Cần bổ sung bảo hiểm y tế cho thân nhân của dân quân thường trực

Tại phiên thảo luận Tổ 16 (Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lai Châu, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Cà Mau) diễn ra chiều nay, 24.10, Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4, ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh bày tỏ sự đồng tình và nhất trí cao về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của dự thảo Luật Bảo hiểm y tế. Đồng thời, đề xuất cần bổ sung bảo hiểm y tế cho thân nhân của dân quân thường trực vào dự thảo Luật để bảo đảm tính thống nhất, tương đồng với quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

Theo lý giải của đại biểu Hà Thọ Bình, thực hiện Kết luận số 41-KL/TW ngày 31.3.2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa X) về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 5.10.2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng dân quân tự vệ (DQTV) và lực lượng dự bị động viên (DBĐV) trong tình hình mới, chỉ rõ: Chú trọng xây dựng nâng cao chất lượng DQTV ở vùng trọng điểm quốc phòng an ninh và những địa bàn phức tạp. Bảo đảm chế độ, chính sách thỏa đáng đối với lực lượng này theo giá trị ngày công lao động thực tế và phù hợp với khả năng của địa phương”.

z5962896352154-52c4127c02be2f60b1347c2eef76fad5-283-1546.jpg
ĐBQH Hà Thọ Bình (Hà Tĩnh) phát biểu. Ảnh: Khánh Duy

Đại biểu cũng nêu rõ, Luật Dân quân tự vệ 2019, quy định Dân quân thường trực là lực lượng thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng (khoản 4 Điều 2), trực tiếp tham gia chống khủng bố, giải thoát con tin, trấn áp tội phạm, giải tán biểu tình, bạo loạn; phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao; cứu sập, cứu hộ, cứu nạn, chữa cháy, khắc phục sự cố, thảm họa ở khu vực nguy hiểm đến tính mạng. Đây là những nhiệm vụ có yêu cầu cao, tính chất phức tạp, phải huy động kịp thời, hoạt động không kể ngày, đêm, thường xảy ra trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, điều kiện môi trường khắc nghiệt, nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của Dân quân thường trực; thời gian thực hiện nghĩa vụ Dân quân thường trực là 2 năm (khoản 2, Điều 8).

Luật Dân quân tự vệ quy định Dân quân thường trực được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như: hạ sĩ quan, binh sĩ QĐND Việt Nam tại ngũ (điểm c khoản 1 Điều 34) để bảo đảm tính tương quan giữa các lực lượng có tính chất hoạt động tương đồng.

Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 12 Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30.6.2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ quy định: “Mức hưởng các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như: hạ sĩ quan, binh sĩ QĐND Việt Nam đang tại ngũ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế”. Theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, thì hạ sĩ quan, binh sĩ QĐND Việt Nam đang tại ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được mua thẻ bảo hiểm y tế bằng ngân sách nhà nước…

“Thực tế tại các địa phương, đối tượng Dân quân thường trực đang được hưởng các chế độ chính sách như hạ sĩ quan, binh sĩ QĐND Việt Nam đang tại ngũ, nhưng thân nhân Dân quân thường trực chưa được mua thẻ bảo hiểm y tế bằng ngân sách nhà nước”, đại biểu Hà Thọ Bình nêu rõ.

z5962896371444-7c25ba47928ec819934bdd9117a54093-9586-7152.jpg
Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 16. Ảnh: Khánh Duy

Cũng theo đại biểu, hiện nay, Bộ Quốc phòng đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30.6.2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ… Cùng đó, Dự thảo Nghị định bổ sung khoản 4a Điều 12 Nghị định số 72/2020/NĐ-CP quy định thân nhân của Dân quân thường trực được tham gia bảo hiểm y tế như đối với thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ QĐND Việt Nam tại ngũ… Để phù hợp giữa nhiệm vụ, quyền lợi của đối tượng dân quân thường trực và tương đồng với quyền lợi của hạ sĩ quan, binh sĩ QĐND Việt Nam tại ngũ.

Hiện nay, có 4.541 xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng (trong đó: Biên giới 431; Ven biển 596; ATK 229; Đảo 70; Nội địa 3.215); số lượng thân nhân của Dân quân thường trực khoảng 82.000 người, trong đó có khoảng 30% thân nhân đã tham gia bảo hiểm y tế theo các nhóm đối tượng khác; còn lại khoảng 70% thân nhân Dân quân thường trực chưa tham gia bảo hiểm y tế và cần được ngân sách nhà nước hỗ trợ mua thẻ với khoảng 57.000 người... Với mức hỗ trợ 100%, mức đóng là 4,5% của lương cơ sở hiện nay là 2.340.000 đồng, dự kiến ngân sách bảo đảm để chi trả tối đa cho đối tượng này khoảng 72 tỷ đồng/năm.

