Các biện pháp phòng ngừa bệnh hô hấp sau bão lũ

Việc chăm sóc sức khỏe đúng cách và phát hiện sớm các triệu chứng bất thường sẽ giúp ngăn chặn bệnh tật phát sinh, đảm bảo an toàn trong thời gian sau bão lũ.

Theo bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, sau bão lũ, nước ngập kéo dài để lại bùn đất, rác rưởi tràn lan, cùng những hư hỏng của cơ sở hạ tầng khiến môi trường sống trở nên vô cùng khắc nghiệt.

Môi trường ẩm ướt và ô nhiễm, chất lượng không khí kém, sự phát triển của nấm mốc, điều kiện sống tạm bợ, thiếu thốn trong bão lũ khiến hệ miễn dịch suy giảm… chính là những điều kiện thuận lợi để các bệnh về đường hô hấp phát triển và lây lan.

article.png
Ảnh minh họa

Để phòng ngừa bệnh hô hấp, bảo vệ sức khỏe sau bão lũ, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

Giữ vệ sinh môi trường sống

Sau khi nước lũ rút, người dân cần vệ sinh sạch sẽ khu vực sinh sống, loại bỏ rác thải, bùn đất và khử trùng những nơi bị ngập. Việc này giúp giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.

Đảm bảo thông thoáng không khí

Các ngôi nhà bị ngập cần được mở cửa sổ để thông gió, tránh để môi trường ẩm ướt kéo dài, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Người dân có thể sử dụng quạt và máy hút ẩm để giúp giảm độ ẩm trong nhà.

Sử dụng khẩu trang khi dọn dẹp, làm vệ sinh

Trong quá trình dọn dẹp sau bão lũ, việc đeo khẩu trang là cần thiết để tránh hít phải bụi bẩn, nấm mốc và vi khuẩn có trong không khí. Khẩu trang cũng giúp ngăn chặn các tác nhân gây bệnh hô hấp khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.

Tăng cường dinh dưỡng

Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể chống lại bệnh tật, đặc biệt là bệnh hô hấp. Người dân nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước và bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, E để tăng cường sức đề kháng.

Khám sức khỏe sau bão lũ

Sau bão lũ, nếu cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về đường hô hấp như ho, khó thở, sốt, người dân nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Chăm sóc đặc biệt cho trẻ em và người cao tuổi

Đây là hai đối tượng dễ bị tổn thương và có nguy cơ mắc các bệnh hô hấp nhiều nhất sau bão lũ. Vì vậy, gia đình cần chú ý bảo vệ sức khỏe cho trẻ em và người cao tuổi, tránh để họ tiếp xúc trực tiếp với môi trường ô nhiễm.

Bác sĩ khuyến cáo, để bảo vệ bản thân và gia đình, mỗi người cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa như giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm không khí trong lành, sử dụng khẩu trang và tăng cường dinh dưỡng.

Trong đó, việc chăm sóc sức khỏe đúng cách và phát hiện sớm các triệu chứng bất thường sẽ giúp ngăn chặn bệnh tật phát sinh, đảm bảo an toàn trong thời gian sau bão lũ.

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ chỉ ra, một số bệnh lý đường hô hấp thường gặp sau bão lũ bao gồm:

- Cảm cúm: Thời tiết ẩm ướt, kết hợp với môi trường ô nhiễm, là điều kiện thuận lợi cho virus cúm lây lan.

- Viêm phế quản: Sự ô nhiễm không khí và việc hít phải bụi bẩn, vi khuẩn có thể làm tổn thương phế quản, dẫn đến viêm nhiễm.

- Viêm phổi: Khi cơ thể suy yếu và phải tiếp xúc với không khí ô nhiễm, người dân rất dễ mắc viêm phổi. Đây là căn bệnh nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

- Dị ứng hô hấp: Nấm mốc phát triển mạnh sau bão lũ là nguyên nhân gây dị ứng và các vấn đề về hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng.

Sức khỏe

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá
Tin tức

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

Mới đây, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024. Hội nghị nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở Hà Tĩnh trong công tác truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á
Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và các kỹ sư từ Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học VinUni đã thực hiện thành công ca phẫu thuật triệt căn khối u trung thất với kích thước 11,5 cm và tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu Titan.

Tranh thủ các chính sách về thu hút, đào tạo, đãi ngộ để nâng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế.
Tin tức

Đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật trong ngành y tế tỉnh Bình Thuận

Từ hiệu quả triển khai Đề án xây dựng bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816, đồng thời tăng cường phối hợp với bệnh viện tuyến trên TP. Hồ Chí Minh để nhận chuyển giao nhiều gói kỹ thuật chuyên sâu, những năm gần đây, ngành y tế tỉnh Bình Thuận đạt được một số kết quả nhất định trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh
Sức khỏe

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh

Với lợi thế dây chuyền khám và tiêm hiện đại, chuyên nghiệp, đồng bộ trên cả nước và tại 39 trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển tiêm hơn 1.200 mũi vắc xin các loại trong ngày đầu chiến dịch tăng cường, trong đó có gần 200 mũi vắc xin sởi miễn phí.

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Sức khỏe

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Ngay sau cơn bão số 3 - Yagi vừa qua, FPT Long Châu đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế địa phương và các cơ quan báo chí để thực hiện hỗ trợ ứng cứu sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân vùng lũ.