Tổng kết Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội

Bước tiến mới trong phát triển, chỉnh trang đô thị Thủ đô

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (Khóa XVII) về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025”, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đánh giá, sau 4 năm thực hiện bài bản, nghiêm túc, khoa học, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, Chương trình đã tạo ra bước tiến mới trong phát triển, chỉnh trang đô thị và được cử tri, Nhân dân Thủ đô ủng hộ, đánh giá cao.

Đề xuất chuyển tiếp nhiệm vụ sang giai đoạn tiếp theo

Báo cáo tại Hội nghị tổng kết Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cho biết: đến nay, Chương trình đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành 9/19 chỉ tiêu; dự kiến tổng số chỉ tiêu hoàn thành đến cuối nhiệm kỳ là 14/19 chỉ tiêu; còn 5/19 chỉ tiêu gặp khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, Hà Nội đã đưa vào hoạt động thêm 5 trung tâm thương mại lớn; hoàn thành 5 không gian, tuyến phố đi bộ; tiếp tục triển khai Đề án mở rộng không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm; tháp Trung tâm tài chính nằm trong Dự án thành phố thông minh phía bắc sông Hồng, chức năng là trung tâm tài chính, thương mại, hỗn hợp, được triển khai trên khu đất diện tích 133.279m2, quy mô xây dựng 30.547m2, cao 108 tầng, tổng mức đầu tư khoảng 1 tỷ USD. Đồng thời, thành phố đã cơ bản hoàn thành Khu đô thị mới Tây Mỗ - Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm. Dự kiến đến hết năm 2025, thành phố sẽ xây dựng mới, cải tạo được 62 công viên, vườn hoa (đạt 137,7% chỉ tiêu đề ra).

Sau gần 5 năm triển khai Chương số 03-CTr/TU của Thành ủy, diện mạo đô thị của Thủ đô có nhiều chuyển biến tích cực và rõ nét

Sau gần 5 năm triển khai Chương số 03-CTr/TU của Thành ủy, diện mạo đô thị của Thủ đô có nhiều chuyển biến tích cực và rõ nét

Về chỉ tiêu chỉnh trang hè, đường phố trên địa bàn 12 quận, so với chỉ tiêu Chương trình đề ra đạt 142% kế hoạch. Hiện, thành phố Hà Nội đã xây mới và cải tạo được 25 chợ so với kế hoạch của Chương trình là đầu tư xây dựng 20 chợ; xây dựng 20 tuyến đường giao thông hạ tầng khung tại các huyện có đề án lên quận. Trong đó, có 20 dự án khả thi (5 dự án đang thi công, 10 dự án sẽ phê duyệt trong năm 2025 và 5 dự án khởi công năm 2025). Từ năm 2021 đến nay, các đơn vị đã triển khai bảo tồn, chỉnh trang 20 biệt thự cũ và 8 công trình kiến trúc khác (công trình của Trung ương do Trung ương đầu tư thực hiện; các công trình thuộc thành phố do thành phố đầu tư thực hiện)...

Phó Chủ tịch UBND thành phố cũng thẳng thắn nhìn nhận, hiện có 5/19 chỉ tiêu còn khó khăn, vướng mắc, đề xuất chuyển tiếp nhiệm vụ sang giai đoạn tiếp theo. Trong đó, có chỉ tiêu triển khai đầu tư xây dựng 1 - 2 khu outlet quy mô lớn; chỉ tiêu tỷ lệ đô thị hóa đạt 60 - 62%; chỉ tiêu hạ ngầm 100% hệ thống cáp điện lực, thông tin tại các khu vực phát triển đô thị, các tuyến đường cải tạo, xây dựng mới...

Tại hội nghị, lãnh đạo một số quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Long Biên... đã trao đổi, làm rõ thêm các kết quả đạt được của đơn vị mình. Đặc biệt, là công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện trong kiểm tra, rà soát hiện trạng sử dụng các chung cư; trồng mới cây xanh đô thị; cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công viên, vườn hoa; công tác hạ ngầm, chỉnh trang hè, đường phố...