Dẫn thống kê trên từ Bộ Quốc Phòng, ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Hà Thọ Bình nhấn mạnh: Để tạo động lực, sự yên tâm đối với dân quân thường trực trong thực hiện nhiệm vụ, Bộ Quốc phòng đề nghị bổ sung đối tượng trên vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế để bảo đảm tính thống nhất, tương đồng với quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

Ý kiến đại biểu

ĐBQH thành phố Hải Phòng Nguyễn Đức Dũng phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Trần Thu
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế

Góp ý vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 24.10, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Lã Thanh Tân đề nghị: Để tập trung bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người bệnh có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh, tạo thuận lợi trong tiếp cận dịch vụ y tế, khắc phục tình trạng thiếu vật tư y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh, đề nghị tại Điều 43 xem xét bổ sung trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh. Theo đó, “cơ sở khám chữa bệnh chịu trách nhiệm bảo đảm đầy đủ, kịp thời thuốc, vật tư y tế trong khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT”.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh Hồ Long
Ý kiến đại biểu

Quan tâm đến hệ luỵ sức khoẻ trong quản lý quảng cáo thuốc

Góp ý vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lã Thanh Tân đề nghị khi Bộ Y tế nghiên cứu tham mưu cho Chính phủ quy định chi tiết về quản lý các hoạt động quảng cáo thuốc, cần quan tâm đến một số nội dung còn nhiều vi phạm, nguy cơ gây thiệt hại về kinh tế, hệ luỵ đến sức khoẻ của người dân. Đối với Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), cần nghiên cứu toàn diện hơn để có biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới thực chất hơn.

Duy trì kinh phí 2% giúp công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo người lao động
Quốc hội và Cử tri

Duy trì kinh phí 2% giúp công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo người lao động

Góp ý vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), ĐBQH chuyên trách Trần Nhật Minh (Nghệ An) cho rằng, việc tiếp tục duy trì mức đóng 2% kinh phí công đoàn như quy định tại dự thảo là hết sức cần thiết, bảo đảm cho công đoàn thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với đoàn viên, người lao động.  

ĐBQH Võ Mạnh Sơn (Thanh Hóa) phát biểu thảo luận sáng 24.10 - ảnh Hồ Long
Ý kiến đại biểu

Cho phép lao động nước ngoài gia nhập Công đoàn Việt Nam là phù hợp thực tiễn

Thảo luận về Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) sáng 24.10, ĐBQH Võ Mạnh Sơn cho rằng, quy định cho phép người lao động nước ngoài gia nhập Công đoàn Việt Nam là phù hợp với bối cảnh, nhu cầu thực tiễn của người lao động nước ngoài tại Việt Nam; bảo đảm thể chế hóa chủ trương của Đảng và sự tương thích đồng bộ trong hệ thống pháp luật.

Bổ sung quy định về thẩm quyền giao mặt nước, khu vực biển tại khu vực di sản thiên nhiên thế giới
Quốc hội và Cử tri

Bổ sung quy định về thẩm quyền giao mặt nước, khu vực biển tại khu vực di sản thiên nhiên thế giới

Tham gia ý kiến vào Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) trong phiên thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ Tám diễn ra chiều nay, 23.10, ĐBQH Nguyễn Thị Thu Hà, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đề nghị, cần bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định giao mặt nước, khu vực biển tại di tích Quốc gia đặc biệt, di sản thiên nhiên thế giới để bảo đảm sự thống nhất trong công tác quản lý, bảo vệ di sản.

Tăng trách nhiệm của tổ chức khai thác đối với địa phương có tài nguyên, khoáng sản
Ý kiến đại biểu

Tăng trách nhiệm của tổ chức khai thác đối với địa phương có tài nguyên, khoáng sản

Góp ý vào dự án Luật Địa chất và khoáng sản tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách lần thứ 6, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị, cần bổ sung quy định mức tối thiểu hàng năm tổ chức khai thác phải hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng, bảo vệ môi trường... nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm đối với địa phương nơi có tài nguyên, khoáng sản.

Quan tâm, đầu tư các phương tiện phòng cháy, chữa cháy thiết yếu cho cơ sở
Ý kiến đại biểu

Quan tâm, đầu tư các phương tiện phòng cháy, chữa cháy thiết yếu cho cơ sở

Góp ý vào dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cho rằng, công tác phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần tập trung quan tâm đầu tư phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại khu vực này.

