Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7

Cấm mua bán dữ liệu thì có cấm hành vi tặng, cho hay không?

Thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tại phiên họp chiều nay, 26.3, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ, việc cấm mua bán dữ liệu thì có cấm hành vi tặng, cho hay không?

Ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân

Đa số ĐBQH tán thành việc xây dựng, ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng về chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong hội nhập quốc tế. Đặc biệt là ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân, thu thập, tấn công, chiếm đoạt, mua bán trái phép dữ liệu cá nhân trong thời gian vừa qua diễn ra hết sức phức tạp.

pctqh-nguyen-quang-phuong3.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tuy nhiên, qua nghiên cứu dự thảo Luật, ĐBQH Nguyễn Thị Sửu (TP. Huế) đề nghị, tại Chương III và Chương IV cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để thể hiện được tính logic, khoa học và thực tiễn, khi ban hành thì phải được áp dụng ngay vào thực tiễn sinh động, không phát sinh vướng mắc liên quan.

hn1.jpg
ĐBQH Nguyễn Thị Sửu (TP. Huế) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Đồng thời, soi chiếu với các điều, khoản, điểm trong Chương III, Chương IV và Chương V và toàn dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Thị Sửu nhận thấy, "thiếu hẳn nội dung cốt lõi của cốt lõi", đó là dữ liệu cá nhân.

“Có dữ liệu cá nhân thì mới có bảo vệ dữ liệu cá nhân trên các phương diện xử lý, sử dụng, khai thác và trên các lĩnh vực liên quan như kinh doanh hay những thông tin trên mạng xã hội… Khái niệm về dữ liệu cá nhân được quy định tại khoản 1, Điều 2 đã rất rõ, đó là dữ liệu cá nhân là thông tin dưới dạng ký hiệu chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể, bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm”.

Phân tích nội dung trên, đại biểu Nguyễn Thị Sửu đề nghị, cần bổ sung một chương riêng quy định về dữ liệu cá nhân trước các Chương III, IV và V.

Cân nhắc việc cấm mua, bán dữ liệu cá nhân

Về nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân, một số quy định về nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Điều 3, dự thảo Luật có sự mâu thuẫn, trùng lắp như khoản 1 quy định “dữ liệu cá nhân được xử lý công khai, minh bạch”, nhưng khoản 5 lại quy định “dữ liệu cá nhân được áp dụng các biện pháp bảo vệ, bảo mật trong quá trình xử lý”; hay quy định tại khoản 1 về “chủ thể dữ liệu được biết về hoạt động liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân của mình” trùng với quy định tại khoản 1 Điều 8 về quyền của chủ thể dữ liệu.

Nêu rõ điều này, ĐBQH Dương Khắc Mai (Đắk Nông) đề nghị, cần rà soát lại các quy định tại Điều này, bảo đảm đây là những nguyên tắc chung có tính xuyên suốt trong toàn bộ dự thảo Luật.

hn2.jpg
ĐBQH Dương Khắc Mai (Đắk Nông) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Góp ý về các hành vi bị cấm (Điều 7), đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị, cần làm rõ, việc cấm mua bán dữ liệu thì có cấm hành vi tặng, cho hay không?

Dữ liệu mà tổ chức, doanh nghiệp thu thập được của chủ thể dữ liệu cá nhân là dữ liệu đã được xử lý. Trong khi đó, theo quy định tại khoản 8, Điều 2, dự thảo Luật, thì “Xử lý dữ liệu cá nhân là một hoặc nhiều hoạt động tác động tới dữ liệu cá nhân, như: thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa, công khai, tiết lộ, kết hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép, chia sẻ, truyền đưa, cung cấp, chuyển giao, xóa, hủy dữ liệu cá nhân hoặc các hành động khác có liên quan”, do đó lúc này dữ liệu do doanh nghiệp, tổ chức thu thập là tập hợp của dữ liệu của nhiều chủ thể dữ liệu cá nhân và chi phí của doanh nghiệp, tổ chức cho hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân. Do đó, việc cấm mua, bán dữ liệu cá nhân cần được cân nhắc, đại biểu Dương Khắc Mai nêu rõ.

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, cần làm rõ hơn cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn liên quan trực tiếp đến bảo vệ dữ liệu cá nhân. Bổ sung báo cáo đánh giá tác động về ngân sách, chi phí tuân thủ pháp luật, nhất là các chính sách mới, chính sách vượt trội liên quan đến Nghị quyết 57-NQ/TW về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, rà soát kỹ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các vấn đề thực tiễn phát sinh để quy định cho thống nhất, tương thích với các điều ước quốc tế, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế và có tính khả thi. Trong đó, kinh nghiệm của quốc tế là bảo đảm cân bằng giữa bảo vệ quyền riêng tư và phát triển kinh tế - xã hội, có chế tài nghiêm khắc để răn đe.

