Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu

Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO (ICLC 6) diễn ra từ ngày 2 - 5.12 tại Jubail, Ảrập Xêút. 3 thành phố của Việt Nam là Vinh (Nghệ An), Sa Đéc (Đồng Tháp) và Sơn La (Sơn La) đã tham gia Hội nghị và trao đổi về việc xây dựng các thành phố học tập bền vững, bao trùm và thích ứng thông qua học tập suốt đời.

Với chủ đề “Thành phố học tập tiên phong trong hành động vì khí hậu”, Hội nghị thu hút sự tham gia của khoảng 1.200 đại biểu là lãnh đạo thành phố, nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và nhà giáo dục thuộc Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO trên toàn thế giới.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Isabell Kempf, Viện trưởng Viện Học tập suốt đời của UNESCO cho biết, ICLC 6 không chỉ là nơi các thành phố gặp gỡ để học tập, trao đổi kinh nghiệm mà quan trọng hơn là nơi các thành phố cùng nhau hành động và chuyển đổi, thông qua sức mạnh của giáo dục để biến thế giới của chúng ta trở nên tốt đẹp và đáng sống.

z6098184228134-8c3888e6b0aa7fcb77e3549617f32eb3.jpg
Ban tổ chức đón Đoàn đại biểu Việt Nam tại sân bay Dammam

Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia ICLC 6 gồm đại diện 3 thành phố, trong đó Vinh (Nghệ An), Sa Đéc (Đồng Tháp) là thành viên Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO từ năm 2020; thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) mới gia nhập Mạng lưới từ tháng 2.2024.

Thành phố Sơn La vinh dự mở màn cho phiên thảo luận song song của Hội nghị với bài trình bày về chủ đề “Đầu tư cho tương lai: Các mô hình huy động tài chính hiệu quả chống biến đổi khí hậu tại các đô thị và giáo dục cho phát triển bền vững”.

Điểm nhấn trong bài trình bày của thành phố Sơn La được nhiều đại biểu quốc tế quan tâm chính là cách làm sáng tạo, huy động nguồn lực từ nhân dân, nâng cao nhận thức, năng lực của nhân dân để họ có thể tự giải quyết các vấn đề môi trường và phát triển bền vững tại chính nơi mình sinh sống theo cách thức phù hợp với văn hóa, tập quán, mong muốn và nhu cầu của chính họ.

z6098191964949-9b8ce21f56bb1839630c01d7252e5652.jpg
Chủ tịch UBND thành phố Sơn La Đỗ Văn Trụ trình bày tham luận tại phiên thảo luận song song

Mô hình Ngôi nhà Trí tuệ, Tủ sách Nhân ái phát triển mạnh mẽ phủ khắp các cộng đồng dân cư là một minh chứng nổi bật cho chủ trương và cách làm này. Đây là mô hình thành phố và nhân dân, doanh nghiệp cùng làm, mang đến không gian học tập suốt đời, phát triển văn hóa đọc, giáo dục vì sự phát triển bền vững thông qua những hoạt động mang đậm bản sắc các dân tộc trên địa bàn thành phố Sơn La.

Ông Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch UBND thành phố Sơn La cho biết, thành phố Sơn La coi giáo dục là trụ cột chính trong kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu vào chương trình học chính thống và các sáng kiến cộng đồng. Những dự án như cuộc thi Sơn La - Thành phố toàn cầu tôi yêu đã thu hút sự tham gia rộng rãi, với hơn 300 tác phẩm sáng tạo giải quyết các vấn đề môi trường.

“Các sáng kiến này đã thúc đẩy văn hóa đổi mới và hợp tác, tạo ra những tác động tích cực trong quy hoạch và phát triển địa phương”, ông Đỗ Văn Trụ khẳng định.

cam-tu.jpg
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Vinh Trần Thị Cẩm Tú tham gia phiên thảo luận song song số 7

Bà Trần Thị Cẩm Tú, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Vinh cũng có bài trình bày tại phiên thảo luận song song số 7 với chủ đề Thu hẹp khoảng cách số. Trong nỗ lực xây dựng thành phố học tập toàn cầu, thành phố Vinh đã có nhiều nỗ lực để mang đến cơ hội tiếp cận số cho người dân trên địa bàn, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục liên thế hệ phù hợp với văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Bên cạnh trao đổi tại các phiên họp toàn thể và thảo luận song song, đại diện các thành phố của Việt Nam cũng tích cực tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, giáo dục với các thành phố thuộc Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO, tạo ấn tượng tốt đẹp với bạn bè quốc tế.

