Cách làm hay, mô hình hiệu quả trong thực hiện Đề án 1371

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2024” (Đề án 1371), thành phố Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân; ổn định an ninh, trật tự địa phương.

UBND thành phố Sa Đéc đã ban hành Kế hoạch về việc triển khai Đề án 1371 trên địa bàn thành phố; thành lập Ban Chỉ đạo Tổ giúp việc; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Đề án 1371. Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Sa Đéc phát huy vai trò là cơ quan Thường trực phối hợp với các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương làm tốt công tác giáo dục, quán triệt, triển khai thực hiện đề án đến cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân.

Các cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật. Cụ thể, phổ biến trực tiếp, nói chuyện pháp luật thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; tuyên truyền pháp luật trên phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin nội bộ, bảng, biển, biểu ngữ, tranh cổ động; tờ rơi, tờ gấp pháp luật; tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật, diễn đàn, Ngày pháp luật, đối thoại chính sách, giải đáp pháp luật; hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức quần chúng, câu lạc bộ...

dt2-7c-6987.jpg
Đại diện Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Sa Đéc tuyên truyền công tác tuyển sinh cho học sinh. Ảnh: Ngọc Duy

Trong 3 năm triển khai thực hiện Đề án 1371, Ban Chỉ đạo Đề án 1371 thành phố Sa Đéc đã tổ chức tuyên truyền cho hơn 1.900 cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên, lực lượng vũ trang và Nhân dân; biên soạn hàng trăm đề cương, tài liệu tuyên truyền các Luật, văn bản dưới luật; biên soạn, in và cấp 5.000 tờ rơi, tờ gấp; gần 800 móc khóa có gắn mã QR, tấm áp-phích tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự và các văn bản luật có liên quan.

Đặc biệt, thành phố Sa Đéc đã triển khai nhiều mô hình hiệu quả như “Móc khóa pháp luật”, “Tổ tư vấn tâm lý, pháp lý”, “Mỗi tuần học một điều Luật”. Hệ thống tủ sách, ngăn sách pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên được củng cố, bổ sung nhiều tài liệu và sách pháp luật, phù hợp với từng đối tượng. Qua đó, nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân.

Một trong những mô hình mới được Ban Chỉ đạo Đề án 1371 triển khai hiệu quả là mô hình “Móc khóa pháp luật”. Chiếc móc khóa có in mã QR Code là vật dụng quen thuộc của đông đảo người dân, chỉ cần dùng điện thoại quét lên mã QR là sẽ truy cập vào trang Website của xã Tân Quy Tây để tra cứu, tìm hiểu những kiến thức về pháp luật. Rất nhiều tin tức, Luật mới đã được cập nhật đưa lên trang Website có thể xem được ngay. Ban Chỉ đạo Đề án 1371 thành phố Sa Đéc đã trao tặng hơn 800 chiếc móc khóa pháp luật cho người dân trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh tuyên truyền tập trung, Ban Chỉ đạo còn tham mưu UBND thành phố lồng ghép nội dung tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào chương trình phát thanh trực tiếp “Diễn đàn chính quyền thành phố Sa Đéc đối thoại với Nhân dân” được tổ chức định kỳ mỗi tháng 1 lần, thông qua mỗi chương trình đã giải đáp hàng chục ý kiến của người dân, thu hút hàng chục ngàn người nghe.

Ngoài ra, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh thành phố duy trì phối hợp với các ngành, đoàn thể thành phố xây dựng 16 tiết mục phát định kỳ từ 2 - 4 kỳ/tháng để tuyên truyền phổ biến những chính sách, chủ trương mới của ngành, đoàn thể. Trong đó, có tiết mục Chính sách và pháp luật, tiết mục Quốc phòng toàn dân được phát vào thứ 5 và Chủ nhật hàng tuần với thời lượng từ 10 - 15 phút.

Hoạt động tuyên truyền, PBGDPL còn được thực hiện thông qua hoạt động tư vấn, Tổ hòa giải được các đơn vị phối hợp với địa phương tổ chức thực hiện mang lại hiệu quả tích cực, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, tư vấn, giải quyết các tranh chấp về lĩnh vực đất đai, hôn nhân gia đình, quyền lợi và nghĩa vụ của công dân trong khiếu nại, tố cáo, hòa giải các mâu thuẫn, bức xúc của Nhân dân ở địa phương. Từ đó, giúp hạn chế tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo, góp phần giữ vững an ninh trật tự, ổn định chính trị - xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Các hình thức, mô hình, cách làm trên đã giúp nâng cao chất lượng, đa dạng hình thức, phương pháp tuyên truyền, PBGDPL, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở, góp phần đưa công tác này trở thành việc làm thường xuyên của các cấp, các ngành, lực lượng vũ trang và Nhân dân thành phố Sa Đéc.

Đời sống

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng
Xã hội

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục - những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế
Xã hội

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế

Nhằm bảo đảm nguồn quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được sử dụng phù hợp, kiểm soát gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm cân đối nguồn kinh phí, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tham gia, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, trong đó chú trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT.

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam
Xã hội

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam

Tiếp nối thành công tại Hậu Giang, Bình Dương và Hà Nam, chương trình trao học bổng “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” của Tân Hiệp Phát tiếp tục đến với 2 huyện miền núi khó khăn thuộc tỉnh Quảng Nam là Nam Trà My và Bắc Trà My. Hơn 200 suất học bổng cùng 2 bộ máy tính đã được đơn vị trao tận tay cho các em học sinh.

“Thần tốc" đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ
Đời sống

“Thần tốc" đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

Về đích sớm hơn 45 ngày so với kế hoạch, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên của tỉnh Lào Cai. Đây là cột mốc ý nghĩa khi công trình hoàn thành ngay trước thềm kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Điện lực Việt Nam (21.12.1954 – 21.12.2024), thể hiện tinh thần trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ ngành Điện đối với các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi) lịch sử.

Vẫn diễn ra tình trạng trẻ em làm việc nặng nhọc ở nhiều nơi trên cả nước
Đời sống

Cần chấm dứt tình trạng trẻ em làm việc nặng nhọc

Theo Điều tra quốc gia về lao động trẻ em do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp Tổng cục Thống kê thực hiện, Việt Nam hiện có 1,031 triệu trẻ em tham gia lao động, trong đó, có một nửa các em đã bỏ học hoặc chưa từng tới trường. Việc trẻ em phải tham gia lao động sớm, dù là nguyên nhân gì cũng đều có những nguy cơ rủi ro về thể chất, ảnh hưởng học tập, phát triển trí tuệ và ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.

Bà Trần Thị Như Trang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Vì tầm vóc Việt nhận Bằng khen của Bộ Nội vụ do Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng trao.
Đời sống

Quỹ Vì tầm vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu Việt Nam

“Trong 10 năm từ 2025 - 2034, mục tiêu của Quỹ Vì tầm vóc Việt là trở thành quỹ xã hội hàng đầu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ”, bà Trần Thị Như Trang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ, chia sẻ nhân dịp Quỹ kỷ niệm 10 năm thành lập.