Tăng cường quyền lợi cá nhân của người dân, như quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân, hạn chế hoặc chuyển dữ liệu cá nhân xuyên biên giới để tránh nguy cơ rò rỉ thông tin dữ liệu…

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Chính phủ chỉ đạo cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp chặt chẽ với Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tiếp thu ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nội dung thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại và ý kiến ĐBQH tại Hội nghị, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật, bổ sung hồ sơ bảo đảm chất lượng để gửi cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức thẩm tra chính thức và trình Quốc hội thảo luận cho ý kiến, xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ Chín tới đây, nếu đủ điều kiện.

+ Trước đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.

pctqh-nguyen-thi-thanh01.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành nội dung. Ảnh: Hồ Long

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo có tính thời sự cao, có yếu tố dự lường những vấn đề biến động trong lĩnh vực quảng cáo, đặc biệt trong thời gian tới khi chuyển sang xã hội số, ứng dụng mạnh công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo…

hn3.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành nội dung. Ảnh: Hồ Long

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Chính phủ để có ý kiến chính thức và chuyển hồ sơ chính thức gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội để Ủy ban Văn hóa và Xã hội hoàn thiện hồ sơ thẩm tra trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín tới. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Ủy ban Văn hóa và Xã hội tiếp tục nghiên cứu, rà soát, nhất là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý nhà nước về quảng cáo nhằm tránh những vấn đề phát sinh, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Thời sự Quốc hội

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phát triển nguồn nhân lực
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Chiều 29.3, tại TP. Bà Rịa, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Lâm Văn Đoan chủ trì cuộc làm việc.

Thiếu cả thầy lẫn thợ
Thời sự Quốc hội

Thiếu cả thầy lẫn thợ

Theo Cục Thống kê, Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ cơ cấu "dân số vàng" với quy mô dân số trong độ tuổi lao động dồi dào và tăng hàng năm. Đây là lợi thế để bổ sung lực lượng lao động. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, phải có chiến lược đào tạo phù hợp, cả trình độ cao đẳng và đại học, để đáp ứng nhu cầu của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập.

Phân bổ quỹ đất hợp lý, hiệu quả cho các ngành, lĩnh vực
Thời sự Quốc hội

Phân bổ quỹ đất hợp lý, hiệu quả cho các ngành, lĩnh vực

So với chỉ tiêu được phân bổ đến năm 2030 theo Quyết định số 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hưng Yên đề xuất nhu cầu điều chỉnh đất nông nghiệp giảm 10.990 ha; đất phi nông nghiệp tăng 10.990 ha. Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị, báo cáo của UBND tỉnh Hưng Yên cần phân tích rõ hơn các chỉ tiêu, con số tăng giảm, lý do tại sao đề xuất điều chỉnh các chỉ tiêu liên quan để có sự lý giải thuyết phục hơn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Hội nghị xây dựng trung tâm tài chính tại Việt Nam
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Hội nghị xây dựng trung tâm tài chính tại Việt Nam

Chiều 28.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã dự Hội nghị xây dựng trung tâm tài chính tại Việt Nam do Bộ Tài chính phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức. Các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng và Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được đồng chủ trì hội nghị.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Brazil
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Cụ thể hóa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Brazil, đáp ứng nhu cầu phát triển và lợi ích của nhân dân

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Brazil vừa diễn ra, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc thiết lập và cụ thể hóa quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Brazil, đưa hợp tác trong các lĩnh vực đi vào chiều sâu, đáp ứng nhu cầu phát triển và lợi ích của nhân dân hai nước.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh

Chiều 28.3, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh - Trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” chủ trì cuộc làm việc của Đoàn giám sát với UBND TP. Hồ Chí Minh.

Quang cảnh cuộc làm việc
Chính trị

Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long

Ngày 27.3, Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Hoàng Mai làm trưởng đoàn đã làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về y tế cơ sở, y tế dự phòng quy định Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24.6.2023 của Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại hội thảo
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)

Sáng 28.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và chỉ đạo tại Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) do Ủy ban Văn hoá và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đặng Thuần Phong đồng chủ trì.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương: Sửa đổi toàn diện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Phát biểu tại cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Quốc hội về việc sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND sáng nay, 28.3, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị, về phạm vi điều chỉnh, các ý kiến thống nhất cao là sửa đổi toàn diện với tên gọi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND (sửa đổi). Trên cơ sở hồ sơ đã có với tư duy mới và cách làm mới, các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi Luật hiện hành.

toàn cảnh cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì làm việc về sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân

Sáng 28.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã chủ trì cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Quốc hội về việc triển khai các nội dung liên quan đến sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Chiều 27.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại tọa đàm
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo

Ngày 27.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo do Ủy ban Văn hóa và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh đồng chủ trì.