z6098184199001-f93becd331adb101bd6fa5b035d000d3.jpg
Đại biểu thành phố Sơn La trao đổi bên lề Hội nghị

Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO một lần nữa nhấn mạnh vị thế tiên phong của thành phố học tập trong giải quyết các vấn đề toàn cầu, quốc gia và địa phương về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Trong ngày cuối cùng của Hội nghị (5.12), các đại biểu sẽ tham quan, tìm hiểu về thành phố Jubail - thành phố công nghiệp năng động và phát triển nhất trên thế giới. Thành phố Jubail vừa được UNESCO trao tặng giải thưởng Thành phố học tập toàn cầu nổi bật năm 2024 nhờ câu chuyện về quá trình xanh hóa sa mạc kỳ diệu cũng như những chiến lược cân bằng giữa phát triển công nghiệp và phát triển bền vững thông qua giáo dục.

Giáo dục

Kiên Giang khen thưởng học sinh, giáo viên đạt thành tích trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục

Kiên Giang khen thưởng học sinh, giáo viên đạt thành tích trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

Ngày 22.1, Sở Giáo dục – đào tạo tỉnh Kiên Giang tổ chức tuyên dương và khen thưởng cho học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý đạt thành tích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025. Kỳ thi trong năm học này, Kiên Giang đạt 47 giải, tăng 9 giải, vươn lên đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Nguồn: Straitstimes
Quốc tế

Vì một thế hệ trẻ em sống lành mạnh

Bắt đầu từ năm 2025, mọi trẻ em từ lớp 1 đến lớp 3 tại Singapore sẽ được nhận một kế hoạch sức khỏe cá nhân. Đây là một phần trong chiến lược quốc gia mang tên Grow Well SG, được thiết kế để giúp trẻ hình thành lối sống lành mạnh từ sớm, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe trong tương lai. Sáng kiến này được Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Bộ Phát triển gia đình và xã hội cùng triển khai, chính thức ra mắt vào ngày 21.1.

Việt Nam và Cộng hoà Séc ký kết hợp tác giáo dục giai đoạn mới
Giáo dục

Việt Nam và Cộng hoà Séc ký kết hợp tác giáo dục giai đoạn mới

Theo ký kết hợp tác giáo dục giai đoạn mới giữa Việt Nam và Cộng hoà Séc, hai nước sẽ hỗ trợ giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa của mỗi bên tại các cơ sở giáo dục đối tác, đồng thời trao đổi thông tin, tài liệu về quản lý và tổ chức giáo dục ở các bậc học, triển khai nhiều chương trình học bổng dài hạn và ngắn hạn.

Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường
Video

Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường

Thư viện trường học đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới giáo dục và thực hiện chương trình giáo dục 2018. Đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng, kiến thức và sự sáng tạo của học sinh và giáo viên. Thư viện Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm (phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) là một trong những mô hình tiêu biểu, khi đã tạo nguồn cảm hứng để học sinh tìm đến đọc sách. 

Giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm nếu có nguyện vọng
Chính trị

Giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm nếu có nguyện vọng

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật Nhà giáo đã bổ sung quy định nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì được nghỉ hưu sớm nhưng không quá 5 năm và không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên.

Ngành giáo dục không chủ quan với kết quả đạt được
Giáo dục

Ngành giáo dục không chủ quan với kết quả đạt được

Tại hội nghị Giám đốc các Sở GD-ĐT chiều ngày 20.1, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu cần tiếp tục phát huy tinh thần của học kỳ 1, không chủ quan với những kết quả đạt được để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học, cùng nhau quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm học 2024-2025.

Phân hoá đầu ra theo năng lực và định hướng nghề cho học sinh
Giáo dục

Phân hoá đầu ra theo năng lực và định hướng nghề cho học sinh

Trong bối cảnh thị trường lao động đang chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ, việc phân hoá đầu ra theo năng lực và định hướng nghề nghiệp từ bậc trung học trở thành xu hướng giáo dục cần thiết, không chỉ để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế mà còn để tạo điều kiện tối ưu cho học sinh phát triển năng lực cá nhân.