Y tế số ASEAN

Cách mạng hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Đông Nam Á đang chứng kiến một sự bùng nổ trong lĩnh vực y tế số khi các quốc gia trong khu vực tận dụng đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế. Theo báo cáo năm 2024, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã vươn lên trở thành khu vực có mức tài trợ y tế số lớn thứ ba thế giới, thu hút khoảng 2 tỷ USD thông qua 244 giao dịch.

Các sáng kiến về y tế số không chỉ giúp nâng cao kết quả điều trị cho bệnh nhân mà còn đóng góp vào giám sát sức khỏe cộng đồng, hỗ trợ nghiên cứu y khoa và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong đại dịch Covid-19, các nền tảng y tế từ xa đã bùng nổ, giúp duy trì hoạt động khám chữa bệnh ngay cả khi giãn cách xã hội. Điều này cho thấy tiềm năng to lớn của y tế số trong việc khắc phục những rào cản địa lý và hạn chế về nguồn lực trong hệ thống y tế.

Các nền tảng y tế số tiêu biểu tại Đông Nam Á

Nhiều quốc gia ASEAN, đặc biệt là Singapore, Indonesia và Philippines, đang tiên phong trong đầu tư và phát triển y tế số. Một số nền tảng đáng chú ý đã góp phần quan trọng vào quá trình này. Tại Indonesia, SATUSEHAT là hệ thống tích hợp dữ liệu bệnh nhân trên toàn quốc, hỗ trợ dịch vụ y tế từ xa và nâng cao khả năng tiếp cận hồ sơ y tế. Ở Thái Lan, Mor Prom là một ứng dụng quan trọng giúp theo dõi tình trạng tiêm chủng và cung cấp các dịch vụ y tế từ xa. Trong khi đó, HealthHub của Singapore đóng vai trò như một cổng thông tin y tế trực tuyến, hỗ trợ bệnh nhân quản lý lịch sử khám chữa bệnh và đặt lịch hẹn với bác sĩ. Những nền tảng này không chỉ thúc đẩy quá trình số hóa hệ thống y tế mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu trữ và trao đổi dữ liệu bệnh nhân, mở ra một kỷ nguyên mới cho dịch vụ y tế trong khu vực.

Còn nhiều thách thức

ASEAN vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn có thể cản trở tiến trình phát triển một hệ thống y tế số liên kết khu vực. Một trong những rào cản đáng kể là vấn đề liên thông dữ liệu y tế. Để xây dựng một hệ thống y tế số xuyên biên giới, các quốc gia ASEAN cần có một hạ tầng dữ liệu thống nhất. Tuy nhiên, hiện nay, mỗi nước vẫn vận hành hệ thống y tế riêng với định dạng dữ liệu khác nhau và chưa có giao thức chia sẻ đồng bộ. Trong khi Liên minh châu Âu (EU) đã triển khai Hạ tầng Dịch vụ y tế số eHealth, cho phép các nước thành viên chia sẻ đơn thuốc điện tử và hồ sơ bệnh án, ASEAN vẫn đang trong quá trình xây dựng khung tiêu chuẩn chung. Nếu học hỏi mô hình của EU và áp dụng phù hợp với bối cảnh khu vực, ASEAN có thể tiến bước xa hơn trong việc bảo đảm khả năng trao đổi dữ liệu y tế xuyên biên giới.

