Các dự án “trùm mền”, “đắp chiếu” đang lãng phí niềm tin của Nhân dân

Phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước sáng 4.11, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) cho rằng, các dự án “trùm mền”, công trình “đắp chiếu” không chỉ lãng phí hàng trăm nghìn tỷ đồng, lãng phí nguồn lực đất đai, cơ hội phát triển… mà còn lãng phí niềm tin của Nhân dân.

Theo ĐBQH Nguyễn Hữu Thông, trong năm qua, dù bối cảnh của thế giới rất nhiều biến động phức tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng hành của Quốc hội; sự quyết tâm, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng trong chỉ đạo điều hành; sự chia sẻ, đồng hành của doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân nên “kết quả đạt được rất đáng khích lệ”.

Cụ thể: tốc độ tăng GDP cả năm ước đạt 6,8 - 7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra (6 – 6,5%), đưa Việt Nam thuộc nhóm ít các nước có tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.

z5998266216247-8036c6865cfed0b5ea73d8abcf648eec.jpg
ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) phát biểu

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, các chính sách an sinh xã hội được quan tâm đầu tư phát triển. Quốc phòng, an ninh được bảo đảm. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế ,nhất là đối ngoại cấp cao được triển khai chủ động, đồng bộ, toàn diện, hiệu quả - và đây là được xem điểm sáng trong rất nhiều điểm sáng trong năm qua.

Tuy nhiên, kết quả trên chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của đất nước ta và chưa đáp ứng được mong mỏi của của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp và Nhân dân.

Để phát huy hết tiềm lực của xã hội, của nền kinh tế để đưa đất nước chúng ta đi lên, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông cho rằng, Quốc hội và Chính phủ “sớm có giải pháp thực sự hiệu quả” để chống lãng phí.

“Đây là nội dung không mới, vì hàng năm Quốc hội đều thảo luận đánh giá về công tác này, nhưng không bao giờ cũ vì nó luôn mang tính thời sự, và là lực cản với sự phát triển đất nước”, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông nói.

Đề cập đến các “dự án trùm mền”, “công trình đắp chiếu” hiện nay trên phạm vi cả nước, ví dụ các dự án điện gió, điện mặt trời đã đầu tư xây dựng nhưng chưa đưa vào vận hành hay hàng nghìn, trăm nghìn căn hộ xây xong rồi bỏ trống…, đại biểu cho rằng, sự lãng phí không dưới hàng trăm nghìn tỷ đồng.

“Đây mới chỉ là con số về mặt tài chính, còn những lãng phí, hệ luỵ xoay quanh nó như: lãng phí về nguồn lực đất đai, lãng phí về cơ hội phát triển của doanh nghiệp, của đất nước… thì không đo đếm hết và trên hết đó là lãng phí niềm tin của Nhân dân”.

ĐBQH Nguyễn Hữu Thông cho rằng, nguyên nhân có rất nhiều, từ phía nhà đầu tư, doanh nghiệp, từ các cơ quan nhà nước.

Nhưng, “dù nguyên nhân gì đi chăng nữa thì ta xác định đây là của cải, nguồn lực của xã hội, của đất nước và chúng ta cần tháo gỡ”.

Theo ĐBQH Nguyễn Hữu Thông, “việc Quốc hội, Chính phủ xem xét đưa ra các cơ chế chính sách tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn cuộc sống đó là đồng hành là kiến tạo cho sự phát triển vì một đất nước Việt Nam hùng cường chứ không phải là hợp thức hoá các sai phạm”.

Đơn cử, ngay trong Kỳ họp lần này, Chính phủ trình rất nhiều nội dung, nhiều dự án Luật nhằm tháo gỡ những vướng mắc, bất cập, chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư, hay xem xét cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa….

Điều này “thể hiện tinh thần kiến tạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng”, đại biểu đánh giá và “mong Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tiếp tục rà soát, đánh giá những dự án, công trình có vướng mắc về mặt thể chế hiện nay để đề xuất tháo gỡ”.

Theo ĐBQH Nguyễn Hữu Thông, có thể ban hành các cơ chế đặc thù, thí điểm đối với một số dự án cụ thể hay ở một số địa phương cụ thể để triển khai đánh giá và nhân rộng, nhằm phát huy nguồn lực xã hội phát triển đất nước như bài viết mới đây của Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu.

