Các giải pháp giúp học sinh bình tĩnh đối mặt với áp lực thi cử

Đứng trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, học sinh phải đối mặt với "bão" áp lực, không chỉ từ phụ huynh, xã hội mà còn đến từ kỳ vọng của chính bản thân. Vậy đâu là cách để các bạn học sinh tìm được sự cân bằng, tiếp tục theo đuổi mục tiêu đã đề ra?

Chuyên gia Tâm lý học, ThS Nguyễn Thị Lan Anh chia sẻ, kỳ thi tốt nghiệp THPT  là một kỳ thi quan trọng và có ý nghĩa trong việc định hướng chọn trường, chọn ngành nghề tương lai của mỗi học sinh sau 12 năm học tập. Cho nên, áp lực lên vai của mỗi học sinh trước kỳ thi là không nhỏ, phải ôn tập với cường độ cao, mức độ khó dễ của các đề thi, điểm số cao thấp để đạt được tiêu chuẩn của trường đại học mình mong muốn.

Có thể thấy, những áp lực này không chỉ từ chính kỳ thi mang lại, mà còn đến từ gia đình và xã hội; từ những kỳ vọng của bố mẹ và thầy cô, sự đánh giá và so sánh điểm số, những lời bàn tán của bạn bè và của mọi người xung quanh. Thậm chí là những bình luận công bố điểm của phụ huynh và của bạn bè trên các nền tảng mạng xã hội.

Nhưng hơn hết, trong nhiều trường hợp, áp lực lại đến từ học sinh. Những tiêu chí, mong muốn và kỳ vọng được đặt ra từ chính các em cũng là một loại áp lực rất lớn, thậm chí lại là gánh nặng lớn nhất. Trong nhiều trường hợp, ngay cả khi những người xung quanh không gây áp lực, các em vẫn có thể muốn khiến họ tự hào.

Theo ThS Nguyễn Thị Lan Anh, khi đứng trước một sự kiện quan trọng, bất kỳ ai cũng xuất hiện cảm giác căng thẳng, áp lực. Áp lực có tính hai mặt. Nếu áp lực ở mức độ chấp nhận được sẽ rất tốt cho sức khỏe cũng như tinh thần. Đây là động lực tích cực giúp chúng ta hoàn thành được mục tiêu đã đề ra.

Nhưng nếu áp lực vượt quá giới hạn cá nhân, sẽ ảnh hưởng tới quá trình ôn tập, kết quả kỳ thi. Thời gian học tập từ đó trở nên dày đặc hơn, nhưng học sinh không thể tiếp thu tốt kiến thức. Các em học trong mơ hồ, gượng ép làm cho kết quả càng thụt lùi, đi xuống. Thậm chí ám ảnh vượt qua các kỳ thi, áp lực điểm số còn khiến học sinh sống trong sự căng thẳng tột độ.

Về mặt thể chất, các áp lực làm xáo trộn những sinh hoạt cơ bản thông thường của học sinh, như: mất ngủ, chán ăn, đau bao tử, thường xuyên tim đập nhanh, ra mồ hôi nhiều, dễ dàng trở nên cáu gắt hơn bình thường hoặc trầm uất không muốn nói chuyện với ai. Thậm chí dễ rơi vào trạng thái cô độc, hay khóc ngay cả khi suy nghĩ vu vơ, cảm thấy trống rỗng, ngột ngạt.

z5518588066741_22949e740e17df8635f5b33d45712dc8.jpg -0
Áp lực thi cử có thể xuất phát từ kỳ thi, kỳ vọng của gia đình, xã hội hay thậm chí là từ học sinh (Ảnh: Xuân Quý)

ThS Nguyễn Thị Lan Anh đã đưa ra những giải pháp giúp thí sinh giảm áp lực, cụ thể: 

Thứ nhất, lập kế hoạch học tập cụ thể. Học sinh cần xây dựng một kế hoạch ôn tập rõ ràng và chi tiết; đặt ra những mục tiêu nhỏ hàng ngày, để đạt được mục tiêu lớn. Căng thẳng tâm lý của con người xảy ra phần lớn không phải do công việc nhiều hay ít mà là các công việc không rõ ràng, lan man và rối rắm.

Thứ hai, có một chế độ nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý. Trong một kỳ thi “nước rút”, việc tập trung toàn bộ thời gian ôn tập là tốt, nhưng nếu không xây dựng kế hoạch nghỉ ngơi, cho bộ não có chỗ “thở”, thì đến thời điểm quan trọng nhất sẽ "rỗng" hoặc quên ở nhiều mức độ khác nhau.

Thứ ba, hãy chia sẻ về cảm xúc của mình. Nếu cảm thấy tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi, học sinh hãy chia sẻ những cảm giác đó với phụ huynh, bạn bè, hoặc viết vào nhật ký. Nhưng các em cần biết rằng, việc tự thấu hiểu chính mình, học cách công nhận các cảm xúc và nỗ lực của bản thân mới là điều quan trọng nhất. 

Thực chất, Kỳ thi tốt nghiệp THPT không phải là kỳ thi mang tính kết thúc. Nó không đồng nghĩa với việc học sinh đạt điểm thấp, cánh cửa tương lai sẽ đóng lại. Nếu các em mãi giữ cảm giác lo sợ: sợ thất bại, sợ điểm số không được như mong muốn,.. chắc chắn tương lai sẽ bị kéo lại ở tuổi 18.

Hãy hiểu rằng, đây là kỳ thi mở định hướng tương lai cho tất cả học sinh. Qua đó, các em có thể nhìn thấy nhiều cánh cửa, đôi khi còn nhiều cơ hội hơn cả những gì bản thân mong chờ. Chúc các em có những trải nghiệm đẹp với kỳ thi này.

Giáo dục

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo
Giáo dục

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo

Đây là một trong những điểm mới trong Thông tư số 16/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18.1.2022 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Thử nghiệm dạy và học môn Toán, Khoa học, Sinh học bằng tiếng Anh
Giáo dục

Thử nghiệm dạy và học môn Toán, Khoa học, Sinh học bằng tiếng Anh

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đề án Ngoại ngữ Quốc gia đã nghiên cứu xây dựng thử nghiệm học liệu dạy Toán, Khoa học với cấp Trung học cơ sở và môn Sinh học với cấp Trung học phổ thông bằng tiếng Anh. Với sự hỗ trợ của công nghệ, những bộ tài liệu số, tài liệu cập nhật trí tuệ nhân tạo, sẽ hỗ trợ thầy cô thuận lợi hơn khi giảng dạy các môn học này bằng tiếng Anh.

Tuyển sinh 2025: Nhiều tranh cãi về quy định thang điểm chung và 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh 2025: Nhiều tranh cãi về quy định thang điểm chung và 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, trong đó có nhiều điểm đổi mới quan trọng. Tuy nhiên, về quy định thang điểm chung và dành 20% chỉ tiêu cho xét tuyển sớm đang gây nhiều ý kiến tranh cãi đồng tình và không đồng tình.