Nguồn: ITN

Nguồn: ITN

Bên cạnh đó, vấn đề bảo mật và an ninh mạng cũng là một thách thức lớn. Y tế số phụ thuộc vào dữ liệu bệnh nhân, nhưng nếu không có các biện pháp bảo vệ phù hợp, hệ thống có thể trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng. Việc thiếu các quy định nghiêm ngặt về an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân làm gia tăng nguy cơ rò rỉ thông tin. Để giải quyết vấn đề này, nhiều nhà phân tích chính sách cho rằng, ASEAN có thể tham khảo sáng kiến Không gian Dữ liệu y tế châu Âu (European Health Data Space), trong đó đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm đảm bảo dữ liệu được sử dụng an toàn và hợp pháp giữa các quốc gia. Một số biện pháp ASEAN có thể áp dụng bao gồm tăng cường luật bảo mật dữ liệu quốc gia, khuyến khích sử dụng công nghệ blockchain và mã hóa dữ liệu để bảo vệ thông tin bệnh nhân, cũng như thử nghiệm các mô hình "hộp cát" (sandbox) cho chia sẻ dữ liệu nhằm kiểm tra mức độ an toàn trước khi triển khai rộng rãi.

Ngoài ra, một trở ngại khác cần khắc phục là xây dựng lòng tin của bệnh nhân đối với y tế số. Dù mang lại nhiều tiện ích, một bộ phận không nhỏ người dân vẫn e ngại sử dụng các nền tảng này. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, nhiều bệnh nhân vẫn thích khám bệnh trực tiếp hơn do lo ngại về chất lượng dịch vụ tư vấn y tế từ xa và bảo mật thông tin. Đặc biệt, ở các vùng nông thôn, cơ sở hạ tầng y tế còn hạn chế, khiến người dân có xu hướng tin tưởng phương pháp khám chữa bệnh truyền thống hơn là các công nghệ mới. Thêm vào đó, những sự cố rò rỉ dữ liệu cá nhân trong quá khứ càng làm gia tăng tâm lý e ngại của bệnh nhân đối với y tế số.

Giải pháp dài hạn

Để thúc đẩy sự chấp nhận của người dân, các quốc gia ASEAN cần tập trung nâng cao nhận thức cộng đồng, cải thiện chất lượng dịch vụ y tế số và bảo đảm các biện pháp bảo mật chặt chẽ nhằm tạo sự tin tưởng cho bệnh nhân khi sử dụng các nền tảng y tế trực tuyến.

Để thay đổi nhận thức về y tế số, ASEAN cần thực hiện một loạt biện pháp quan trọng. Trước tiên, các chiến dịch tuyên truyền cần được đẩy mạnh nhằm nâng cao nhận thức về lợi ích và sự an toàn của dịch vụ y tế số. Song song đó, chính sách minh bạch về quyền riêng tư dữ liệu phải được xây dựng để đảm bảo bệnh nhân hiểu rõ cách thông tin cá nhân của họ được sử dụng. Ngoài ra, trải nghiệm người dùng cũng cần được cải thiện thông qua việc phát triển các nền tảng y tế số thân thiện, dễ sử dụng và có khả năng cung cấp phản hồi theo thời gian thực, thiết kế lấy bệnh nhân làm trung tâm.

Trong dài hạn, để thúc đẩy y tế số phát triển bền vững, ASEAN cần xây dựng một bộ tiêu chuẩn chung về chia sẻ dữ liệu, đầu tư vào hạ tầng công nghệ số và tăng cường hợp tác đa phương. Việc thiết lập một khung pháp lý chung về bảo mật dữ liệu, tham khảo mô hình Quy định Bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) của EU nhưng điều chỉnh phù hợp với điều kiện khu vực, sẽ là bước đi quan trọng. Đồng thời, ASEAN cần cân bằng giữa bảo vệ dữ liệu và đổi mới, bảo đảm quyền riêng tư của bệnh nhân mà không cản trở sự phát triển của lĩnh vực này. Đặc biệt, sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên, nhất là 6 nền kinh tế lớn gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines, sẽ đóng vai trò dẫn dắt các sáng kiến khu vực.

Sự phát triển của y tế số không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hệ thống y tế mà còn tạo động lực cho nền kinh tế số của khu vực Đông Nam Á. Với sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, ASEAN hoàn toàn có thể hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một hệ thống y tế số hiện đại, an toàn và đáng tin cậy.

