Các trường trong quân đội công bố chỉ tiêu tuyển sinh hệ dân sự 2025

Bộ Quốc phòng vừa ban hành quyết định về việc giao nhiệm vụ đào tạo hệ dân sự cho một số cơ sở giáo dục trong quân đội. Nhiều trường quân đội đã bắt đầu công bố chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh hệ dân sự năm 2025.

Năm 2025, Học viện Kỹ thuật quân sự được giao nhiệm vụ đào tạo hệ dân sự với tổng 755 chỉ tiêu, trong đó 25 tiến sĩ, 130 thạc sĩ và 600 chỉ tiêu đào tạo đại học.

Đối với 600 chỉ tiêu đào tạo đại học hệ dân sự của Học viện Kỹ thuật quân sự năm nay gồm 8 ngành: 60 chỉ tiêu; khoa học máy tính 60 chỉ tiêu; an toàn thông tin 60 chỉ tiêu; kỹ thuật điện tử - viễn thông 160 chỉ tiêu; kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 80 chỉ tiêu; kỹ thuật cơ điện tử 60 chỉ tiêu; kỹ thuật cơ khí 60 chỉ tiêu; kỹ thuật xây dựng 60 chỉ tiêu. Học phí các ngành trên sẽ thu theo quy định của Chính phủ.

Sau 6 năm tạm dừng, Học viện Kỹ thuật quân sự là một trong 15 cơ sở giáo dục khối quân đội được tuyển sinh lại hệ dân sự.

Lãnh đạo Học viện Kỹ thuật quân sự cho biết, việc đào tạo hệ dân sự, nhất là một số ngành chất lượng cao, có thế mạnh thực sự cần thiết trong công cuộc phục vụ nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trước đây, Học viện thực hiện đào tạo hệ dân sự với nhiều ngành. Năm nay, trường chỉ đào tạo hệ dân sự ở một số ngành có thế mạnh như 8 ngành nêu trên.

chi-tieu-tuyen-sinh-hoc-vien-ky-thuat-quan-su-va-cac-truong-quan-doi-nam-2021-4-17110160853411628455650.jpg
Việc tuyển sinh hệ dân sự của các trường quân đội góp phần phục vụ nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Ảnh: MTA)

Bên cạnh Học viện Kỹ thuật quân sự, nhiều trường quân đội khác cũng thông báo tuyển hệ dân sự trở lại từ năm nay.

Cụ thể trong năm 2025, Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật quân đội tuyển sinh lại hệ dân sự của các ngành sau: Thanh nhạc, múa, nhạc cụ phương Tây, nhạc cụ truyền thống, sân khấu điện ảnh, quản lý văn hóa, báo chí và thạc sỹ quản lý văn hóa. 6 năm qua, Nhà trường không tuyển hệ dân sự mà chỉ tuyển hệ quân sự, chính quy.

Trước đó, Học viện Hậu cần cũng công bố quyết định được Bộ Quốc phòng giao đào tạo hệ dân sự ngành Tài chính - Ngân hàng trình độ tiến sĩ 10 chỉ tiêu và 50 chỉ tiêu trình độ thạc sĩ. Nhà trường được giao đào tạo 3 ngành, cụ thể: Tài chính - ngân hàng (100 chỉ tiêu); Kế toán (200 chỉ tiêu); Kỹ thuật xây dựng (100 chỉ tiêu).

Tương tự, Trường Sĩ quan Thông tin dự kiến tuyển sinh dân sự với ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông và ngành Công nghệ thông tin, cùng xét tuyển các tổ hợp A00, A01, C01, D01.

Giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”

Chiều 26.3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, dự và phát biểu chỉ đạo.

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế
Giáo dục

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế

Ngày mai (27.3), tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ diễn ra Hội thảo khoa học và thực tiễn “Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động ở khu vực công sau tinh giản biên chế”, quy tụ nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và đại diện doanh nghiệp.

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị
Giáo dục

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị

Nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển khoa học công nghệ trong kỷ nguyên mới, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng, các cơ sở giáo dục đại học cần chuẩn bị rốt ráo ngay từ bây giờ, nâng cao năng lực quản trị, quản lý nhằm triển khai các kết quả nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Dự án giải nhất khoa học kỹ thuật quốc gia bị tố giống sản phẩm nước ngoài: Bộ GD-ĐT nói gì?
Giáo dục

Dự án giải nhất khoa học kỹ thuật quốc gia bị tố giống sản phẩm nước ngoài: Bộ GD-ĐT nói gì?

Theo thông tin được đăng tải trên một số diễn đàn, dự án của nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Siêu, Hưng Yên rất giống sản phẩm được Samuel Alexander, chuyên gia Indonesia đã công bố trên cộng đồng Hackaday.io - một nền tảng trực tuyến dành cho những người yêu công nghệ từ trước đó.

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển
Giáo dục

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển

Theo PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, những thay đổi trong quy chế tuyển sinh đều hướng tới việc tối ưu hóa quyền lợi và mở rộng cơ hội lựa chọn cho thí sinh. Điều cốt yếu là các em cần nắm vững và vận dụng hiệu quả những quyền lợi này. Khi đã xác định rõ mục tiêu về ngành và trường, việc xây dựng một chiến lược sắp xếp nguyện vọng hợp lý trở nên vô cùng quan trọng.

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?
Giáo dục

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?

Theo các nhà tuyển dụng, nhiều sinh viên khi ra trường mong muốn mức thu nhập tốt nhưng trình độ và kiến thức áp dụng được vẫn “chấp chới” thì doanh nghiệp không thể dựa trên bằng tốt nghiệp để trả lương. Vấn đề trả lương phụ thuộc vào thực tế các bạn làm được việc gì cho doanh nghiệp.