Xây dựng Nông thôn mới ở Hà Nội

Bước tiến trong xây dựng nông thôn mới ở Sóc Sơn

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là hành trình có điểm đầu, nhưng không có điểm kết thúc, ngày mai lên quận, hôm nay vẫn phải xây dựng NTM, vì vậy thời gian tới huyện Sóc Sơn (Hà Nội) sẽ chỉ đạo 6 xã tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí, phấn đấu hoàn thành nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện. Đây là tiền đề quan trọng để Sóc Sơn tiến gần đến mục tiêu huyện NTM nâng cao.

Diện mạo ngày càng khang trang

Về huyện Sóc Sơn hôm nay, nhiều người không khỏi bất ngờ trước những đổi thay nơi đây. Bằng nguồn lực được huy động từ xã hội hóa, các thôn, xóm đã lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, biển báo giao thông, giúp người dân đi lại an toàn bất kể ngày đêm.

Tại xã Phú Cường, cùng với xây dựng những tuyến đường tự quản, đường hoa, cây xanh, đường tranh bích họa, những năm gần đây, việc đánh số, gắn biển số nhà và biển chỉ dẫn công cộng được triển khai trong toàn dân. Đến nay, trên địa bàn xã đã có 3.500 biển số nhà, hàng trăm tuyến đường, ngõ, ngách được gắn biển tên. Chia sẻ với chúng tôi, Bí thư Đảng ủy xã Phú Cường Nguyễn Văn Năm cho biết: “Kế hoạch đánh số nhà, gắn biển tên đường ngõ xóm được thực hiện bằng nguồn xã hội hóa, đóng góp trong Nhân dân, được Nhân dân đồng tình, ủng hộ, đã góp phần chỉnh trang diện mạo nông thôn, đồng thời tạo thuận lợi trong quản lý dân cư, an ninh trật tự…”.

Đoàn thẩm định nông thôn mới TP. Hà Nội khảo sát mô hình rau thủy canh tại xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn). Ảnh: Mai Phương
Đoàn thẩm định nông thôn mới TP. Hà Nội khảo sát mô hình rau thủy canh tại xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn). Ảnh: Mai Phương

Tương tự tại xã Tiên Dược, thông qua cơ chế đầu tư đặc thù, chính quyền địa phương đã khuyến khích, vận động người dân và cộng đồng tham gia tích cực vào chương trình xây dựng NTM. Đến nay, 100% các tuyến đường trục xã, liên thôn, ngõ xóm được bê tông hóa hoặc trải nhựa, có rãnh thoát nước. Bằng các nguồn xã hội hóa, các thôn, xóm đã lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, biển báo giao thông, giúp người dân đi lại an toàn bất kể ngày đêm. Cùng với xây dựng những tuyến đường tự quản, đường hoa, cây xanh, đường tranh bích họa, trong năm 2023, thực hiện việc đánh số, gắn biển số nhà và biển chỉ dẫn công cộng, trên địa bàn xã đã có 4.150 biển số nhà, 55 tuyến đường, 265 ngõ, 78 ngách được gắn biển tên.

Theo Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Văn Thu, xác định xây dựng NTM là một quá trình lâu dài, thường xuyên, liên tục; chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc nên trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền từ xã đến thôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động sự tham gia của các tầng lớp Nhân dân đối với mục tiêu nông thôn mới. Từ năm 2010 đến nay, địa phương đã huy động được khoảng 500 tỷ đồng để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Trong số này, có 78 tỷ đồng là đóng góp của các tầng lớp Nhân dân. Đó là chưa kể số lượng ngày công đóng góp xây dựng hạ tầng…

Tại xã Phú Minh, nhờ xây dựng NTM, diện mạo làng quê cũng có những đổi thay rõ rệt. Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác mặt trận thôn Đông, Dương Đức Anh cho biết: Sau khi được thành phố thẩm định đạt chuẩn NTM nâng cao vào cuối năm 2023, thôn đã tuyên truyền, vận động Nhân dân ra quân vệ sinh môi trường thường xuyên hơn. “Ngoài sự tham gia của các chi hội, đoàn thể, phong trào vệ sinh môi trường đã lan tỏa đến từng gia đình, từng ngõ xóm. Bên cạnh đó, Nhân dân thôn Đông còn xã hội hóa nguồn lực xây dựng cổng chào thôn với số tiền hơn 4 tỷ đồng. Ngoài ra, thôn đã lắp đặt wifi phát miễn phí tại nhà văn hóa, khu vực công cộng phục vụ người dân… "Xây dựng NTM kiểu mẫu đã mang đến rất nhiều đổi thay. Qua lấy ý kiến, tỷ lệ hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu đạt rất cao" - ông Dương Đức Anh chia sẻ.

Không chỉ có 3 xã trên, Sóc Sơn còn 6 xã khác đã hoàn thành chương trình xây dựng NTM kiểu mẫu như: xã Phù Lỗ, Đức Hòa, Xuân Giang, Quang Tiến, Trung Giã, Mai Đình.