Cần bổ sung khái niệm và giao Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm cháy nổ
Ý kiến đại biểu

Cần bổ sung khái niệm và giao Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm cháy nổ

Phát biểu thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách sáng nay, 28.8, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho rằng, cần bổ sung khái niệm hàng hóa nguy hiểm cháy nổ trong nội dung quy định về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp kinh doanh và giao Chính phủ quy định danh mục cụ thể về loại hàng hóa này.

Tháo gỡ chồng chéo với các luật hiện hành
Ý kiến đại biểu

Tháo gỡ chồng chéo với các luật hiện hành

Theo ĐBQH Nguyễn Phi Thường, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này sẽ khắc phục được những bất cập của Luật Thủ đô năm 2012; qua đó, giải quyết, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn đã kéo dài trong thời gian qua.

Phát triển trục sông Hồng trở thành trung tâm phát triển của Thủ đô
Ý kiến đại biểu

Phát triển trục sông Hồng trở thành trung tâm phát triển của Thủ đô

Góp ý vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ năm 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, ĐBQH Nguyễn Anh Trí thống nhất với quan điểm phát triển trục sông Hồng để sông Hồng trở thành trung tâm phát triển của Thủ đô về sự phân bổ hài hòa các không gian về sinh thái, văn hóa, lịch sử, đô thị hiện đại...

Bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Quy định bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp và các văn bản nội bộ doanh nghiệp sẽ khắc phục được tình trạng giả chữ ký trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp, hạn chế tình trạng thành lập công ty ma và lạm quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; kiểm soát được việc khai vốn điều lệ, ngăn chặn được hợp thức hóa hành vi rửa tiền, mua bán hóa đơn thông qua thành lập doanh nghiệp, bảo đảm quyền lợi của bên thứ ba khi giao dịch với doanh nghiệp...

Sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm với nhiều không gian văn hoá công cộng
Ý kiến đại biểu

Sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm với nhiều không gian văn hoá công cộng

Theo ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ) với quy định về việc tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống được phân cấp cho Hà Nội trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ giải quyết được nhu cầu của người dân về không gian văn hóa cộng đồng, không gian cảnh quan xanh - sạch - đẹp với sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm và phát triển hài hòa ở đô thị hai bên sông.

Nâng cao vai trò Khu công nghệ cao Hoà Lạc trong phát triển kinh tế Thủ đô
Ý kiến đại biểu

Nâng cao vai trò Khu công nghệ cao Hoà Lạc trong phát triển kinh tế Thủ đô

Thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), ĐBQH Lý Thị Lan (Hà Giang) hoàn toàn ủng hộ quan điểm phát triển đồng bộ các khu công nghệ cao của Hà Nội theo tinh thần Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị. Đồng thời, hoàn thiện các biện pháp đặc thù để Khu công nghệ cao Hòa Lạc phát triển bền vững và có bước đột phá sau khi được chuyển giao về UBND thành phố quản lý.

ĐBQH Khương Thị Mai
Ý kiến đại biểu

HĐND thành phố Hà Nội được chủ động quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng của Thủ đô

Theo ĐBQH Khương Thị Mai (Nam Định), với tính chất, yêu cầu, vị trí đặc biệt quan trọng, cần phải chú trọng đầu tư, phát triển Thủ đô Hà Nội như một đô thị đặc biệt, một đơn vị hành chính đặc biệt. Việc phân cấp, phân quyền cụ thể trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), HĐND thành phố sẽ được chủ động quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng của Thủ đô.

ĐBQH Phan Đức Hiếu
Ý kiến đại biểu

Quỹ đất sau di dời sẽ sử dụng vào xây dựng không gian công cộng và văn hoá

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ĐBQH Phan Đức Hiếu (Thái Bình), các cơ quan, cơ sở, đơn vị sau khi di dời thì quỹ đất còn lại sẽ sử dụng vào mục đích xây dựng không gian công cộng và văn hóa. Đặc biệt, những không gian công cộng này sẽ có nhiệm vụ "phát huy giá trị văn hóa và du lịch” và tuyệt đối không được sử dụng làm chức năng để ở.

Mở rộng lĩnh vực mà HĐND thành phố Hà Nội được quy định mức tiền xử phạt vi phạm hành chính
Ý kiến đại biểu

Mở rộng lĩnh vực mà HĐND thành phố Hà Nội được quy định mức tiền xử phạt vi phạm hành chính

Theo ĐBQH Phạm Văn Hoà, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) mở rộng các lĩnh vực mà HĐND thành phố được quy định mức tiền xử phạt vi phạm hành chính cao hơn và áp dụng trên toàn thành phố, không phân biệt nội thành, ngoại thành là hết sức cần thiết, phù hợp với đòi hỏi từ thực tiễn đặt ra.