Cà Mau: Chuyển đổi số giúp sản phẩm ngành nông nghiệp tạo uy tín trên thị trường

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cà Mau Phan Hoàng Vũ chia sẻ với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về những khó khăn, thách thức và giải pháp để thực hiện chuyển đổi số ngày càng tốt hơn.

Một trong những đột phá của ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau trong năm 2024 là công tác chuyển đổi số đạt được nhiều kết quả tích cực với 7/7 nhiệm vụ hoàn thành theo tiến độ. Các nhiệm vụ bao gồm: hưởng ứng ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024; rà soát các văn bản quy định về chuyển đổi số; số hoá hồ sơ giải quyết TTHC; 90% hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến; 100% văn bản trao đổi dưới dạng điện tử và ký chữ ký số; triển khai các văn bản quy định về chuyển đổi số; tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số.

- Thưa ông, tỉnh Cà Mau đã triển khai những công nghệ số nào trong giám sát và quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là thủy sản?

h3-cds-v.jpg
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau Phan Hoàng Vũ

- Hiện, ngành nông nghiệp tỉnh đang phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan nghiên cứu, xây dựng thí điểm hệ thống, phần mềm áp dụng công nghệ IoT và blockchain vào trong giám sát và quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là thủy sản như phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm tôm sinh thái (do dự án GFD tài trợ), phần mềm giúp truy xuất sản phẩm tôm nuôi được chứng nhận sinh thái, hiện phần mềm đang trong giai đoạn đánh giá tính hiệu quả, khả thi trước khi đưa vào hoạt động chính thức; phần mềm truy xuất nguồn gốc các mặt hàng ngư – nông – lâm (do VNPT Cà Mau thực hiện), phần mềm đang được triển khai thí điểm các nhóm sản phẩm OCOP, các vùng nuôi, nhà máy chế biến... trong đó, các đơn vị tham gia công khai quá trình sản xuất, ghi chép nhật ký trực tiếp trên phần mềm… từ đó giúp quá trình sản xuất được công khai, minh bạch trước khi đến với người tiêu dùng.

h1-cds.png
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cà Mau - một trong những đơn vị đi đầu trong chuyển đổi số

Bên cạnh đó, các sản phẩm của ngành nông nghiệp được cập nhật trên cổng truy xuất nguồn gốc sản phẩm tỉnh Cà Mau tại địa chỉ https://txng.camau.gov.vn/home. Từ đó, giúp sản phẩm của ngành tạo được uy tín trên thị trường.

- Theo ông, đâu là những thách thức lớn nhất trong quá trình chuyển đổi số nông nghiệp của Cà Mau, đặc biệt ở các vùng nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ?

- Chuyển đổi số nông nghiệp là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số vào toàn bộ hoạt động của chuỗi cung ứng, từ khâu sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm (dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật…), chuyển đổi cách thức quản lý từ truyền thống sang hiện đại, thông minh. Đòi hỏi nhiều yếu tố như cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống phần mềm, trình độ nhận thức của người dân, doanh nghiệp và cán bộ quản lý ngành nông nghiệp… Do đó, trong quá trình thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt ở các vùng nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ, trước hết là về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Hầu hết các vùng nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ không đáp ứng điều kiện về cở sở vật chất, hệ thống vận hành, máy móc chưa được trang bị phù hợp cho chuyển đổi số, không có các thiết bị, đầu dò, cảm biến thông minh để thu thập dữ liệu…

Về trình độ, nhận thức, hầu hết các vùng nuôi quy mô nhỏ sử dụng lực lượng lao động tại chỗ, trình độ kỹ thuật không cao, đặc biệt đối với lĩnh vực công nghệ, việc vận hành các thiết bị công nghệ cao, đòi hỏi được đào tạo bài bản và có tính chuyên môn cao, do đó, việc áp dụng chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp nói chung và cho các vùng nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ là một thách thức lớn cho ngành, như bên cạnh sử dụng hiệu quả các dữ liệu thu thập được, hệ thống bảo mật cần được trang bị và kiểm tra hệ thống lỗ hỏng phần mềm một cách thường xuyên, liên tục.