Khai thác cơ chế, chính sách đặc thù của Luật Thủ đô

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn - Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy nhấn mạnh: đây là Chương trình khó, với 19 chỉ tiêu và 56 nhiệm vụ cụ thể, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Song, với việc triển khai bài bản, nghiêm túc, khoa học, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, sau 4 năm thực hiện, chương trình đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Hiện, Chương trình đạt được 9/19 chỉ tiêu; trong đó, công tác cải tạo công viên, vườn hoa đạt sự chuyển biến rõ nét với 62 công viên, vườn hoa được cải tạo (đạt 137,7%).

Đặc biệt, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố nhấn mạnh, nếu không có sự quyết liệt trong triển khai thực hiện, một số nhiệm vụ rất khó hoàn thành, các địa phương không thể có được diện mạo thay đổi như hôm nay, như: Dự án đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, hồ Đống Đa, địa chỉ số 6 Đào Duy Anh từ bãi đất bỏ hoang đã được giải phóng mặt bằng để thực hiện chỉnh trang đô thị; phố ẩm thực Nguyễn Văn Tuyết... Hay việc phát triển các tuyến phố đi bộ ở các quận, huyện; xây dựng công viên tại quận Hà Đông, công viên Phùng Khoang, hồ điều hòa Mai Dịch, dự án Đường Vành đai 4...

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố nêu rõ vẫn còn một số chỉ tiêu đạt thấp và còn khó khăn, như vận tải hành khách công cộng, hạ ngầm cáp điện... Do vậy, các sở, ngành, đơn vị cần tiếp tục quan tâm, tháo gỡ nhằm hoàn thành chỉ tiêu đề ra, bởi công tác chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị đối với Hà Nội có ý nghĩa quan trọng. Đồng thời, các đơn vị tiếp tục rà soát một số chỉ tiêu đang thực hiện, như: cải tạo xây dựng chung cư cũ, hạ ngầm cáp điện, chỉnh trang công viên (Thống Nhất, Bách Thảo, Hà Đông), xây dựng tuyến Hoàng Cầu - Voi Phục...; đề xuất thành phố các giải pháp tháo gỡ khó khăn, nếu có.

Ngoài những nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể của Chương trình tiếp tục triển khai, thời gian tới, thành phố cũng thực hiện nhiệm vụ mới theo chỉ đạo của Trung ương. Nhất là, đẩy nhanh phát triển hạ tầng giao thông, phát triển phương tiện hành khách công cộng, cải thiện chất lượng môi trường, chỉnh trang đô thị... "Hà Nội cần biến thách thức thành thuận lợi, đồng thời, khai thác các cơ chế, chính sách; đặc biệt, là những chính sách đặc thù trong Luật Thủ đô năm 2024 để triển khai thực hiện với hiệu quả, sản phẩm cụ thể”, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh.

Với những hiệu quả Chương trình số 03-CTr/TU mang lại trong công tác chỉnh trang đô thị, Chủ tịch HĐND thành phố đề nghị, các sở, ngành, địa phương nghiên cứu để duy trì Chương trình trong giai đoạn tiếp theo và tin tưởng những kết quả của Chương trình sẽ được lan tỏa, góp phần xây dựng Hà Nội là thành phố văn hiến, văn minh, hiện đại.

Trên đường phát triển

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng kiểm tra tiến độ thi công dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1 (TP Móng Cái)
Trên đường phát triển

Quảng Ninh gỡ khó cho các dự án trọng điểm ngoài ngân sách

Tỉnh Quảng Ninh hiện đang triển khai các biện pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhiều dự án trọng điểm ngoài ngân sách nhằm thu hút nhiều nguồn lực đầu tư ngoài xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Mục tiêu của tỉnh là sớm đưa các dự án này vào triển khai xây dựng, tạo ra những dư địa phát triển mới.

