Dư âm Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV:

Cam kết mạnh mẽ bảo đảm chất lượng lập pháp

Trao đổi với báo Đại biểu Nhân dân về kết quả Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, PHÓ TRƯỞNG ĐOÀN CHUYÊN TRÁCH ĐOÀN ĐBQH TỈNH LONG AN LÊ THỊ SONG AN cho rằng, đây là kỳ họp có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Với tinh thần trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành hết các nội dung chương trình đề ra, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Quốc hội trong bảo đảm chất lượng của công tác xây dựng pháp luật.

Cẩn trọng, tận tâm, bảo đảm chất lượng cao nhất 

- Kỳ họp thứ Bảy đã thành công tốt đẹp. Bà thể chia sẻ ấn tượng về kết quả kỳ họp?

- Sau 27 ngày rưỡi làm việc khẩn trương và hiệu quả, Quốc hội đã hoàn thành tốt các nội dung chương trình đề ra, từ lĩnh vực lập pháp, giám sát tối cao đến quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Chương trình kỳ họp được bố trí khoa học, hợp lý, bảo đảm thời gian để hoàn thành toàn bộ các nội dung của kỳ họp; trong đó, Quốc hội nghỉ 1 tuần để Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thời gian chỉ đạo các cơ quan tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội, hoàn thiện dự thảo luật, nghị quyết trước khi trình Quốc hội biểu quyết thông qua. Việc điều chỉnh, bổ sung nội dung vào chương trình kỳ họp kịp thời, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, bảo đảm thực hiện đúng quy trình, thủ tục theo quy định, không làm kéo dài thời gian Kỳ họp, nhận được sự đồng thuận cao của Quốc hội.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Long An Lê Thị Song An
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Long An Lê Thị Song An

Công tác điều hành các phiên họp khoa học, linh hoạt, quyết liệt, hiệu quả, bảo đảm các đại biểu Quốc hội đăng ký đều được phát biểu, thảo luận, tranh luận, phát huy được tinh thần dân chủ và trách nhiệm cao của các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Kết thúc mỗi nội dung, Chủ toạ điều hành đều có kết luận ngắn gọn, khái quát, đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội, tạo thuận lợi cho các cơ quan tiếp thu, hoàn thiện nội dung.

Tôi đặc biệt ấn tượng với sự điều hành linh hoạt và hài hòa của Chủ tịch Quốc hội tại các phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Trong quá trình điều hành, Chủ tịch Quốc hội luôn hướng các câu hỏi và trả lời vào đúng nhóm lĩnh vực chất vấn, ngắn gọn, đúng trọng tâm và bảo đảm việc trả lời của Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, Trưởng ngành không sót nội dung chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Bên cạnh đó, công tác phục vụ tài liệu kỳ họp cho đại biểu cơ bản đạt yêu cầu; việc cung cấp thông tin được Văn phòng Quốc hội chỉ đạo các Vụ và Thư viện Quốc hội thực hiện tốt, cung cấp kịp thời, phong phú các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của đại biểu Quốc hội. Việc tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp tài liệu và sử dụng tài liệu đã giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Có thể khẳng định, nhờ công tác tổ chức cũng như công tác chuẩn bị cho kỳ họp được tiến hành từ sớm, từ xa, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bảo đảm chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, đã góp phần vào thành công chung của kỳ họp, đáp ứng sự kỳ vọng, mong mỏi của cử tri và Nhân dân cả nước.

- Đây là kỳ họp có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một kỳ họp kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Bà đánh giá như thế nào về kết quả công tác lập pháp tại Kỳ họp?

- Kỳ họp này đã đạt được những kết quả lập pháp rất đáng kể. Quốc hội đã thông qua 11 dự án luật và 21 nghị quyết, trong đó có 3 nghị quyết quy phạm pháp luật; cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật. Các dự án luật, dự thảo nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp này liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.

Mặc dù khối lượng công việc rất lớn với khoảng 40 nội dung liên quan đến công tác lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng quốc gia, Quốc hội đã thể hiện sự cẩn trọng và tận tâm trong việc bảo đảm chất lượng. Nhiều nội dung trình ra Quốc hội xem xét, thảo luận có nội dung rất phức tạp, đan xen nhiều lĩnh vực và được cử tri, Nhân dân quan tâm, theo dõi. Để đảm bảo tính thực tiễn và khả thi của các dự án luật, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian cho các đại biểu Quốc hội tập trung nghiên cứu, phân tích và thảo luận kỹ lưỡng từng dự án luật tại hội trường và tại tổ. Điều này thể hiện cam kết mạnh mẽ của Quốc hội trong việc xây dựng một hệ thống pháp luật vững chắc và hiệu quả, phục vụ lợi ích tốt nhất cho đất nước và người dân.

