Cá nhân có thể xuất trình Căn cước điện tử để chứng thực hợp đồng giao dịch?

Xin hỏi, cá nhân có thể xuất trình Căn cước điện tử khi chứng thực hợp đồng, giao dịch không? – Câu hỏi của bạn Quốc Phong (Bắc Ninh).

Luật sư Nguyễn Hoàng Thịnh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Ngày 9.1.2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/2025/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; trong đó có sửa đổi một số quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.

Cá nhân có thể xuất trình Căn cước điện tử khi chứng thực hợp đồng, giao dịch từ ngày 9.1.2025 không?

1.png
Ảnh minh họa/ITN

Theo đó, thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch từ ngày 9.1.2025 được quy định như sau:

(1) Người yêu cầu chứng thực xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Thẻ căn cước/Giấy chứng nhận căn cước hoặc Hộ chiếu, giấy tờ xuất nhập cảnh/giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị sử dụng hoặc xuất trình Căn cước điện tử và nộp 1 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:

- Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

- Bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng.

(2) Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu hồ sơ đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

(3) Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực thì có thể ký trước vào hợp đồng; người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt.

Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 2 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.

(4) Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng tương ứng với từng loại hợp đồng, giao dịch theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với hợp đồng, giao dịch có từ 2 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng, giao dịch.

Trường hợp hợp đồng, giao dịch có từ 2 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

(5) Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang hợp đồng với tư cách là người phiên dịch.

Như vậy, từ ngày 9.1.2025, khi làm thủ tục chứng thực hợp đồng, ngoài việc xuất trình giấy tùy thân bản giấy/bản cứng (gồm: bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Thẻ căn cước/Giấy chứng nhận căn cước hoặc Hộ chiếu, giấy tờ xuất nhập cảnh/giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị sử dụng) thì còn có xuất trình Căn cước điện tử trong VNeID để thực hiện thủ tục này.

(Điều 36 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định số 07/2025/NĐ-CP)

Theo Luật Căn cước 2023 và Nghị định số 69/2024/NĐ-CP, Căn cước điện tử là căn cước của công dân Việt Nam được thể hiện thông qua tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.

Căn cước điện tử được cấp cùng với việc cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho công dân Việt Nam và thực hiện theo trình tự, thủ tục theo Nghị định số 69/2024/NĐ-CP.

Việc sử dụng căn cước điện tử thông qua việc truy cập vào tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của công dân có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước còn hiệu lực trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.

Tin tức pháp luật

Lực lượng Công an bảo đảm an ninh trật tự, phục vụ Nhân dân đón Tết an toàn
Tin tức pháp luật

Lực lượng Công an bảo đảm an ninh trật tự, phục vụ Nhân dân đón Tết an toàn

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục bố trí cán bộ trực, ứng trực nghiêm túc, với tinh thần làm việc xuyên tết, không ngừng, không nghỉ; công tác đấu tranh trấn áp tội phạm được tăng cường; chủ động nắm chắc tình hình; sẵn sàng các phương án đảm bảo an ninh, trật tự phục vụ Nhân dân vui xuân, đón Tết an toàn, lành mạnh, nhất là các hoạt động chào đón giao thừa chuẩn bị diễn ra trên cả nước.

Bài 2: “Tấm khiên chắn” trên không gian mạng
Tin tức pháp luật

Bài 2: “Tấm khiên chắn” trên không gian mạng

Trước những thủ đoạn lừa đảo tinh vi của các đối tượng phạm tội, bên cạnh việc tung lực lượng theo dấu, truy bắt để triệt phá đến tận cùng “hang ổ”Phòng an ninh mạng còn thường xuyên phát đi những cảnh báo các dấu hiệu phạm tội để người dân, doanh nghiệp đề phòng, cảnh giác.

Bộ Công an khẳng định vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe cấp cứu, xe ưu tiên trong tình thế cấp thiết sẽ không bị phạt
Tin tức pháp luật

Bộ Công an khẳng định vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe cấp cứu, xe ưu tiên trong tình thế cấp thiết sẽ không bị phạt

Gần đây, nhiều người dân băn khoăn trường hợp vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên, xe cấp cứu liệu có bị xử phạt. Bộ Công an khẳng định việc không chấp hành tín hiệu đèn giao thông để nhường đường cho xe cấp cứu, xe ưu tiên trong trường hợp tình thế cấp thiết sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.