Đó là: “Để nắm bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức, gia tăng mạnh mẽ nguồn lực chăm lo cho nhân dân, làm giàu cho đất nước trong giai đoạn cách mạng mới, xây dựng tương lai tốt đẹp, công tác phòng, chống lãng phí cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ với những giải pháp hữu hiệu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, trở thành tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân, văn hóa ứng xử trong thời đại mới”.

Ý kiến đại biểu

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát
Ý kiến đại biểu

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

Thảo luận tại Hội trường sáng nay, 30.11, về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) cho rằng: việc dự thảo Luật đưa ra những quy định rất cụ thể về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - một cơ chế rất quan trọng đối với các lĩnh vực ngành nghề, công nghệ mới là rất mạnh dạn và cần thiết, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh hỗ trợ ngành công nghiệp này phát triển; đồng thời đề nghị tiếp tục tham khảo để hoàn thiện các quy định tốt nhất và phù hợp với điều kiện pháp luật ở Việt Nam.

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số
Ý kiến đại biểu

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số

Phát biểu tại Hội trường sáng 27.11, về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) cho rằng: cần có quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên người dân tộc thiểu số (DTTS), nhằm thể chế hóa Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tạo việc làm, đào tạo nghề đối với nông dân, cư dân nông thôn, thanh niên DTTS…

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ

Phát biểu tại phiên thảo luận Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng vẫn đang thiếu vắng các quy định nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, khai thác hiệu quả thế mạnh của giai đoạn dân số vàng nhằm vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” mà nhiều nước đang phát triển gặp phải.

Đại biểu Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Người lao động được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp tương đương thời gian đã đóng

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 27.11, về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy kiến nghị rà soát, nghiên cứu lại quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Theo đại biểu, nên điều chỉnh theo hướng người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp tương đương với thời gian đã đóng; hoặc nếu vẫn giữ quy định “cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng” thì cần phải quy định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng sẽ được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.

ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Bổ sung chính sách hỗ trợ việc làm đối với người thuộc diện thu hồi đất

Góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) tại phiên thảo luận Hội trường sáng nay, 27.11, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) đề nghị nghiên cứu bổ sung Điều 5 về chính sách hỗ trợ việc làm đối với người thuộc diện thu hồi đất, vì thực tế trong nhiều năm qua và những năm sắp tới, nước ta thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế và cần thu hồi đất nên ảnh hướng đến tình hình việc làm của người lao động.

ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thiện thể chế thi hành án dân sự - giải pháp căn cơ nhất

Thảo luận tại Hội trường Kỳ họp thứ Tám sáng nay, 26.11, góp ý về công tác thi hành án dân sự, án hành chính, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) ghi nhận Chính phủ đã có nhiều biện pháp, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao, với nhiều kết quả khả quan; đồng thời, nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế về công tác thi hành án dân sự là giải pháp căn cơ nhất.

ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Rõ trách nhiệm, tránh đùn đẩy trong quản lý hoạt động quảng cáo

Chiều nay, 25.11, thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phản ánh tình trạng nhiều thông tin chưa được kiểm chứng lan truyền trên không gian mạng rộng rãi, công khai như các trào lưu “uống nước Kiềm chữa bách bệnh”; “thải độc ruột, thải độc đại tràng bằng cà phê”… gây tổn hại rất lớn cho sức khoẻ người sử dụng. Đại biểu mong muốn, trong dự thảo luật cần quy định rõ, tránh đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý hoạt động quảng cáo.

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn
Quốc hội và Cử tri

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn

Về quy định đối với khoảng cách an toàn, Điều 62 dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) không quy định cụ thể mà viện dẫn sang các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn. Theo ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng), nên chăng quy định rõ, trong 4 nhóm hóa chất quy định tại Chương III, nhóm hóa chất nào phải có quy định về khoảng cách an toàn đối với địa điểm xây dựng công trình có hoạt động sản xuất hóa chất, tồn trữ hóa chất.

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường
Ý kiến đại biểu

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Thảo luận tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu một cách thấu đáo để có được một mô hình quản lý doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, chủ động trong quá trình hoạt động, đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về hiệu quả.

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Thảo luận tại tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu cho rằng: Nguyên tắc sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cần phù hợp với Luật Cạnh tranh... nhằm bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11 về Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng: việc quy định cứng mức trích không quá 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Đầu tư phát triển có thể làm hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

Đại biểu Bùi Xuân Thống phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Khánh Duy
Ý kiến đại biểu

Bổ sung thẩm quyền của Đoàn ĐBQH trong chất vấn, tổ chức phiên giải trình

Thảo luận tại Tổ 7 chiều nay, 22.11, về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.