Trong 11 luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này, tôi đặc biệt quan tâm đến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng.Việc đẩy sớm thời gian có hiệu lực của các luật nêu trên nhằm sớm đưa các điểm mới của các luật vào thực tiễn, khắc phục những tồn tại hạn chế của pháp luật hiện hành; khơi thông nguồn lực đất đai, lành mạnh hóa thị trường bất động sản, tạo động lực mới cho phát triển và thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân sớm được tiếp cận với các chính sách mới theo hướng có lợi như: chính sách nhà ở xã hội, chính sách đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, quyền lợi của người có đất bị thu hồi, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Bêncạnh đó, tôi đánh giá cao Chính phủ, Ban soạn thảo và các cơ quan liên quan trong việc cố gắng chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp này, trong bối cảnh thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ 1.7.2024, góp phần khắc phục nhiều hạn chế, bất cập về chính sách bảo hiểm xã hội thời gian qua,nhấtlà việc hạn chế tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội,tạo cơ hội cho mọi người dân trong việc tiếp cận, tham gia, thụ hưởng chính sách, bảo đảm an sinh xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân.

Sau khi các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua, Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan liên quan nhanh chóng triển khai để đưa những quy định này vào cuộc sống. Điều cấp thiết là cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương trong quá trình thực thi. Đồng thời, việc tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật cũng rất quan trọng nhằm giúp người dân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định mới. Chỉ khi các luật được thực thi hiệu quả và được xã hội hiểu rõ, tuân thủ, chúng ta mới có thể kỳ vọng vào tác động tích cực của các văn bản pháp luật mới đối với đời sống người dân và sự phát triển chung của đất nước.

Sớm xây dựng đồng bộ các cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hoá đầu tư cho văn hóa

- Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa làmột trong những nội dung quan trọng được đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân quan tâm. Bà đánh giá như thế nào về sự cần thiết của Chương trình?

- Đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa. Việc Quốc hội xem xét, thông qua chủ trương đầu tư Chương trình sẽ góp phần tăng cường nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hoá, đáp ứng yêu cầu bức thiết về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hoá thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

- Một trong những nội dung được các ĐBQH dành nhiều sự quan tâm là nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình. Bà có suy nghĩ thế nào về vấn đề này?

- Các nguồn lực được dự kiến huy động để thực hiện Chương trình là khá cao, trong đó có nguồn vốn từ ngân sách trung ương, nguồn vốn từ ngân sách địa phương và huy động từ các nguồn lực của xã hội, mặc dù Chương trình chưa xác định rõ các danh mục, dự án cụ thể để kêu gọi xã hội hóa. Đây là vấn đề được các ĐBQH đặc biệt lưu tâm và cá nhân tôi cũng mong rằng, Chính phủ sẽ sớm xây dựng đồng bộ các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, huy động được các nguồn lực xã hội tham gia vào Chương trình, để san sẻ gánh nặng với ngân sách nhà nước.

Cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành như: Luật Di sản văn hóa; Nghị định 31/2021/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và Quyết định 1466/QĐ-TTg ngày 10.10.2008 của Thủ tướng chính phủ về danh mục thực hiện xã hội hóa… nhằm tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực văn hóa trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, tôi cũng mong rằng Chính phủ sẽ cân nhắc tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương để thực hiện chương trình, cần tính đến những địa phương còn nhiều khó khăn, thu ngân sách thấp và hạn chế sự “cào bằng” trong quá trình thực hiện. Đặc biệt, tôi cũng mong muốn sẽ có sự phân định rõ các nội dung, nhiệm vụ chi, nguồn chi và lộ trình cụ thể theo từng năm, làm căn cứ cho các địa phương phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình được rõ ràng và thuận lợi hơn.

- Xin cảm ơn bà!

Diễn đàn Quốc hội

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm
Diễn đàn Quốc hội

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm

Cho ý kiến vào kết quả thực hiện công tác dân nguyện tháng 9.2024; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn, sớm khắc phục những vấn đề nổi cộm để báo cáo Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước.

Đoàn giám sát khảo sát tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh Tiền Giang
Diễn đàn Quốc hội

Vận dụng tối đa chính sách, pháp luật, mang lại hiệu quả cao nhất

Chỉ rõ thực tế, yêu cầu về khiếu nại, tố cáo sẽ luôn hiện hữu, phát sinh với nhiều mức độ khác nhau, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, Tiền Giang không chủ quan, hài lòng với những kết quả đạt được mà cần lường trước thuận lợi, khó khăn. Đặc biệt, trong đối thoại với Nhân dân, cần vận dụng tối đa chính sách, pháp luật để mang lại hiệu quả cao nhất trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng
Diễn đàn Quốc hội

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng

Nhà giáo Nguyễn Thị Diệu - một liệt sĩ gan vàng dạ sắt, đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của phong trào phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Những ý kiến, kiến nghị của trẻ em cần được quan tâm, lắng nghe, tiếp thu
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” nghị quyết của Quốc hội trẻ em

Những kiến nghị cụ thể về "Phòng, chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác hại của thuốc lá và chất kích thích, đặc biệt trong môi trường học đường" đã được đưa vào Nghị quyết Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN THỊ MAI THOA - Phó Trưởng Ban tổ chức phiên họp giả định cho rằng, Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền “thực thi” nghị quyết này.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm khả thi, phổ quát, công bằng