Hệ thống phần mềm quản lý: Chi phí để đầu tư, vận hành, duy trì phần mềm hệ thống, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất cũng là vấn đề đối với cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Hơn nữa, để áp dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp, việc có kết nối internet và hạ tầng mạng là rất quan trọng. Tuy nhiên, ở một số khu vực nông thôn, vùng biên giới biển, các khu vực rừng phòng hộ, các đảo, việc tiếp cận internet và hạ tầng mạng vẫn còn hạn chế, làm cho việc triển khai chuyển đổi số trở nên khó khăn hơn nhiều.

nn-ca-mau.jpg
Việc áp dụng chuyển đổi số cho các vùng nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ là một thách thức lớn cho ngành

- Vậy, các giải pháp số hóa nào đang được áp dụng để tăng năng suất và quản lý dịch bệnh trong ngành tôm của Cà Mau, thưa ông? Với tôm là sản phẩm chủ lực, tỉnh đã sử dụng các hệ thống giám sát và quản lý nào để tăng năng suất và giảm thiểu dịch bệnh?

- Nhận thức được tầm quan trọng trong chuyển đổi số ngành nông nghiệp trong tình hình mới, bắt kịp xu hướng, Chương trình chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2025 tầm nhìn đến năm 2030. Ngành nông nghiệp Cà Mau đề ra một số giải pháp số hóa để tăng năng suất và quản lý dịch bệnh trong ngành tôm tỉnh nhà cụ thể như sau:

Về phát triển hạ tầng số như tận dụng mọi nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy chủ của ngành từ bước hoàn thiện, đồng bộ với cơ sở dữ liệu, hệ thống thiết bị của các vùng nuôi khi đủ điều kiện, từ đó giúp các vùng nuôi quản lý, bảo mật hệ thống một cách an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.

Đối với phát triển Chính quyền số: Tiếp tục phát huy kết quả đạt được trong năm 2024, năm 2025 và những năm tiếp theo, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ đẩy mạnh hoạt động các phần mềm quản lý chuyên ngành, từ đó giúp nâng cao hiệu quả giải quyết công việc, kịp thời có những chỉ đạo, định hướng chỉ đạo cho cơ quan chuyên môn nắm sát tình hình sản xuất người dân, từ đó đưa ra những chính sách phù hợp giúp ngành tôm phát triển hiệu quả.

Về phát triển kinh tế số, xã hội số: Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 52-NQ/TW về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ Tư”, Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Hàng năm, triển khai hiệu quả các chương trình, kế hoạch hỗ trợ cho vùng nuôi trong công tác quan trắc môi trường nước tự động, kiểm soát dịch bệnh trên tôm, từ đó đưa ra những dự báo, cảnh báo kịp thời giúp người dân chủ động trong sản xuất. Đặc biệt, trong năm 2025, ngành nông nghiệp đã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nguồn kinh phí, theo đó, dự kiến đề xuất ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu, đưa ra những dự báo, cảnh báo về tình hình giá cả thị trường, tình hình môi trường, thời tiết, dịch bệnh để chủ động thông báo cho người dân nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Xin ông cho biết, trong thời gian qua, chính quyền tỉnh Cà Mau đã có những chương trình đào tạo, hỗ trợ nào để nâng cao nhận thức và kỹ năng số cho nông dân?

- Triển khai hiệu quả Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6.1.2022 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030..., ngày 6.9.2022, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 165/KH-UBND thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh. Theo đó, mục tiêu chung đối với người dân là phổ cập kỹ năng số giúp người dân, doanh nghiệp được tiếp cận kiến thức, kỹ năng số để cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi số, mở ra cơ hội tiếp cận các dịch vụ số một cách bình đẳng, giúp xây dựng một xã hội số bao trùm và toàn diện, riêng trong năm 2025 tỷ lệ 70% số người dân trong độ tuổi lao động biết đến và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng. Đến nay, đã tổ chức tập huấn kỹ năng cho tổ công nghệ số cộng đồng; đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh; nâng cao kỹ năng số trong các giao dịch dịch vụ công, sử dụng kho dữ liệu điện tử cho công chức, viên chức bộ phận một cửa các cấp.

- Tỉnh Cà Mau có kế hoạch mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ hoặc tổ chức quốc tế để đẩy mạnh số hóa nông nghiệp không, thưa ông?

- Hiện tại, ngành nông nghiệp tỉnh đang trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí cho năm 2025, sau khi có chủ trương, ngành sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị hoặc tổ chức quốc tế có đủ nguồn lực, trình độ, công nghệ phù hợp với điều kiện của tỉnh để đẩy mạnh số hóa ngành nông nghiệp trong thời gian tới.

