Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Bước tiến mới trong quy định về trợ cấp hưu trí xã hội

Tại phiên thảo luận chiều nay, 27.5, về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đánh giá cao quy định về trợ cấp hưu trí xã hội. Đây là bước tiến mới đối với người cao tuổi, bảo đảm thể chế hóa quan điểm của Đảng tại Nghị quyết số 28-NQ/TW và có ý nghĩa nhân văn khi số người cao tuổi ở Việt Nam ngày càng tăng.

Quy định về trợ cấp hưu trí xã hội có ý nghĩa nhân văn

Theo Điều 20 dự thảo luật, khoản 1 quy định “Công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Đủ 75 tuổi trở lên; b) Không hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng theo quy định của Chính phủ; c) Có đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội”; khoản 2 quy định “Công dân Việt Nam từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang cư trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn đồng thời bảo đảm quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội”.

Bước tiến mới trong quy định về trợ cấp hưu trí xã hội -0
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hồng Thanh (Ninh Bình) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Đồng tình với quy định này, các ĐBQH Trần Thị Hồng Thanh (Ninh Bình), Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị), Thái Thị An Chung (Nghệ An)... cho rằng, đây là bước tiến mới đối với người cao tuổi, bảo đảm thể chế hóa quan điểm của Đảng tại Nghị quyết số 28-NQ/TW và có ý nghĩa nhân văn khi số người cao tuổi ở Việt Nam ngày càng tăng, cử tri nhất là người cao tuổi rất phấn khởi và tin tưởng.

Theo đại biểu Thái Thị An Chung, so với quy định tại Luật Người cao tuổi, quy định tại dự thảo luật có tính ưu việt hơn khi giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi và giảm xuống 70 tuổi đối với những người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang cư trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Đại biểu Quốc hội Thái Thị An Chung (Nghệ An) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Đại biểu Quốc hội Thái Thị An Chung (Nghệ An) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị, nghiên cứu bổ sung thêm trường hợp giảm độ tuổi xuống 70 tuổi đối với những người đã tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế và những trường hợp này chưa được hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng theo Luật Bảo hiểm xã hội, cũng như chưa được hưởng trợ cấp, phụ cấp của người có công hàng tháng theo Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Ưu đãi người có công với Cách mạng.

"Việc bổ sung đối tượng này thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” và sự tiếp nối tri ân đối với những cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong đã đóng góp sức lực tuổi trẻ để mang lại hòa bình và độc lập cho dân tộc. Đồng thời, việc bổ sung đối tượng này cũng góp phần mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội như mục tiêu dự thảo luật đã đề ra", đại biểu Thái Thị An Chung nhấn mạnh. 

Cũng quan tâm đến đối tượng được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, đại biểu Hoàng Đức Thắng cho rằng, người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo cơ bản đều có điều kiện khó khăn về thu nhập và đời sống như nhau và rất cần trợ cấp hưu trí xã hội. Vì vậy, cần rà soát, nghiên cứu mở rộng đối tượng “đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đều được hưởng chính sách trợ cấp hưu trí xã hội”.

Khoản 3 Điều 20 dự thảo luật quy định “Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội tại điểm a khoản 1 Điều này phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của ngân sách nhà nước từng thời kỳ theo đề nghị của Chính phủ”.

Bước tiến mới trong quy định về trợ cấp hưu trí xã hội -0
Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Kim Ngân (Bắc Kạn) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Dẫn quy định trên, ĐBQH Hồ Thị Kim Ngân (Bắc Kạn) đề nghị xem xét quy định trong dự thảo luật theo hướng: khi giảm dần độ tuổi ở điểm a khoản 1 thì đồng thời độ tuổi đối với trường hợp ở khoản 2 cũng sẽ giảm tương ứng, bởi nếu không sẽ dẫn đến có thể có trường hợp khi giảm độ tuổi nhiều lần ở điểm a khoản 1 sẽ về bằng với độ tuổi tại khoản 2.

