu tại Bình Dương vì hồ sơ gian lận
Phòng chống tham nhũng

Bị cấm thầu tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Xây dựng và Cầu đường Đại Việt tiếp tục trượt thầu tại Bình Dương vì hồ sơ gian lận

Sau khi bị cấm tham gia đấu thầu tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Xây dựng và Cầu đường Đại Việt (xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) tiếp tục bị đánh trượt gói thầu hơn 12,9 tỷ đồng tại Bình Dương do bằng cấp nhân sự trong hồ sơ gian lận. 

TP. Hồ Chí Minh: Gói thầu do Công ty TNHH Thương mại Đông Nam trúng thầu bị đề nghị làm rõ dấu hiệu tiêu cực, tư lợi
Phòng chống tham nhũng

TP. Hồ Chí Minh: Gói thầu do Công ty TNHH Thương mại Đông Nam trúng thầu bị đề nghị làm rõ dấu hiệu tiêu cực, tư lợi

Thanh tra TP. Hồ Chí Minh đề nghị Chủ tịch Quận 11 chuyển cơ quan chức năng xem xét, xử lý nếu phát hiện dấu hiệu tiêu cực, tư lợi trong Gói thầu "Xây dựng kỷ yếu chính quyền Quận 11 giai đoạn 2002-2022" do Công ty TNHH Thương mại Đông Nam trúng thầu.

Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh: Vi phạm về tài chính kéo dài suốt 10 năm chưa được xử lý dứt điểm
Phòng chống tham nhũng

Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh: Vi phạm về tài chính kéo dài suốt 10 năm chưa được xử lý dứt điểm

Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh chưa khắc phục xong vấn đề dùng tiền Trường mua đất để cá nhân đứng tên tại Dự án trại thực nghiệm ở Bình Thuận và nhiều nội dung khác liên quan đến tài chính theo kết luận của Thanh tra Chính phủ tại Kết luận thanh tra số 950/KL-TTCP (ngày 29.4.2014) và Thông báo KLTT số 408/KL-TTCP và ngày 4.3.2015.