PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

Các địa phương tăng cường thu hút đầu tư

Nắm bắt được những tiềm năng, cơ hội, trên cơ sở những chính sách chung của Trung ương, nhiều địa phương trên cả nước đã ưu tiên đẩy mạnh lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, các địa phương tập trung vào việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận chuỗi sản xuất toàn cầu, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển các nhóm ngành chủ lực...

Đồng hành với doanh nghiệp

Theo Bộ Công Thương, hiện Việt Nam có khoảng trên 5.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, trong đó có khoảng 100 doanh nghiệp đang là nhà cung cấp cấp 1 cho các tập đoàn lớn, và khoảng 700 doanh nghiệp là nhà cung cấp cấp 2 và cấp 3.

Trong bối cảnh các chuỗi cung ứng tiếp tục xu hướng dịch chuyển, Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để tạo ra những bước phát triển mới cho ngành công nghiệp hỗ trợ. Để làm được điều này, cùng với sự định hướng, đồng hành từ Trung ương thì vai trò hỗ trợ, sát cánh cùng doanh nghiệp từ phía các địa phương là vô cùng quan trọng.

Nhà máy sản xuất ô tô, xe máy của Công ty TNHH Công nghiệp Chính xác Việt Nam 1 (khu công nghiệp Khai Quang, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc). Nguồn: ITN
Nhà máy sản xuất ô tô, xe máy của Công ty TNHH Công nghiệp Chính xác Việt Nam 1 (khu công nghiệp Khai Quang, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc). Nguồn: ITN

Theo đó, một số địa phương có tiềm năng phát triển công nghiệp hỗ trợ lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng… trong thời gian vừa qua, trên cơ sở những chính sách chung của Trung ương, đã chủ động ban hành những chính sách cho riêng địa phương mình. Những chính sách này tập trung chủ yếu vào một số nội dung như hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, giúp các doanh nghiệp tiếp cận được chuỗi sản xuất toàn cầu.

Đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết, thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương để xây dựng các chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tại địa phương cũng như hoàn thiện các chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của Trung ương… để các chính sách ngày càng hỗ trợ các doanh nghiệp một cách trực tiếp và thiết thực hơn.

Phát triển các nhóm ngành chủ lực, có chiều sâu

Tại Vĩnh Phúc, hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025, công nghiệp hỗ trợ của tỉnh trở thành một mắt xích cung cấp sản phẩm có hàm lượng giá trị cao trong dây chuyền sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tỉnh đã đẩy mạnh phát triển sản phẩm điện tử, cơ khí, công nghiệp bán dẫn, đưa địa phương trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước.

Toàn tỉnh hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ; hơn 70 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm cho các tập đoàn lớn; 4 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy hoàn chỉnh (Công ty Toyota Việt Nam, Công ty Honda Việt Nam, Công ty TNHH xe buýt Deawoo Việt Nam, Công ty TNHH Piaggio Việt Nam).

Theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Vĩnh Phúc xác định phát triển công nghiệp theo chiều sâu, tạo bước đột phá nâng cao năng suất, chất lượng, gắn với mục tiêu bảo đảm các điều kiện về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Theo đó, tỉnh tập trung phát triển các nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ chủ lực gồm ưu tiên sản xuất sản phẩm điện tử, công nghiệp bán dẫn. Phát triển cơ khí chế tạo, lắp ráp và sản xuất kim loại trở thành ngành công nghiệp nền tảng và các dòng xe ô tô, xe máy thân thiện với môi trường; khuyến khích phát triển sản phẩm cơ khí chế tạo phục vụ công nghiệp, nông nghiệp.

Nắm bắt ưu thế, từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa

Với ưu thế là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm miền núi phía Bắc và là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với đồng bằng sông Hồng, Phú Thọ đang trở thành một trong những điểm sáng về thu hút đầu tư. Trong đó, ngành công nghiệp hỗ trợ nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tỉnh hiện có 250 cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hoạt động hiệu quả, Phú Thọ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý, yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, sản xuất. Đồng thời, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Phấn đấu đến năm 2025, công nghiệp hỗ trợ sẽ góp phần tăng 20 - 25% tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của tỉnh.

Tỉnh cũng ưu tiên thu hút đầu tư, phát triển các sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển theo Quyết định 66/2014/QĐ-TTg ngày 25.11.2014 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển. Ưu tiên thu hút đầu tư vào sản xuất vật liệu chế tạo như thép chế tạo chất lượng cao, thép không gỉ, thép lá điện từ, vật liệu điện tử, nhựa cao su, composit, gốm phục vụ cho công nghiệp công nghệ cao và các ngành công nghiệp chế tạo.

