Cà Mau: Trên 25 nghìn lao động được giải quyết việc làm

Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau, trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho hơn 25 ngàn lao động đạt 62% kế hoạch.

Tổ chức thành công 10 phiên giao dịch việc làm

Ngay từ đầu năm, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đã kịp thời tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều kế hoạch vì người lao động.

Đó là Kế hoạch số 142-KH/TU ngày 8.2.2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 12.12.2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới; Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 15.2.2023 triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2023; Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 20.2.2023 triển khai thực hiện Đề án đưa người lao động tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2023; Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 28.3.2023 triển khai Kế hoạch số 142-KH/TU ngày 8.2.2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 12.12.2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới; Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 18.4.2023 triển khai thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10.1.2023 của Chính phủ và Quyết định số 405/QĐ-UBND ngày 9.3.2023 của UBND tỉnh ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện Đề án đưa người lao động tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2022 – 2025.

Cà Mau: Trên 25 nghìn lao động được giải quyết việc làm -0
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau thường xuyên tổ chức các phiên giao dịch việc làm để kết nối cung - cầu lao động. Nguồn: ITN

Cùng với đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh luôn chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các phiên giao dịch việc làm, định kỳ tổ chức phiên giao dịch việc làm trực tiếp, trực tuyến, lưu động ở các cụm, khu vực tập trung đông dân cư. Tăng cường kết nối thông tin thị trường lao động với các tỉnh bạn, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, các đơn vị đã ký kết chương trình phối hợp, để giới thiệu việc làm cho người lao động của địa phương đi làm việc ngoài tỉnh.

Đồng thời, kết nối hệ thống sàn giao dịch, phiên giao dịch việc làm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, hệ thống cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động; niêm yết thông tin nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp tại UBND cấp xã nhằm phục vụ người lao động có nhu cầu tìm việc làm.

Bên cạnh đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền chính sách việc làm, xuất khẩu lao động năm 2023. Tổ chức thành công 10 phiên giao dịch việc làm (trong đó, trực tiếp 7 phiên; trực tuyến 3 phiên) với 1.008 người lao động và 44 doanh nghiệp tham gia.

Đồng thời, thực hiện 21 chuyến tư vấn, giới thiệu việc làm trực tiếp tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh với 1.195 lao động tham gia, lũy kế đã tư vấn giới thiệu việc làm cho 6.287/12.000 người đạt 52,39% kế hoạch (Trong đó: tư vấn trực tiếp, gián tiếp tại đơn vị và phiên GDVL là 2.377 người; tư vấn thông qua trang thông tin điện tử là 2.715 người; tư vấn ở các huyện, thành phố Cà Mau 1.195 người).

Thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng

Công tác tuyên truyền, phối hợp các đơn vị cung ứng lao động và tư vấn giới thiệu người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng luôn được quan tâm, chú trọng. Ngoài việc thực hiện tuyên truyền của ngành, các đoàn thể tại địa phương thông tin về chính sách đào tạo nghề, chính sách lao động việc làm Sở Lao động, Thương binh và Xã hội còn phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Báo Cà Mau về chuyên mục dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động việc làm nhằm nâng cao kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân theo dõi, nắm bắt.

Ngoài ra, Sở còn thực hiện ký kết Chương trình phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án đưa người lao động tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2022 - 2025.

Cà Mau: Trên 25 nghìn lao động được giải quyết việc làm -0
Tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo việc làm bền vững, cải thiện thu nhập cho người lao động. Nguồn: ITN

Theo đánh giá của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, công tác giải quyết việc làm được quán triệt thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú đã làm thay đổi nhận thức cho người dân về việc làm và giải quyết việc làm theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước và nhân dân cùng tạo việc làm, trên cơ sở Nhà nước tạo điều kiện về cơ chế, chính sách làm động lực giúp người lao động tự tạo việc làm.

Các hoạt động tư vấn, tổ chức phiên giao dịch việc làm được thực hiện thường xuyên, định kỳ, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận, kết nối, đáp ứng nhu cầu của cả 2 phía cung – cầu. Tuy nhiên, kết quả giải quyết việc làm hàng năm còn thấp (4.100/17.100, đạt 23,9% kế hoạch) do các doanh nghiệp trên địa bàn đa số quy mô vừa và nhỏ, chưa thu hút được nhiều lao động.

Ngoài ra, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, thu hút người lao động tập trung về các tỉnh, thành phố lớn tìm kiếm việc làm. Mặt khác, do thực trạng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh còn hạn chế, kết nối thấp nên chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn, từ đó chưa tạo được nhiều việc làm cho người lao động.

Cũng trong 6 tháng đầu năm, bên cạnh công tác giải quyết việc làm cho người lao động, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Cà Mau đã ra quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 4.180 trường hợp; thực hiện quản lý, cấp phép, gia hạn người nước ngoài làm việc tại tỉnh được triển khai thực hiện theo đúng quy định. Hiện nay lao động nước ngoài được cấp giấy phép còn hạn trên địa bàn tỉnh là 184 người.

Xã hội

Nghệ An: Nhiều sai phạm tại Công ty CP Xi măng Sông Lam
Xã hội

Mỏ đá “tra tấn” hàng chục hộ dân tại Nghệ An

Từ khi mỏ đá tiếp tục hoạt động trở lại, hơn 30 hộ dân sống ở thôn Yên Xuân, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An luôn sống trong nỗi sợ hãi, “tra tấn” bởi khói bụi mịt mù và tiếng nổ mìn làm nứt nẻ nhà cửa từ mỏ đá thuộc khu vực Lèn Bút do Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng khai thác.

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Đại diện Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng SHB trao bảng tượng trưng hỗ trợ kinh phí 42 tỷ đồng để xây dựng 700 căn nhà cho các hộ dân khó khăn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Xã hội

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu

Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền là 42 tỷ đồng.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.