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoàng Thị Hà: Để đạt kết quả trên, UBND huyện đã tham mưu Huyện ủy kiện toàn Ban Chỉ đạo, Tổ công tác triển khai Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, Chương trình số 02 của Huyện ủy Sóc Sơn. Đồng thời, Huyện ủy xây dựng kế hoạch, lộ trình, thời gian cụ thể, phân công rõ nhiệm vụ, rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong quá trình triển khai chương trình. Đặc biệt, trong năm 2022 - 2023, huyện phân bổ hơn 1.270 tỷ đồng cho các xã đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, cơ sở vật chất trường học, nhà văn hóa đạt tiêu chuẩn và ưu tiên phát triển kinh tế nông thôn, đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân, nâng thu nhập bình quân của huyện đạt 71,3 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,04%...

Phó Chủ tịch UBND huyện Đỗ Minh Tuấn cho biết: Địa phương luôn xác định xây dựng NTM là hành trình có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc, ngày mai lên quận, hôm nay vẫn phải xây dựng NTM. Chính vì vậy, thời gian tới sẽ chỉ đạo 6 xã tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí, phấn đấu hoàn thành NTM kiểu mẫu toàn diện. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để huyện Sóc Sơn tiến gần đến mục tiêu huyện NTM nâng cao.

Năm 2023, huyện Sóc Sơn đã có 11 xã hoàn thành xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Năm 2024, ngay từ đầu năm, cả hệ thống chính trị của huyện và các xã đã vào cuộc chỉ đạo, triển khai, phấn đấu có 8 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và kiểu mẫu. Đồng thời, cùng với việc tiếp tục đưa các xã theo kế hoạch về đích nông thôn mới nâng cao, NTM kiểu mẫu trong năm 2024, UBND huyện sẽ chỉ đạo các phòng ban chuyên môn rà soát các tiêu chí huyện NTM nâng cao. Từng bước hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí để phấn đấu đưa huyện đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét vào năm 2025...

Tiếp tục đưa các xã về đích nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nhận xét về quá trình xây dựng NTM ở Sóc Sơn, Phó Chánh văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM Hà Nội Ngọ Văn Ngôn cho rằng: Sóc Sơn triển khai xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu quyết liệt, bài bản, đồng bộ, đạt kết quả rõ nét. Đặc biệt, các xã vừa được công nhận NTM nâng cao cuối năm 2023, và chỉ sau 5 - 6 tháng đã tiếp tục đủ điều kiện để được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Có được kết quả này, ngoài sự lãnh đạo, chỉ đạo của huyện và xã còn có sự vào cuộc, chung sức rất lớn của Nhân dân.

Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Phạm Văn Minh cho biết: Hơn 10 năm qua, huyện Sóc Sơn đã có bước tiến dài trong xây dựng NTM. Xuất phát điểm từ không có xã NTM nào, đến năm 2020, Sóc Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM. Tính đến tháng 9.2024, toàn huyện đã có 11 xã về đích NTM nâng cao, 9 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Huyện phấn đấu đến hết năm 2024 về đích sớm trước 1 năm mục tiêu NTM theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XII huyện Sóc Sơn nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Mới đây, đoàn thẩm định nông thôn mới TP. Hà Nội đã tiến hành kiểm tra thực tế, đánh giá kết quả xây dựng NTM kiểu mẫu tại 6 xã: Mai Đình, Phú Minh, Phú Cường, Quang Tiến, Trung Giã, Xuân Giang. Cả 6 địa phương đều đạt chuẩn NTM nâng cao theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025, không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản, đạt chuẩn về an ninh trật tự, có mô hình thôn thông minh, bảo đảm tiêu chí thu nhập của xã NTM kiểu mẫu và kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân theo đúng hướng dẫn của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Khi xét đến các tiêu chí tự chọn, 6 xã đều được các thành viên đoàn đánh giá rất cao kết quả thực hiện. Tất nhiên, huyện vẫn còn một số vấn đề cần phải tiếp tục hoàn thiện, nhưng 100% thành viên đoàn thẩm định nông thôn mới TP. Hà Nội đồng tình với việc 6 xã đủ điều kiện trình UBND TP. Hà Nội xem xét, công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu trên một và nhiều lĩnh vực: y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, sản xuất.


(Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội)

Địa phương

Mục tiêu đến năm 2025, Đồng Tháp giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 39%. Ảnh: ITN
Sức khỏe

Đồng Tháp đặt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá giai đoạn 2025-2030

Tại Kế hoạch thực hiện “Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, địa phương này đặt mục tiêu tiêu đến năm 2025, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 39%; nữ giới từ 15 tuổi trở lên duy trì dưới 1,4%. 

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Long An
Trên đường phát triển

Long An giảm nghèo nhờ phát triển thị trường lao động

Nhờ huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, các chính sách, dự án giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đến với người nghèo tỉnh Long An một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tính đến nay, Long An đứng thứ hai trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long về mức độ giảm nghèo, đặc biệt tỷ lệ lao động qua đào tạo của địa phương ngày một tăng, cho thấy tính bền vững của những chương trình mà địa phương quyết tâm thực hiện.

TP. Cần Thơ: Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp ĐBSCL có nhiều tín hiệu tốt
Địa phương

TP. Cần Thơ: Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp ĐBSCL có nhiều tín hiệu tốt

Sau gần một năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long triển khai Đề án phát triển bền vững chuyên canh 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đề án có nhiều tín hiệu tốt.

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề
Trên đường phát triển

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề

Sau gần 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đã có 176 sản phẩm OCOP đạt chất lượng từ 3 - 4 sao. Các sản phẩm đặc sắc, tiêu biểu làng nghề của huyện góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề...

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.