Các đơn vị quân đội Đắk Lắk phối hợp tìm kiếm vị trí rơi của máy bay Yak - 130

Sáng 8.11, các Đồn Biên phòng trên khu vực biên giới huyện Buôn Đôn đang tích cực phối hợp với các lực lượng của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk, Trường Sĩ quan Không quân, Trung đoàn Không quân 940 và các đơn vị chức năng địa phương tìm kiếm máy bay huấn luyện Yak - 130 gặp nạn khi bay huấn luyện ngày 6.11.

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk, Trường Sĩ quan Không quân cùng các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương đã có mặt tại khu vực biên giới xã Krông Na, huyện Buôn Đôn. Đồng thời, huy động trên 10 ô tô và nhiều loại phương tiện khác tham gia công tác tìm kiếm máy bay mất tích, bám nắm tình hình địa bàn.

dbnd_bl_z6011253863700-5efcdb3f0109d11dd7e6197ef11d5648.jpg
Rừng núi hiểm trở, nhiều sông, suối khiến công tác tìm kiếm gặp nhiều khó khăn

Khu vực được xác định tìm kiếm có rừng núi hiểm trở, nhiều sông suối, đường đi lại khó khăn, lực lượng chức năng huy động thêm ghe, thuyền của người dân để vượt sông, công tác tìm kiếm gặp nhiều khó khăn.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk đã thành lập đoàn công tác đặc biệt do 1 phó chỉ huy trưởng kiêm tham mưu trưởng làm trưởng đoàn trực tiếp chỉ đạo công tác phối hợp tìm kiếm.

Trước đó, sáng 6.11, Trung đoàn 940 tổ chức ban bay huấn luyện ban ngày tại sân bay Phù Cát, Bình Định với máy bay Yak - 130, thực hành bay bài 208, bay đường dài - không vực - xuyên mây trong điều kiện khí tượng phức tạp.

Tổ bay gồm đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung Đoàn trưởng, bay buồng trước và thượng tá Nguyễn Hồng Quân, chủ nhiệm bay, bay buồng sau. Đây là chuyến bay đợt 3, là chuyến thứ 2 của phi công buồng trước trong ban bay trong ngày.

Máy bay cất cánh lúc 9 giờ 55 phút, đến 10 giờ 38 phút khi kết thúc bài bay về hạ cánh, phi công báo cáo tình trạng máy bay thả càng không ra, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý tình huống thả càng khẩn cấp nhưng vẫn không được. Phi công đã báo cáo chỉ huy bay và được phép nhảy dù. Hai phi công nhảy dù lúc 10 giờ 51 phút tại khu vực Trường bắn TB2, huyện Tây Sơn (Bình Định).

Trong đêm 6.11, hai phi công nhảy dù sau sự cố đã được tìm thấy trong tình trạng khỏe mạnh tại vùng núi huyện Tây Sơn (Bình Định).

Dựa trên hướng bay trước thời điểm gặp nạn, Quân chủng Phòng không - Không quân đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng, các địa phương tổ chức tìm kiếm máy bay mất tích.

Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk, đại tá Đào Viết Hùng cho biết, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk đang tích cực chỉ đạo các đơn vị phối hợp để nhanh chóng tìm kiếm máy bay huấn luyện Yak - 130 gặp nạn.

Đời sống

Ảnh minh họa
Xã hội

Tọa đàm: “Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội”

Chiều mai, 9.11, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm “Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội”, nhằm thảo luận về các giải pháp tiếp tục thúc đẩy hiệu quả của tín dụng chính sách, giúp người dân nghèo thoát nghèo bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đẩy mạnh công tác tuyền truyền, giáo dục pháp luật cho trẻ em. Ảnh: Mỹ Hạnh
Đời sống

Bảo đảm tiến độ, kết quả giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em

Công an tỉnh An Giang cho biết, hành vi xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục trẻ em có biểu hiện rất đa dạng. Theo số thống kê trong năm 2024, tình hình tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng, mang tính chất nghiêm trọng.

ABBank và Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam chính thức chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em
Đời sống

ABBank và Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam chính thức chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN - thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chính chức ký kết thỏa thuận tài trợ năm 2024, mở đầu cho việc đặt quan hệ hợp tác, cam kết đồng hành triển khai các dự án cộng đồng vì trẻ em Việt Nam.

Bạc Liêu có nhiều doanh nghiệp thủy sản, thu hút số lượng lớn lao động trên địa bàn tỉnh (Ảnh: Duy Anh)
Đời sống

Ngành lao động quyết tâm cao cho mục tiêu giảm nghèo

Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, tỉnh Bạc Liêu đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, với mục tiêu phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập, thời gian qua, ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện nhiều chính sách, định hướng quan trọng.

Đẩy mạnh việc ứng dụng nhiều công nghệ mới trong công tác quản lý vận hành. Ảnh: NPC
Đời sống

Bảo đảm điện phục vụ tăng trưởng kinh tế - xã hội là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu

Nhờ không ngừng đầu tư, nâng cấp và từng bước hiện đại hóa lưới điện, những năm qua, Công ty Điện lực Lạng Sơn (PC Lạng Sơn) đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2024, PC Lạng Sơn đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao, trong đó nổi bật là tổng sản lượng điện thương phẩm đạt trên 652 triệu kWh, tăng 3,58% so với cùng kỳ (tương ứng 22,55 triệu kWh).

Tổ tiết kiệm, vay vốn - cánh tay nối dài của hộ nghèo
Xã hội

Tổ tiết kiệm, vay vốn - cánh tay nối dài của hộ nghèo

Nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV), những năm qua, nhiều hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có cơ hội phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo. Các tổ TKVV như những “cánh tay nối dài" góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khởi công xây nhà và tặng quà cho gia đình ông Nguyễn Văn Đồng, xóm Doi, xã Hiền Lương (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) ngày 13.4.2024. (Ảnh: Khôi Nguyên)
Đời sống

Chắp cánh cho ước mơ vươn mình của người nghèo

Thời gian qua, nhiều địa phương đã có những cách làm sáng tạo, huy động nguồn lực lớn của Nhà nước và nhân dân để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Chương trình không đơn thuần là xây dựng lại những căn nhà mới, mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, mở ra con đường giúp người dân thoát nghèo và vươn lên thực hiện khát khao “vươn mình” của người nghèo. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn khoảng 170.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa thuộc đối tượng hỗ trợ, phải sống trong những căn nhà tạm, nhà dột nát… cần được hỗ trợ.

Chỉ thị 40 góp phần đổi thay cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk
Đời sống

Chỉ thị 40 góp phần đổi thay cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

Với sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tỉnh Đắk Lắk đã tạo bước đột phá trong hỗ trợ những đối tượng yếu thế vượt nghèo, thay đổi cuộc sống.