Tam giác phát triển CLV

Bước tiến lớn từ cơ chế hợp tác của Chính phủ đến Hội nghị Cấp cao của Quốc hội

Sau hơn 10 năm thành lập, Khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV Development Triangle Area) đã chứng tỏ là cơ chế hiệu quả giúp tăng cường sự đoàn kết, hợp tác giữa ba nước trong mọi lĩnh vực. Trên cơ sở cơ chế hợp tác giữa 3 Chính phủ, Hội nghị Cấp cao của Quốc hội ba nước CLV đã chính thức được khởi đồng nhằm thúc đẩy và giám sát việc thực hiện các thỏa thuận, chương trình hành động và các dự án hợp tác mà Chính phủ 3 nước đã thống nhất, cũng như các thỏa thuận đa phương mà 3 nước là thành viên.

CLV là gì?

Nguồn: khmertimeskh

CLV là từ viết tắt chữ cái đầu của 3 nước Campuchia, Lào, Việt Nam xếp theo thứ tự bảng chữ cái, gọi tắt cho “Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam” (CLV Development Triangle Area). Được Thủ tướng ba nước quyết định thành lập năm 1999, khu vực này bao gồm 10 tỉnh biên giới giữa 3 quốc gia thành viên. Cuối năm 2009, các thành viên quyết định đưa thêm 3 địa phương từ mỗi nước vào danh sách những tỉnh thuộc Khu vực phát triển này. Tại Hội nghị cấp cao năm 2018, Thủ tướng 3 nước đã nhất trí đồng ý mở rộng để tam giác phát triển bao trùm toàn bộ lãnh thổ của các nước Đông Dương.

Website Hội nghị Cấp cao Quốc hội CLV

Ngày 20.11 vừa qua, Quốc hội Lào đã ra mắt trang web Hội nghị Cấp cao Quốc hội ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV) đầu tiên với địa chỉ: www.na-dtaclv.gov.la. Trang web này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về Hội nghị Cấp cao Quốc hội CLV và phổ biến thông tin để công chúng biết về hoạt động của các thành viên quốc hội CLV. Trang web bao gồm hai ngôn ngữ tiếng Lào và tiếng Anh.

Mục tiêu của việc hình thành CLV là nhằm tăng cường đoàn kết và hợp tác giữa ba nước, đảm bảo an ninh, ổn định chính trị, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực. Hợp tác CLV tập trung vào các lĩnh vực: an ninh - đối ngoại, giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, đầu tư, các lĩnh vực xã hội và bảo vệ môi trường…

Về cơ chế hoạt động, bên cạnh các Hội nghị Cấp cao được tổ chức, ba nước CLV đã nhất trí thành lập Ủy ban Điều phối chung (với bốn Tiểu ban: kinh tế, xã hội - môi trường, địa phương, an ninh - đối ngoại). Mỗi nước cử một bộ trưởng làm đồng Chủ tịch Ủy ban và ủy viên Ủy ban Điều phối gồm đại diện các bộ, ngành liên quan và các tỉnh trong Tam giác. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam giữ vai trò đồng Chủ tịch Ủy ban.

Những kết quả chính của các kỳ Hội nghị Cấp cao

Cho đến nay, ba nước đã tiến hành 11 kỳ Hội nghị Cấp cao. Trong số đó, một số văn kiện quan trọng đã được thông qua như: Tuyên bố Vientiane về xây dựng Tam giác phát triển được Thủ tướng ba nước ký nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN 10 năm 2004; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tam giác phát triển CLV được ba nước thông qua năm 2004; Bản điều chỉnh Quy hoạch tổng thể đến năm 2020; Chính sách Ưu đãi đặc biệt cho Khu vực Tam giác phát triển CLV năm 2008…

Vào tháng 3.2018, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Cấp cao CLV lần thứ 10 do Thủ tướng ba nước đồng chủ trì. Tại đây, các nhà lãnh đạo đã thông qua Kế hoạch tổng thể về kết nối ba nền kinh tế CLV đến năm 2030. Kế hoạch bao gồm những định hướng lớn thúc đẩy hợp tác kết nối về hạ tầng cơ sở, kết nối về thể chế và kinh tế, và giao lưu Nhân dân.

Bước tiến lớn từ cơ chế hợp tác của Chính phủ đến Hội nghị Cấp cao của Quốc hội -0
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam bày tỏ tình đoàn kết tại Hội nghị Tham vấn diễn ra vào tháng 10.2023 nhằm chuẩn bị cho Hội nghị cấp Chủ tịch Quốc hội ba nước vào đầu tháng 12. Ảnh: TTXVN

