Cà Mau: Tăng cường kết nối, giao thương với các doanh nghiệp quốc tế

Là tỉnh cực Nam của Việt Nam, Cà Mau sở hữu nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là ngành thủy sản và năng lượng tái tạo, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế. Hoạt động của các doanh nghiệp quốc tế tại tỉnh Cà Mau có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế và phát triển bền vững không chỉ cho tỉnh Cà Mau mà còn cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Nhiều lĩnh vực thu hút các doanh nghiệp quốc tế

Cà Mau nổi tiếng với nguồn tài nguyên thủy sản phong phú, đây cũng là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của tỉnh, chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Các doanh nghiệp quốc tế, đặc biệt từ các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và EU, đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản tại đây.

Một số tập đoàn lớn như Minh Phú, Fimex VN, đã ký kết hợp tác với các đối tác quốc tế để mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc đầu tư vào công nghệ chế biến hiện đại từ các nước tiên tiến giúp nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, từ đó tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương, góp phần vào tăng trưởng kinh tế.

xuat-khau-ca-mau-2-4892.gif
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau năm 2023 duy trì ở mức hơn 1 tỷ USD

Ngoài thủy sản, Cà Mau còn có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Các doanh nghiệp quốc tế đang có xu hướng đầu tư mạnh vào lĩnh vực này để tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên của khu vực. Các dự án này mang lại lợi ích kép cho Cà Mau, bao gồm việc tạo ra cơ hội việc làm cho người dân địa phương và thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng. Điều này cũng giúp tăng cường khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh khi Cà Mau trở thành một điểm sáng về năng lượng tái tạo trong khu vực.

Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, cơ sở hạ tầng và hệ thống logistics của Cà Mau cũng đang được cải thiện nhờ vào sự đầu tư từ các doanh nghiệp quốc tế. Với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế và nhu cầu xuất khẩu tăng cao, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông và cảng biển là cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của thị trường toàn cầu.

Một số dự án hạ tầng lớn tại Cà Mau đã nhận được sự đầu tư từ các tổ chức quốc tế. Các doanh nghiệp từ Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Âu đã tham gia vào các dự án nâng cấp cảng biển và đường bộ, giúp cải thiện khả năng lưu thông hàng hóa. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước, mà còn giúp tỉnh trở thành điểm kết nối quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã phối hợp cùng Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức thành công Hội nghị gặp gỡ giữa doanh nghiệp tỉnh Cà Mau và doanh nghiệp Trung Quốc. Hội nghị đã kết nối 54 doanh nghiệp, trong đó có 30 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, 15 doanh nghiệp OCOP có tiềm năng xuất khẩu và một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch vận tải, xây dựng, năng lượng của tỉnh với các doanh nghiệp phía Trung Quốc, giúp doanh nghiệp hai bên có cơ hội tiếp xúc, trao đổi, thảo luận về những vấn đề quan trọng trong quá trình hợp tác kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội phát triển.

Thách thức và cơ hội trong tương lai

Mặc dù đạt được nhiều thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, tỉnh Cà Mau vẫn đối mặt với một số thách thức cần phải giải quyết để duy trì và phát triển bền vững các hoạt động của doanh nghiệp quốc tế như cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại một số khu vực vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao và năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó, vấn đề môi trường cũng là một thách thức lớn. Cụ thể, sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản, có thể dẫn đến các tác động tiêu cực đến môi trường nếu không được quản lý chặt chẽ. Các doanh nghiệp quốc tế, với những tiêu chuẩn cao về bảo vệ môi trường, có thể giúp địa phương giải quyết vấn đề này thông qua việc áp dụng các công nghệ sản xuất sạch và bền vững.

UBND tỉnh Cà Mau cũng vừa có kế hoạch tổ chức để đoàn doanh nghiệp quốc tế vào Cà Mau khảo sát thị trường, kết nối giao thương năm 2024. Theo UBND tỉnh Cà Mau, việc đoàn doanh nghiệp quốc tế vào Cà Mau khảo sát thị trường, kết nối giao thương lần này là cơ hội để tỉnh xúc tiến, quảng bá, giới thiệu hình ảnh vùng đất, con người và tiềm năng phát triển của tỉnh đến các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, nhà nhập khẩu, đầu tư trong và ngoài nước; tăng cường kết nối giao thương, hợp tác phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, tạo điều kiện để doanh nghiệp tỉnh nhà gặp gỡ đối tác, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, cũng như mở rộng thị trường mới, xúc tiến xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh như: thủy sản, gạo, thực phẩm chế biến…

Theo đó, vào ngày 15.11, UBND tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức đưa các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đi khảo sát nhà máy chế biến thủy sản, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, đặc sản trên địa bàn tỉnh để trao đổi, hiểu rõ hơn về nhu cầu, tiềm năng, thế mạnh và các điều kiện cần thiết khi quyết định hợp tác. Địa phương sẽ chủ động sắp xếp, hướng dẫn đoàn doanh nghiệp đi khảo sát các địa điểm phù hợp với nhu cầu mua hàng, cũng như kết nối để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản của tỉnh gặp gỡ.