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 37, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, việc mở rộng đối tượng và mở rộng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế cần được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi, phổ quát, công bằng cũng như khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm y tế và khả năng chi trả của người dân.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ảnh: Lâm Hiển
Diễn đàn Quốc hội

"Quốc hội trẻ em đã động chạm đến nhiều vấn đề cốt lõi"

Tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai, các đại biểu Quốc hội trẻ em đã chỉ ra rằng, bạo lực học đường, tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường hiện đáng báo động, diễn ra dưới nhiều hình thức, cần triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Khai mạc Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ hai
Quốc hội và Cử tri

Cất cao tiếng nói của trẻ em

Vinh dự, tự hào khi đại diện cho hàng triệu trẻ em Việt Nam, mang theo tâm tư, nguyện vọng của bạn bè đồng trang lứa, các đại biểu Quốc hội trẻ em mong muốn cất cao tiếng nói, đưa ra ý kiến về những vấn đề xác đáng tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết thấu đáo các kiến nghị của cử tri

Ghi nhận các nỗ lực của các bộ, ngành trong giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội thời gian qua, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, các bộ, ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được trên tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết các kiến nghị của cử tri liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật, nghị định, thông tư thuộc thẩm quyền quản lý.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu tại Hội thảo "Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay"
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý và hoạt động khoa học công nghệ

Tại hội thảo “Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay” diễn ra sáng 27.9, các đại biểu cho rằng, cần thiết tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực khoa học công nghệ để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo cơ sở pháp lý để phát triển nhanh, bền vững khoa học công nghệ. Trong đó, trọng tâm là sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ hiện hành.

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi
Văn hóa - Thể thao

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi

Cho ý kiến về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 tại Phiên họp toàn thể lần thứ 8, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chỉ ra những thách thức về nguồn lực và cơ chế phân bổ ngân sách, cũng như tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu.

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế

Góp ý vào dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 37, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần rà soát thật kỹ dự thảo Luật, bảo đảm thể chế hoá chủ trương về cải cách hệ thống chính sách thuế nói chung, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng đã được nêu tại các văn bản của Đảng, Nhà nước. Trong đó, rà soát để sửa đổi hoặc bãi bỏ ưu đãi miễn, giảm thuế không còn phù hợp với yêu cầu phát triển, bảo đảm tính trung lập của thuế để áp dụng ổn định trong trung và dài hạn.

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài
Diễn đàn Quốc hội

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài

Thảo luận Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần làm rõ các nội dung cần tập trung chỉ đạo, có giải pháp, lộ trình cụ thể để giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Đồng thời, hạn chế tối đa phát sinh vụ việc mới, gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể
Quốc hội và Cử tri

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể

Qua xem xét báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” tại Phiên họp chiều nay, 25.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Nghị quyết giám sát cần thể hiện rõ các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, gắn trách nhiệm của từng chủ thể theo quy định của pháp luật.

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm
Quốc hội và Cử tri

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm

Cho ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ cho các trung tâm dịch vụ việc làm. Trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm, nhất là các địa phương ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
Quốc hội và Cử tri

Bao quát, khả thi, có tính dự báo cao

Cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục đối chiếu, rà soát với các luật chuyên ngành và các cam kết quốc tế để hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên không gian mạng, các nền tảng số, bảo đảm tính khả thi và có tính dự báo cao.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo của Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác năm 2024 của Kiểm toán nhà nước và dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2025
Diễn đàn Quốc hội

Lựa chọn nội dung kiểm toán có trọng tâm, trọng điểm

Cơ bản thống nhất với mục tiêu, định hướng, kế hoạch kiểm toán năm 2025 được Kiểm toán Nhà nước xác định, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tiếp tục rà soát kế hoạch kiểm toán, lựa chọn nội dung có trọng tâm, trọng điểm, kiểm toán trúng và đúng, cắt giảm các nhiệm vụ thực sự không cần thiết, trùng lặp với kế hoạch thanh tra.

Chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội

Nhất trí sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhấn mạnh yêu cầu các nội dung sửa đổi cần tập trung khắc phục, tháo gỡ kịp thời các bất cập, vướng mắc cho doanh nghiệp, đồng thời, tạo môi trường pháp lý thống nhất và ổn định, bảo đảm tính nhất quán, rõ ràng trong các chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp. Đặc biệt, cần quán triệt quan điểm chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Toàn cảnh Phiên họp thứ 11 Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Diễn đàn Quốc hội

Tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn là một hình thức giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Tại Phiên họp thứ 11 Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu cho rằng, nội dung này cần được luật hóa vì đây là một công cụ hết sức sắc bén của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đã được thực tiễn chứng minh hiệu quả.

Giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh từ việc xử lý các vụ án tham nhũng
Diễn đàn Quốc hội

Giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh từ việc xử lý các vụ án tham nhũng

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Báo cáo của Chính phủ cần phân tích, làm rõ hơn về công tác phòng, chống tiêu cực. Cụ thể, cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng; trên cơ sở đó xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và đề ra giải pháp đột phá với công tác này.