Theo Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2025, tỉnh sẽ tập trung ưu tiên phát triển 6 lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn nhằm từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững. Cụ thể 6 lĩnh vực bao gồm: sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xác, khuôn mẫu, phụ tùng, linh kiện máy móc thiết bị; ngành điện tử - tin học - viễn thông; sản xuất các sản phẩm công nghệ cao và vật liệu mới; sản xuất bao bì, đóng gói; dệt may, da - giày; sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ du lịch, dịch vụ, nội thất và đồ gia dụng.

Hay như tại Hải Dương, địa phương này đặt mục tiêu đến năm 2025, có khoảng 340 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch, các doanh nghiệp lắp ráp lớn mang lại giá trị kinh tế cao; đến năm 2030, phấn đấu đạt khoảng 580 doanh nghiệp.

Đến năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp của công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ tiên tiến, công nghiệp công nghệ mới, công nghiệp công nghệ sạch, công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 35% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp; đến năm 2030, chiếm khoảng 45% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp.

Kinh tế

Tiếp tục xây dựng và nhân rộng nhiều điểm bán hàng Việt
Kinh tế

Tiếp tục xây dựng và nhân rộng nhiều điểm bán hàng Việt

Năm 2024, với vai trò là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã tăng cường phối hợp với các đoàn thể, tổ chức thành viên, ngành chức năng có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đồng thời, chủ động tham mưu Ban Chỉ đạo huyện tiếp tục ra mắt các điểm bán hàng Việt trên địa bàn huyện tại 19 xã, thị trấn.

TP. Đà Nẵng: Đa dạng các chương trình khuyến mại kích cầu mua sắm cuối năm 2024
Kinh tế

TP. Đà Nẵng: Đa dạng các chương trình khuyến mại kích cầu mua sắm cuối năm 2024

Theo Sở Công Thương TP. Đà Nẵng , nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng nội địa, từ ngày 25.11.2024 – 28.1.2025, Sở Công Thương sẽ triển khai chương trình khuyến mại kích cầu mua sắm (đợt 2 năm 2024) trên địa bàn TP. Đà Nẵng.

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ
Thị trường

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Theo đại diện Sở Công Thương TP. Hải Phòng, Thành phố đã ban hành nhiều Nghị quyết, quyết định phát triển công nghiệp, trong đó có nhiều Nghị quyết, Quyết định, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, sản xuất công nghiệp tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Công nghiệp điện tử - tin học; công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị; công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn.

Techcombank tiên Phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID
Doanh nghiệp

Techcombank tiên Phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Nhằm tăng cường bảo mật cho khách hàng và ngăn chặn rủi ro gian lận trong giao dịch trực tuyến, Techcombank đã tiên phong hợp tác cùng Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) - Bộ Công an để triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VneID, tích hợp trên ứng dụng ngân hàng số Techcombank Mobile.

Bất động sản quảng trường: Biểu tượng của phong cách sống đẳng cấp
Bất động sản

Bất động sản quảng trường: Biểu tượng của phong cách sống đẳng cấp

Lịch sử phát triển của thế giới đã cho thấy tầm quan trọng của quảng trường trong việc định hình phát triển đô thị, và sau là sự phát triển của bất động sản khu vực. Điều này đã đúng với Việt Nam khi có một dòng sản phẩm đang bắt đầu vươn lên chiếm lĩnh mang tên bất động sản quảng trường.

Number 1 Soya Canxi và dấu ấn để lại sau 3 năm ra mắt phiên bản mới
Kinh tế

Number 1 Soya Canxi và dấu ấn để lại sau 3 năm ra mắt phiên bản mới

Hơn 2 thập kỷ trên thị trường đồ uống và gần 3 năm ra mắt phiên bản mới, Number 1 Soya Canxi vẫn duy trì sức hút nhất định đối với người tiêu dùng. Đặc biệt là người tiêu dùng là nữ giới mong muốn chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp một cách toàn diện giữa nhịp sống hiện đại. Để giữ vững điều này, thương hiệu đã tập trung đầu tư vào chất lượng nguyên liệu và phát triển công nghệ sản xuất.

3 giải thưởng ô tô trong chương trình tri ân của Bảo Việt Nhân thọ đã tìm thấy chủ nhân may mắn
Thị trường

3 giải thưởng ô tô trong chương trình tri ân của Bảo Việt Nhân thọ đã tìm thấy chủ nhân may mắn

Ngày 9.11.2024, tại tỉnh Lâm Đồng đã diễn ra lễ quay thưởng đợt 3 - cũng là đợt cuối khép lại chương trình tri ân lớn nhất năm “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ.

3 giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 144 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm thành lập Tập đoàn Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.