Quốc tế

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế
Quốc tế

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế

Việc thành lập Quỹ đầu tư quốc gia (SWF) Danantara, được xem như "công cụ" giúp Indonesia đạt được mục tiêu 8% tăng trưởng GDP hàng năm và chuyển đổi nền kinh tế. Song Danantara đã vấp phải nhiều tranh cãi do nguồn tài trợ của quỹ này đến từ một khoản tiền lớn trong ngân sách nhà nước và được giải phóng bởi chương trình thắt lưng buộc bụng của Chính phủ. Bất chấp tiềm năng chuyển đổi của quỹ, những vướng mắc liên tục giữa chính trị và rủi ro kinh doanh đang làm suy yếu thành công của Danantara.

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng
Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte vừa có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng. Tại đây, người đứng đầu NATO tiếp tục lên tiếng kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài
Thế giới 24h

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài

Ngày 25.4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ khôi phục tình trạng cư trú hợp pháp cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, sau làn sóng kiện tụng từ sinh viên phản đối việc đột ngột bị đình chỉ thị thực những ngày qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng xây dựng các chính sách cung cấp khuôn khổ pháp lý để thực thi việc đình chỉ này trong tương lai.

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức
Quốc tế

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức

Các chuyên gia nhận định, trí tuệ nhân tạo (AI) là “con dao hai lưỡi” đối với tính bền vững của môi trường ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi vừa mang lại nhiều hứa hẹn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi các nước đang đẩy nhanh thiết kế các khung pháp lý về AI, những cân nhắc về khí hậu và nỗ lực giảm tác động đến môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình này. Để có thể tối ưu hóa lợi ích môi trường của AI trong khi vẫn giảm thiểu các rủi ro liên quan, các Chính phủ phải kết hợp các mục tiêu bao quát với mục tiêu cụ thể, để phối hợp trong cách tiếp cận của họ đối với AI và tính bền vững của môi trường.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con
Thế giới 24h

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét hàng loạt biện pháp khuyến khích người dân lập gia đình và sinh con, khi tỷ lệ sinh ở nước này liên tục giảm và hiện tiệm cận mức thấp kỷ lục. Một trong những biện pháp được đề xuất là thưởng tiền mặt trị giá 5.000 USD (khoảng 130 triệu đồng) cho mỗi phụ nữ Mỹ sau khi sinh con.

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất
Thế giới 24h

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất

Theo Cơ quan Quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD), trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra ở Biển Marmara gần Silivri, nằm cách Thủ đô Istanbul khoảng 70km về phía Tây, các cơn dư chấn vẫn đang tiếp diễn.

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo
Thế giới 24h

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính thức công bố lộ trình loại bỏ phẩm màu nhân tạo trong thực phẩm trước năm 2027. Đây được xem là một phần trong nỗ lực cải tổ hệ thống thực phẩm quốc gia vì sức khỏe cộng đồng, hướng tới mục tiêu "Đưa nước Mỹ khoẻ mạnh trở lại". 

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF
Quốc tế

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF

Hàng trăm nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu đã có mặt ở Washington để tham dự cuộc họp mùa Xuân của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ ngày 22 - 27.4, nhưng tâm trạng của họ đã rất khác so với khi họ đến diễn đàn này vào mùa Thu năm ngoái. Các chương trình nghị sự đa phương trước đây về phối hợp chính sách công nghiệp, biến đổi khí hậu, đầu tư nước ngoài, hỗ trợ dự án hay xóa nợ với các nước nghèo hơn dường như sẽ nhường chỗ cho một mối quan tâm lớn nhất đang bao trùm cả thế giới: thuế quan.

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu
Thế giới 24h

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Trung Quốc vừa tuyên bố áp hạn chế xuất khẩu thêm lên 7 loại nguyên tố đất hiếm và nam châm quan trọng… Các chuyên gia nhận định, các biện pháp hạn chế mới có nguy cơ dẫn tới cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng diện rộng, đặc biệt trong các lĩnh vực then chốt như ô tô, hàng không vũ trụ, bán dẫn và quốc phòng.