Vào tháng 9.2020, Thủ tướng ba nước đã tham dự Hội nghị Cấp cao CLV lần thứ 11 theo hình thức trực tuyến do những hạn chế do đại dịch Covid-19. Tại hội nghị, các Thủ tướng đã chỉ đạo Ủy ban Điều phối chung tích cực triển khai một số nội dung cụ thể như: xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tam giác phát triển CLV giai đoạn 2021 - 2030; Xây dựng các chương trình, kế hoạch và dự án cụ thể để thực hiện Kế hoạch kết nối ba nền kinh tế Campuchia - Lào - Việt Nam đến 2030; thực hiện hiệu quả Kế hoạch phát triển du lịch khu vực Tam giác phát triển CLV giai đoạn 2020 - 2025 tầm nhìn 2030 được thông qua tại Hội nghị, nâng cao hiểu biết về mô hình “Ba quốc gia, một điểm đến” và thúc đẩy du lịch bền vững; xây dựng chương trình hoạt động cụ thể để triển khai Kế hoạch phát triển ngành công nghiệp cao su bền vững được thông qua tại Hội nghị; tăng cường các hoạt động trao đổi sinh viên, giảng viên, nghiên cứu viên; các chương trình đào tạo nghề và giao lưu nhân dân; phối hợp cùng các đối tác phát triển, các tổ chức tài chính quốc tế trong việc thực hiện các kế hoạch đã được phê duyệt…

Sau hơn một thập kỷ được thành lập, tất cả các quốc gia thành viên của Tam giác phát triển CLV đều đã chứng kiến sự chuyển mình nhanh chóng. Mối quan hệ tốt đẹp giữa Lào, Campuchia và Việt Nam đã tạo thuận lợi cho dòng vốn đầu tư qua lại giữa những quốc gia này. Việt Nam đã đầu tư vào 113 dự án trị giá khoảng 3.56 tỷ USD tại các tỉnh dọc biên giới Lào và Campuchia (65 dự án ở Lào và 48 dự án tại Campuchia). Bên cạnh đó, Việt Nam cũng hỗ trợ hai quốc gia láng giềng thông qua việc cung cấp tài chính để xây dựng cơ sở hạ tầng. 5 tỉnh của Việt Nam nằm trong tam giác phát triển đã thu hút 233 dự án đầu tư từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký là 2.3 tỷ USD.

Phối hợp giữa các ủy ban của Quốc hội 3 nước

Cùng với sự hợp tác chặt chẽ giữa ba Chính phủ, từ năm 2009, thực hiện chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng trong quan hệ với Campuchia và Lào, dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng đoàn Quốc hội, các cơ chế hợp tác cấp Ủy ban ba bên giữa ba Quốc hội đã được hình thành và tổ chức định kỳ 2 năm/lần theo hình thức luân phiên gồm: Hội nghị giữa ba Ủy ban Đối ngoại nhằm giám sát, thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác giữa ba nước; tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác vì sự phát triển chung khu vực Tam giác phát triển; Hội nghị giữa ba Ủy ban Quốc phòng - An ninh nhằm giám sát, thúc đẩy, bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh, an toàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, xây dựng đường biên giới hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực Tam giác phát triển; Hội nghị giữa ba Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực tài chính, ngân sách.

Vào tháng 3.2022, cuộc họp của Ủy ban Đối ngoại 3 Quốc hội CLV đã thảo luận về khả năng nâng cấp cơ chế hiện tại ở cấp Ủy ban lên Hội nghị Cấp cao Quốc hội CLV, phù hợp với cơ chế phối hợp của Chính phủ.

Thành lập cơ chế Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước

Ngày 20.11.2022, tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 43 (AIPA-43), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin và Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane đã ký Tuyên bố chung lần đầu thiết lập cơ chế Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước CLV.

Theo đó, ba Chủ tịch Quốc hội nhất trí nâng cấp cơ chế Hội nghị hiện nay giữa các Ủy ban của Quốc hội ba nước CLV thành “Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV Parliamentary Summit) được tổ chức hai năm một lần do 3 Chủ tịch Quốc hội chủ trì trên cơ sở luân phiên theo thứ tự bảng chữ cái; đồng thời thông qua Quy trình Thủ tục của Hội nghị cấp cao Quốc hội CLV. Việc thiết lập cơ chế Hội nghị cấp cao Quốc hội CLV phù hợp với tầm nhìn của nhiều thế hệ Chủ tịch Quốc hội ba nước.

Tuyên bố chung khẳng định, việc thiết lập cơ chế Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước CLV nhằm: Tăng cường và củng cố quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết chặt chẽ và hợp tác toàn diện, trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội, hợp tác quốc phòng - an ninh, giao lưu nhân dân vì sự phát triển bền vững của ba nước và của khu vực;  Thúc đẩy và giám sát việc thực hiện các thỏa thuận, chương trình hành động và các dự án hợp tác mà Chính phủ ba nước đã thống nhất cũng như các thỏa thuận đa phương mà ba nước là thành viên; Thúc đẩy việc trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và thực tiễn tốt trong thực thi các chức năng và nhiệm vụ của Quốc hội CLV; Phân bổ ngân sách và trao đổi các cách thức huy động vốn từ các đối tác trong và ngoài khu vực CLV để thực hiện các chương trình và dự án trong khu vực Tam giác phát triển và các lĩnh vực hợp tác khác.

