Các yêu cầu chung

Hoài Thu 23/09/2011 06:59

Quy trình, thủ tục tại Nghị viện nhìn bề ngoài tưởng chừng như chỉ mang tính hình thức nhưng lại có thể biến cơ quan lập pháp thành một thiết chế thực sự dân chủ, đại diện và làm việc hiệu quả. Muốn vậy, trước hết các nghị sỹ cần phải tuân theo những yêu cầu nhất định khi xây dựng và vận dụng.

Trước hết, công việc nào thì quy trình, thủ tục đó. Quy trình, thủ tục làm việc chặt chẽ, đầy đủ nhằm bảo đảm để hàng trăm nghị sỹ làm việc một cách hiệu quả, không phí phạm thời gian, tiền của người dân đóng thuế vào những cuộc tranh luận vô bổ, trống rỗng, tiểu tiết hay vào việc đánh bóng hình ảnh cá nhân; đồng thời để từng nghị sỹ có điều kiện thực sự đóng góp vào việc giải quyết vấn đề. Hơn nữa, các quy tắc, thủ tục tại Nghị viện không tách rời khỏi chính sách.

Thứ hai, quy trình, thủ tục do chính Nghị viện quyết định. Sự độc lập của Nghị viện trong việc quyết định trình tự, thủ tục làm việc của mình có ý nghĩa nguyên tắc. Để đảm bảo sự độc lập trong công việc của Nghị viện, và hơn thế là sự độc lập về chính trị, Hiến pháp nhiều nước có những quy định về Quy chế hoạt động của nghị viện phải do chính cơ quan này tự quyết định (Hiến pháp CHLB Đức, LB Nga, Mỹ, Nhật, Tây Ban Nha...).

Tuy nhiên, thực tiễn một số nước cho thấy không hẳn lúc nào Nghị viện cũng tự quyết định các vấn đề về thủ tục. Chẳng hạn, theo Điều 48 Hiến pháp CH Pháp, “Chương trình làm việc của hai Viện, theo thứ tự ưu tiên do Chính phủ thiết lập, thảo luận những dự luật do Chính phủ đưa ra và những dự luật được được Chính phủ ủng hộ”. Quy chế Hạ viện và Quy chế Thượng viện đã chi tiết hóa quy định của Hiến pháp. Dẫn tới việc Chính phủ đã tận dụng tối đa thẩm quyền này và hầu như không chừa một khoảng trống nào cho các vấn đề không nằm trong thứ tự ưu tiên nói trên, làm tê liệt sáng quyền lập pháp của các nghị sỹ. Chính phủ cũng không quan tâm đến tiến trình tổ chức công việc. Các vị Chủ tịch Hạ viện nhiều lần công khai bày tỏ thái độ bất bình về việc Chính phủ đưa phương án dự luật của mình vào thời điểm sát nút, buộc Hạ viện phải thảo luận những dự luật “chưa khô mực”, tự động thay đổi thứ tự ưu tiên của các dự luật, dừng một cuộc thảo luận đang có kết quả và bắt đầu cuộc thảo luận khác...

Thứ ba, sự tuân thủ quy trình, thủ tục. Với hàng chục, và thường là hàng trăm thành viên, Nghị viện không thể làm việc được nếu những thành viên tham gia không tuân thủ các quy trình, thủ tục - những khuôn khổ để làm việc. Hơn nữa, là cơ quan đại diện, Nghị viện bao hàm nhiều lợi ích trong xã hội, vì thế tiềm ẩn những xung đột lợi ích khác nhau. Do đó, hơn mọi cơ quan nhà nước khác, cơ quan đại diện đòi hỏi tất cả các thành viên phải tuân thủ các quy trình, thủ tục làm việc.

Chính yêu cầu này giải thích tại sao, với tư cách chủ tọa, các vị Chủ tịch Viện và Chủ nhiệm Ủy ban ở các nước lại có nhiều quyền về thủ tục là vì cần có một người đứng ra điều hành tiến trình công việc, theo dõi sự tuân thủ tiến trình, bảo đảm trật tự trong tiến trình đó. Họ có những quyền như: quyết định thứ tự phát biểu (ở những nước có quy định về việc đăng ký trước danh sách những đại biểu sẽ phát biểu); quyền đề nghị đại biểu chấm dứt hay tiếp tục phát biểu; quyết định tạm ngừng hay kết thúc phiên họp; có tiếng nói quyết định cuối cùng về những tranh cãi liên quan đến thủ tục...Tuy nhiên, ở đây có thể xảy ra hai trường hợp không được mong muốn: hoặc vị chủ tọa không nắm vững các thủ tục có thể dẫn đến sự lỏng lẻo vì kỷ luật của các nghị sỹ, hoặc chủ tọa lạm dụng quyền của mình cũng có thể dẫn đến sự trì hoãn của tiến trình.

Quyết định theo đa số Nguồn: kwrc.org
    Quyết định theo đa số                                                                                          Nguồn: kwrc.org
    Nổi bật
        Mới nhất
        Các yêu cầu chung
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO