Các triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson gây ra các rối loạn vận động, khiến người bệnh gặp khó khăn trong cử động, giữ thăng bằng và kiểm soát cơ thể gây trở ngại cho sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Parkinson

Bác sĩ chuyên khoa II Trần Văn Tích – Trưởng khoa Nội tâm thần kinh- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc cho biết:  Bệnh Parkinson là một bệnh thần kinh do thoái hóa tiến triển từ một nhóm tế bào ở thần kinh trung ương dẫn đến thiếu hụt dopamine.

Bệnh gây ra các rối loạn vận động, khiến người bệnh gặp khó khăn trong cử động, giữ thăng bằng và kiểm soát cơ thể gây trở ngại cho sinh hoạt và công việc hàng ngày. Bệnh tăng lên từ từ không ngừng, nhưng bằng cách dùng thuốc, đa số bệnh nhân vẫn duy trì được cuộc sống và công việc trong rất nhiều năm.

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp để có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh Parkinson mà chỉ có những biện pháp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, trì hoãn tiến trình phát triển của bệnh.

Parkinson là do các tế bào thần kinh hạch nền bị thoái hóa tiến triển hoặc mất đi. Thông thường, các tế bào thần kinh này sẽ tạo ra một chất hóa học được gọi là dopamine. Khi các tế bào thần kinh ở hạch nền chết hoặc bị suy yếu, chúng sẽ sản xuất ít dopamine hơn, giảm kích thích lên vỏ não và khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác khiến tế bào thần kinh chết đi và dẫn đến bệnh Parkinson. Vì vậy, có thể nói nguyên nhân Parkinson vẫn chưa được xác định cụ thể.

Theo bác sĩ Tích, một số yếu tố dẫn đến bệnh Parkinson có thể kể đến như:

Tuổi tác: Càng lớn tuổi thì lượng dopamine trong cơ thể càng cao

Môi trường: Thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,... làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn

Chấn thương sọ não: Người có tiền sử chấn thương sọ não dễ bị bệnh Parkinson hơn so với người bình thường.

Di truyền: Một số trường hợp bị Parkinson được cho là có liên quan đến di truyền. Nếu gia đình có người từng mắc bệnh Parkinson thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng cao hơn.

Các triệu chứng của bệnh Parkinson

Ở giai đoạn sớm, các triệu chứng của bệnh Parkinson hay gặp thường ở một bên có thể là mệt mỏi, đau cơ, vụng về khi thực hiện các động tác đơn giản (đi tất, đi giày, tra chìa khóa…), rối loạn chữ viết, táo bón, trầm cảm, kéo lê một chân hoặc giảm hoạt động một tay khi vận động, bong vảy da ở mặt, gối. Cũng có khi triệu chứng sớm là run khi nghỉ không liên tục, kín đáo.

Bệnh Parkinson biểu hiện bằng các triệu chứng vận động và ngoài vận động. Các triệu chứng vận động có những biển hiện điển hình bằng 3 triệu chứng cơ bản là:

Run thấy rõ ở ngọn chi, môi, lưỡi. Run thường khu trú ở một bên cơ thể trong nhiều năm đầu, run có thể tạm mất khi vận động, nhưng sau đó lại tái diễn, khi ngủ hết run, xúc động tăng run, tuy nhiên, có trường hợp hoàn toàn không run.

Cứng đơ: là một trong các triệu chứng quan trọng nhất, chân tay cứng ở tất cả các nhóm cơ, đi lại khó, sờ nắn các cơ thấy chắc, cứng.

Giảm vận động: mất các động tác tự nhiên của nét mặt, của chân tay, nhất là khi cử động. Mất vẻ biểu lộ tình cảm, nét mặt như người mang mặt nạ, ít chớp mắt.

Các triệu chứng ngoài vận động như thường có loạn cảm đau, đứng ngồi không yên, nóng bức, tăng tiết, phù, tím tái ngọn chi, rối loạn cương, hạ huyết áp tư thế, trầm cảm lo âu (khoảng 35 đến 40%), một số ít có thể có ảo giác, hoang tưởng, trí tuệ còn tốt, có thể gặp sa sút trí tuệ ở giai đoạn nặng…

Cách phòng ngừa bệnh Parkinson

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh hoàn toàn do chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến bị Parkinson. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc chủ động phòng ngừa, tăng cường sức khỏe não bộ và sớm tầm soát các bất thường thần kinh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson.

Bác sĩ Trần Văn Tích chia sẻ Một số biện pháp phòng ngừa bệnh như:

Bệnh nhân nên ăn nhiều rau và trái cây để tránh táo bón, bổ sung các loại thực phẩm, đặc biệt là hoa quả giàu flavonoid, không nên ăn kiêng thịt cá, nhưng đừng ăn quá nhiều một lúc, vì các chất đạm trong thức ăn có thể làm giảm hấp thu thuốc chữa bệnh.Thường xuyên tắm nắng để bổ sung vitamin D.

Uống trà xanh hay cà phê giúp bổ sung caffeine hóa giúp ngăn độc tố xâm nhập và giết chết tế bào thần kinh.

Thường xuyên vận động, tập thể dục. Hạn chế tiếp xúc với môi trường có hại, các hóa chất như thuốc trừ sâu.

Sức khỏe

Bộ Y tế cảnh báo về ngộ độc thực phẩm các quán ăn vặt trước cổng trường học
Sức khỏe

Bộ Y tế cảnh báo về ngộ độc thực phẩm các quán ăn vặt trước cổng trường học

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã yêu cầu các đơn vị trong ngành Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát an toàn thực phẩm tại khu vực trường học; phối hợp với chính quyền địa phương, ngành Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo an toàn thực phẩm tại khu vực trường học.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ y tế Nguyễn Trọng Khoa cùng các diễn giả trao đổi
Sức khỏe

Trao đổi ứng dụng bộ công cụ tinh gọn trong y tế

Chiều 5.10, tại phòng Read Station Huỳnh Thúc Kháng Hà Nội đã diễn ra buổi trao đổi ra mắt cuốn sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”. Đây là bộ tài liệu thiết yếu giúp nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bền vững, phù hợp với nguồn lực còn hạn chế tại các cơ sở y tế Việt Nam.