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng
Trên đường phát triển

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng

Nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư ngày càng gay gắt, tỉnh Nam Định đã và đang chủ động đầu tư hạ tầng năng lượng hiện đại. Với tầm nhìn chiến lược và khát vọng đổi mới, địa phương đặt mục tiêu bảo đảm nguồn điện ổn định, bền vững - yếu tố then chốt để thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bảo đảm chỉ tiêu thu ngân sách năm 2025 tăng ít nhất 10%
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung nguồn lực bứt phá kinh tế từ 17 nghị quyết mới thông qua

Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 vừa thông qua 17 nghị quyết quan trọng liên quan đến các lĩnh vực đất đai, xây dựng, ngân sách, đầu tư công, văn hóa - xã hội. Đây được xem là những quyết sách có ý nghĩa đặc biệt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo.

Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ
Trên đường phát triển

Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ

Sáng 29.3, tại khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu (không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm TP. Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc Chương trình “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ”. Chương trình do UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp cùng Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức.

Năm 2025, Ban tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ sẽ thực hiện đổ chiếc bánh xèo siêu to khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí
Văn hóa

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2025 sẽ có 231 gian hàng

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 -  năm 2025, Ban tổ chức sẽ thực hiện 2 chiếc bánh khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí; đồng thời hướng dẫn khách làm các loại bánh dân gian Nam Bộ.

Thời gian qua, công tác khám chữa bệnh cho Nhân dân Thủ đô được nâng cao cả chất và lượng.
Trên đường phát triển

Nâng cao phúc lợi, phát triển an sinh xã hội

Sau hơn 4 năm triển khai, Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển hệ thống an sinh xã hội đã đạt nhiều kết quả ấn tượng, góp phần nâng cao phúc lợi và chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô. Với các chính sách và giải pháp thiết thực, thành phố đã hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng, đặc biệt là trong công tác giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe và đầu tư cho giáo dục.

Tập trung phát triển nhân lực phục vụ khu, cụm công nghiệp
Trên đường phát triển

Tập trung phát triển nhân lực phục vụ khu, cụm công nghiệp

Để thực hiện mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030, ngày 7.6.2022, UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quyết định số 1584/QĐ-UBND phê duyệt “Đề án phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030”. Sau 3 năm triển khai Đề án, chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn đã đạt được một số kết quả nhất định. Đây là nỗ lực được Đoàn giám sát của UBTVQH ghi nhận, đánh giá cao.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: PV
Trên đường phát triển

Phát triển Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, kết nối toàn cầu

Chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17.3.1930 - 17.3.2025), sáng 28.3, tại Bảo tàng Hà Nội, Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU ngày 17.3.2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" (Chương trình số 06-CTr/TU) tổng kết chương trình sau hơn 4 năm triển khai.

Nhiều mô hình sản xuất kinh tế ứng dụng công nghệ cao đem lại thu nhập ổn định cho người dân huyện Chương Mỹ
Địa phương

Điểm sáng Thủy Xuân Tiên

Thủy Xuân Tiên là xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu đầu tiên của huyện Chương Mỹ. Vừa qua, Thủy Xuân Tiên là một trong những “điểm sáng” được UBND thành phố Hà Nội tặng Cờ đơn vị thi đua trong thực hiện phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025. Đây là ghi nhận cho những nỗ lực, quyết tâm, đóng góp của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân xã Thủy Xuân Tiên trong hơn 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.

Hà Nội: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, gấp rút chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm, cấp bách
Trên đường phát triển

Hà Nội: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, gấp rút chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm, cấp bách

Ngày 26.3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì buổi làm việc với UBND TP. Hà Nội về đôn đốc thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2025; tình hình bảo đảm trật tự an toàn giao thông và xử lý ô nhiễm môi trường không khí.