Dịp này, UBND tỉnh cũng sẽ tổ chức Hội nghị giao thương, trưng bày quảng bá sản phẩm Cà Mau tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, với sự tham gia của 300 đại biểu là Tổng Lãnh sự quán các nước tại TP. Hồ Chí Minh, phòng Thương mại và Công nghiệp các nước, Thương vụ các nước tại Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại các nước, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), các doanh nghiệp, đối tác trong và ngoài nước. Ngoài ra, ban tổ chức cũng sẽ bố trí 50 bàn trưng bày, giới thiệu đặc sản của tỉnh với doanh nghiệp đối tác mua hàng trong và ngoài nước.

Ngoài các mặt hàng tôm, cua xuất khẩu, trên địa bàn tỉnh còn có vùng trồng lúa sạch, lúa hữu cơ và hơn 100 mặt hàng OCOP đạt chuẩn từ 3 sao trở lên, đang được tiêu thụ mạnh trên thị trường nội địa và một số đã được xuất khẩu qua đường tiểu ngạch. Đây là lợi thế lớn để địa phương giàu tiềm năng này đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ ngoài nước đối với các sản phẩm thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là thủy sản, gạo hữu cơ, thực phẩm chế biến…

Trên đường phát triển

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đức Thụy
Địa phương

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 17

Để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác 9 tháng đầu năm; xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác 3 tháng cuối năm 2024 và giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền, sáng nay, 10.10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã khai mạc Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI (mở rộng).

Thanh Hóa: Chăm lo đời sống cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Địa phương

Thanh Hóa: Chăm lo đời sống cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa gồm 11 huyện, với dân số trên 1 triệu người, trong đó, đồng bào DTTS chiếm hơn 60%. Do đó, trong những năm qua, việc quan tâm, chăm lo đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn là nhiệm vụ trọng tâm được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm. 

Phát triển đô thị xanh, văn minh, hiện đại, giàu bản sắc, là động lực phát triển chính của Thủ đô
Địa phương

Bài cuối: Một Hà Nội thanh lịch - nghĩa tình - văn minh

Phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước"; là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô...

Phát triển Thủ đô đồng bộ, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước
Trên đường phát triển

Phát triển Thủ đô đồng bộ, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước

Thủ đô cần có vai trò đi trước, đi đầu trong việc thực hiện và hoàn thành sớm các kế hoạch, chiến lược phát triển đất nước; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; phát triển văn hóa, xây dựng con người toàn diện, đồng bộ, mang đậm bản sắc Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Ba Bể tiếp cận giống mới và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
Địa phương

Bài cuối: Chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho thấy, cần tăng cường vai trò lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền. Coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS; xây dựng lực lượng cốt cán, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng DTTS. Đặc biệt, cần bám sát thực tiễn, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, quan tâm giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của đồng bào. Chủ động khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương giúp đồng bào phát triển kinh tế vươn lên trong cuộc sống.

Trong khuôn khổ chương trình đối thoại, lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã trao các biên bản ghi nhớ quan trọng trên 5 lĩnh vực cho các doanh nghiệp
Địa phương

Quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả
Địa phương

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Mô hình sản xuất dưa lưới an toàn tại xã Hoa Sơn (huyện Ứng Hòa) mang lại giá trị kinh tế cao.
Trên đường phát triển

Phát triển theo hướng sinh thái, hiện đại

Theo thống kê, hiện Hà Nội có 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 262 mô hình lĩnh vực trồng trọt, 119 mô hình lĩnh vực chăn nuôi, 25 mô hình lĩnh vực thủy sản; tập trung ở các huyện: Hoài Đức, Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…

Đổ bê tông tuyến đường liên thôn Cốc Lải - Ta Đào, xã Cao Tân, huyện Pác Nặm
Trên đường phát triển

Bài 3: Đổi thay từ cách làm mới

Những kết quả đạt được trong công tác dân tộc có sự đóng góp rất lớn của đồng bào các dân tộc ở tất cả các lĩnh vực, góp phần đổi mới vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất; nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, thu nhập cao; người dân nhiệt tình hưởng ứng phong trào hiến đất, chặt bỏ cây gỗ giá trị mà không yêu cầu đền bù, huy động được nhiều nguồn lực từ người dân thực hiện nông thôn mới…

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất
Địa phương

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất

Hy vọng các doanh nghiệp FDI sẽ trở thành người bạn, người kết nối kinh tế thành phố Hải Phòng với kinh tế thế giới. Tiếp tục lan tỏa thông điệp “Doanh nghiệp FDI phát triển cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế bền vững, kinh tế chia sẻ; kết nối doanh nghiệp với chuỗi cung ứng toàn cầu” đến cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu. Thành phố sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp phát triển.