Các triệu chứng rối loạn tâm lý ở trẻ vị thành niên, phụ huynh không nên xem nhẹ

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường trong tâm lý trẻ vị thành niên, sẽ giúp ngăn chặn nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến cuộc sống sau này của trẻ.

Theo TS.BS Đỗ Minh Loan – Trưởng khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, ở độ tuổi vị thành niên những thay đổi về nhận thức, thể chất, tâm lý và cảm xúc thường khiến trẻ nhạy cảm hơn với mọi thứ xung quanh. Vì vậy, trẻ gặp khó khăn trong việc tự điều chỉnh để thích nghi với các mối quan hệ với mọi người và những vấn đề khác trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, nếu cha mẹ không nắm bắt được kiến thức về tâm lý lứa tuổi này thì sẽ rất khó thấu hiểu các con. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường trong tâm lý trẻ vị thành niên, sẽ giúp ngăn chặn nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến cuộc sống sau này của trẻ.

t-6497.png
Ảnh minh họa

TS.BS Đỗ Minh Loan khuyến cáo, tùy theo mức độ nặng nhẹ, các bất thường tâm lý ở trẻ vị thành niên có thể biểu hiện bởi một số hoặc bao gồm tất cả các triệu chứng rối loạn tâm lý ở trẻ vị thành niên dưới đây như sau:

- Thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày.

- Rối loạn giấc ngủ, hay phàn nàn về bản thân

- Ngại giao tiếp, thu mình, ít tham gia các hoạt động.

- Giảm quan tâm, thích thú đến những điều trước đây trẻ vẫn thích

- Ăn uống kém, tâm trạng buồn bã hoặc tồi tệ

- Kết quả học tập sa sút, khó tập trung học hành

- Nghiện rượu, thuốc lá, hành vi tình dục bừa bãi

- Có ý tưởng tự sát hoặc lập kế hoạch tự sát

- Tự làm tổn thương cơ thể

Bác sĩ lưu ý, nếu những biểu hiện này kéo dài trên 2 tuần và gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, học tập của trẻ thì cha mẹ cần đưa đi khám để được các bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc các chuyên gia tâm lý tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Giáo dục

Học sinh không học chuyên đề học tập lựa chọn, thi tốt nghiệp năm 2025 thế nào?
Giáo dục

Học sinh không học chuyên đề học tập lựa chọn, thi tốt nghiệp năm 2025 thế nào?

Theo quy định Chương trình học ở cấp THPT theo Chương trình GDPT 2018 mỗi học sinh cấp THPT bắt buộc phải lựa chọn học 3 cụm chuyên đề của 3 môn học với mỗi năm học là 35 tiết chuyên đề lựa chọn/môn học và tổng số là 105 tiết/ 3 năm học cấp THPT theo đúng mục đích của Chương trình GDPT 2018. 

Đề tham khảo tốt nghiệp THPT 2025 môn Địa lí: Thay đổi cấu trúc, không có câu hỏi Atlat
Giáo dục

Đề tham khảo tốt nghiệp THPT 2025 môn Địa lí: Thay đổi cấu trúc, không có câu hỏi Atlat

Ngày 18.10, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố 18 đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Điểm mới của đề thi môn Địa lí không có câu hỏi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, các kĩ năng thực hành trong đề chủ yếu làm việc với biểu đồ, kĩ năng tính toán dựa trên các công thức cơ bản.

Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên: Cần có sự vào cuộc quyết liệt của toàn xã hội
Giáo dục

Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên: Cần có sự vào cuộc quyết liệt của toàn xã hội

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi khẳng định, để công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên được triển khai hiệu quả, cần có sự vào cuộc quyết liệt của toàn xã hội. Đặc biệt là mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội cần phải được xây dựng vững chắc và các chế tài xử lý phải có tính răn đe, quyết liệt, đầy đủ.

Bộ GD-ĐT đề nghị xây dựng Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non
Giáo dục

Bộ GD-ĐT đề nghị xây dựng Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Kim Chi cho biết, Bộ GD-ĐT đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi và đổi mới chương trình giáo dục mầm non. Nếu Nghị quyết được ban hành sẽ tạo cơ chế, hành lang chính sách, góp phần phát triển tích cực giáo dục mầm non.