Tất nhiên, tùy vào nguồn lực, tài chính được phê duyệt và điều kiện phát triển của địa phương, giải pháp đưa ra từ các doanh nghiệp, khi phù hợp, đúng theo định hướng, chủ trương phát triển của ngành thì khả năng hợp tác cao.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Xã hội

Biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên
Xã hội

Biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị toàn quốc biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Dự kiến, Hội nghị biểu dương sẽ diễn 2 ngày (từ 15 - 16.2.2025) tại Thủ đô Hà Nội.

Nâng cao năng lực của tuyên truyền viên pháp luật
Xã hội

Nâng cao năng lực của tuyên truyền viên pháp luật

Thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371); lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã triển khai tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho đồng bào khu vực biên giới bằng những mô hình hay, cách làm hiệu quả; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Thị trường Châu Âu hứa hẹn nhiều cơ hội nhưng cũng yêu cầu cao về chất lượng lao động (Ảnh: Văn Thành)
Đời sống

Xuất khẩu lao động vượt kế hoạch năm

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), trong 10 tháng năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 130.640 người (41.039 lao động nữ), đạt 104 % kế hoạch năm 2024. Ngành lao động đã tập trung phát triển những thị trường mới có tiềm năng và đem lại thu nhập cao cho người lao động.

Công an tỉnh Vĩnh Phúc quyết liệt triển khai các biện pháp giảm tai nạn, vi phạm giao thông trong lứa tuổi học sinh
Giao thông

Công an tỉnh Vĩnh Phúc quyết liệt triển khai các biện pháp giảm tai nạn, vi phạm giao thông trong lứa tuổi học sinh

Qua 2 tháng triển khai thực hiện Cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể, phân công cho các đơn vị thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ với mục tiêu kéo giảm tai nạn giao thông, đưa việc chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông trong lứa tuổi học sinh đi vào nề nếp.

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững là một trong những nội dung được Cục Lâm nghiệp quan tâm hàng đầu. Ảnh: CLN
Xã hội

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững

Thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng nhiều công nghệ cao trong lĩnh vực chọn tạo giống, nhân giống và kỹ thuật lâm sinh, qua đó đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.

Tạo cơ sở tổ chức công đoàn thực hiện tốt hơn vai trò bảo vệ người lao động
Xã hội

Tạo cơ sở tổ chức công đoàn thực hiện tốt hơn vai trò bảo vệ người lao động

Với đa số đại biểu tán thành, tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương, 37 điều, tăng 4 điều so với Luật hiện hành, nhằm khắc phục một số hạn chế, đáp ứng tốt hơn hoạt động của tổ chức công đoàn trong thời kỳ mới cũng như phù hợp với Hiến pháp 2013. Điều này sẽ giúp tổ chức công đoàn thực hiện tốt hơn vai trò chăm lo cuộc sống người lao động.

Tăng cường tuyên truyền an toàn điện trong dân. Ảnh: NPC
Đời sống

PC Lạng Sơn: Nhiều giải pháp bảo đảm cung cấp điện trong dịp cuối năm

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc trong việc bảo đảm cung cấp điện an toàn, tin cậy trong dịp lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, PC Lạng Sơn đã chủ động xây dựng nhiều phương án. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai đồng bộ các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường khả năng vận hành của hệ thống điện phục vụ Nhân dân.

Các cảng vụ viên Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 1 hội ý triển khai công việc. Ảnh: BN
Xã hội

Tăng cường kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm

Để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến đường thủy do Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I quản lý, thời gian qua cảng vụ đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm… Nhờ đó, tình hình an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn đã tiếp tục có những chuyển biến tích cực.

Bền chặt biên giới Việt - Lào
Địa phương

Bền chặt biên giới Việt - Lào

Cùng với công tác phối hợp bảo vệ biên giới, đảm bảo ổn định an ninh chính trị cho phát triển, các cụm dân cư và lực lượng bảo vệ biên giới tại Quảng Bình và các địa phương nước bạn Lào cũng kết nghĩa bền chặt, kết dải biên giới Việt - Lào thắm đượm nghĩa tình.

Bước tiến mạnh mẽ của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử
Xã hội

Bước tiến mạnh mẽ của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Thực hiện theo Quyết định số 645/QĐ-TTg về Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương tiếp tục tổ chức “Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024: Tự hào hàng Việt sánh vai cùng thương hiệu toàn cầu” với sức lan tỏa và ý nghĩa lớn trong cộng đồng.