“Lúc này sẽ không còn là quy định ưu tiên nữa, và trường hợp này người hưởng bình thường và người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang cư trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn độ tuổi lại là như nhau”, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân nói. 

Quy định chi tiết hơn về bảo hiểm hưu trí bổ sung

Về mức trợ cấp hưu trí xã hội được quy định tại Điều 21 dự thảo luật, đại biểu Thái Thị An Chung đồng tình giao Chính phủ quy định phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước từng thời kỳ.

Bước tiến mới trong quy định về trợ cấp hưu trí xã hội -0
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Tuy nhiên, khoản 1 Điều 21 lại quy định “Định kỳ 3 năm, Chính phủ thực hiện rà soát và đề xuất việc điều chỉnh mức trợ cấp hưu trí xã hội báo cáo Quốc hội khi trình Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm”.

"Quy định như vậy là chưa bảo đảm tính thống nhất về thẩm quyền là Chính phủ hay Quốc hội. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra nghiên cứu để đảm bảo tính thống nhất", đại biểu Thái Thị An Chung đề nghị. 

Bên cạnh đó, dự thảo luật đã bổ sung một chương riêng (Chương VIIa) gồm 4 điều về bảo hiểm hưu trí bổ sung. Cho rằng các nội dung này còn khá sơ sài, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh đề nghị, cần nghiên cứu bổ sung quy định chi tiết hơn về bảo hiểm hưu trí bổ sung trong dự thảo luật.

Cụ thể là về các nội dung như: cơ chế hoạt động; tỷ lệ đóng góp; hồ sơ, thủ tục; quyền lợi, trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động; kết nối với quỹ hưu trí và tử tuất trong quỹ bảo hiểm xã hội; cơ chế chi trả, danh mục và phương thức đầu tư; cơ chế, chính sách ưu đãi với việc thành lập quỹ này đối với khối doanh nghiệp nhà nước và khối doanh nghiệp tư nhân; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến quỹ hưu trí bổ sung; hoạt động đầu tư của quỹ.

“Việc quy định rõ ràng về quỹ hưu trí bổ sung sẽ góp phần tăng nhận thức, tăng sự đồng thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động; khuyến khích người sử dụng lao động tham gia đóng góp và thụ hưởng các quyền lợi của quỹ hưu trí bổ sung”, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh nhấn mạnh.

Chính trị

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chiều 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đoàn ĐBQH Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 tại Armenia

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Armenia, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 do Quốc hội Armenia và Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp tổ chức tại Thủ đô Yerevan.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia

Sáng 18.9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh cùng Thường trực Ủy ban đã làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia do Chủ nhiệm Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia Wahyu Sanjaya làm Trưởng đoàn, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

Sáng 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện nổi bật

Quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt, bảo đảm đạt và phấn đấu vượt các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 18.9, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu khai mạc Hội nghị.

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB

Chiều 17.9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng, thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Chiều 17.9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống của Học viện (9.1949 - 9.2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; trực tuyến tới các điểm cầu của các Học viện trực thuộc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính không hài lòng đối với một số ngành, địa phương trả lại vốn đầu tư công
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính không hài lòng đối với một số ngành, địa phương trả lại vốn đầu tư công

Chiều 17.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 14 của Ban Chỉ đạo nhằm rà soát các công việc sau phiên họp lần thứ 13 và bàn các giải pháp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ các công trình, dự án.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khó đến đâu gỡ đến đó, phải làm đến nơi đến chốn, kịp thời phục vụ nhiệm vụ quý 4.2024 và năm 2025

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ đặc biệt quan tâm 6 dự án Luật dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám theo quy trình tại một kỳ họp; các Bộ trưởng phải trực tiếp xem xét dự thảo Luật để bảo đảm chất lượng. Chúng ta xác định khó đến đâu gỡ đến đó, tắc đến đâu thông đến đó, phải làm đến nơi đến chốn để kịp thời phục vụ cho nhiệm vụ quý 4.2024 và năm 2025.