Hội nghị Cấp cao Quốc hội CLV lần thứ nhất sẽ diễn ra từ ngày 4 - 7.12, tại Thủ đô Vientiane, Lào. Với chủ đề: “Tăng cường vai trò của Quốc hội trong thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa Campuchia, Lào và Việt Nam”, Hội nghị nhằm tăng cường vai trò giám sát và theo dõi sự phát triển và tiến độ thực hiện các thỏa thuận đã được Chính phủ CLV ký kết bao gồm Kế hoạch hành động và các Chương trình hợp tác phát triển chung trong khu vực Tam giác phát triển, cũng như các thỏa thuận đa phương mà cả ba nước đã ký kết.

Nghị viện thế giới

Ngân hàng sẽ phát hiện gian lận theo thời gian thực từ giữa năm 2025
Quốc tế

Ngân hàng sẽ phát hiện gian lận theo thời gian thực từ giữa năm 2025

Các tổ chức tài chính của Singapore sẽ phải triển khai tính năng phát hiện gian lận theo thời gian thực để kịp thời ngăn chặn nguy cơ tài khoản của khách hàng bị lừa đảo rút tiền, bắt đầu từ giữa năm 2025. Đây là khuyến nghị quan trọng đã được bổ sung vào Khung trách nhiệm chung (SRF), ​​được Cơ quan Tiền tệ Singapore triển khai vào ngày 16.12.2024, sau quá trình tham vấn công khai kéo dài hai tháng.

Quốc gia đầu tiên cho phép đóng băng tài khoản để bảo vệ nạn nhân
Nghị viện thế giới

Quốc gia đầu tiên cho phép đóng băng tài khoản để bảo vệ nạn nhân

Ngày 7.1.2025, Quốc hội Singapore đã thông qua luật mới với các biện pháp chưa từng có để bảo vệ nạn nhân của lừa đảo trực tuyến. Động thái pháp lý này đưa Singapore trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới trao quyền cho cảnh sát có thể kiểm soát tài khoản ngân hàng cá nhân nhằm sớm ngăn chặn hành vi lừa đảo trực tuyến.

Nguồn: caixinglobal.com
Quốc tế

Chế độ giám sát nghiêm ngặt với chế tài mạnh mẽ

Ngành năng lượng, với vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi một nền tảng pháp lý vững chắc. Luật Năng lượng Trung Quốc ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đó, với trọng tâm là các quy định về giám sát và trách nhiệm pháp lý. Những quy định này không chỉ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn thúc đẩy tính minh bạch và bảo đảm việc tuân thủ trong toàn ngành.

Nguồn: China Daily
Quốc tế

Xây dựng hệ sinh thái đổi mới về năng lượng

Trước áp lực biến đổi khí hậu và nhu cầu năng lượng tăng cao, Trung Quốc coi đổi mới công nghệ năng lượng là chìa khóa cho phát triển bền vững. Việc thúc đẩy công nghệ tiên tiến không chỉ nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng truyền thống mà còn mở rộng tiềm năng cho năng lượng tái tạo, góp phần cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

Nguồn: jingsun-power.com
Quốc tế

Nền tảng pháp lý cho phát triển bền vững và chuyển đổi kinh tế xanh

Luật Năng lượng đầu tiên của Trung Quốc sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2025, được kỳ vọng tạo ra nền tảng vững chắc cho phát triển năng lượng bền vững và chuyển đổi kinh tế xanh. Trước đó, vào ngày 8.11.2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua luật, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lộ trình đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060, đồng thời thể hiện chiến lược và định hướng chính sách năng lượng của quốc gia.

5 trở ngại đe dọa tăng trưởng toàn cầu năm 2025
Nghị viện thế giới

5 trở ngại đe dọa tăng trưởng toàn cầu năm 2025

Trong năm 2025 và có thể là nhiều năm tiếp theo, kinh tế tăng trưởng chậm lại sẽ vẫn là thách thức dai dẳng nhất của thế giới, ảnh hưởng tới cả các nước phát triển và đang phát triển. Nền kinh tế của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản đều được dự báo sẽ tăng trưởng dưới 3%/năm - ngưỡng cần thiết tối thiểu để tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người trong vòng một thế hệ (25 năm). Các nền kinh tế mới nổi tiêu biểu như Brazil, Argentina và Nam Phi cũng được dự báo sẽ tăng trưởng chậm chạp trong thập kỷ tới.

Quốc hội Malaysia: Hệ sinh thái số mang lại hiệu quả và minh bạch
Quốc tế

Quốc hội Malaysia: Hệ sinh thái số mang lại hiệu quả và minh bạch

Trong những năm gần đây, Quốc hội Malaysia đã thực hiện hành trình đầy tham vọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và đổi mới Quốc hội. Quá trình chuyển đổi này không đơn thuần là áp dụng các công nghệ mới mà còn đại diện cho một cuộc đại tu chiến lược nhằm hướng tới hiện đại hóa các quy trình lập pháp và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan lập pháp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của một môi trường chính trị năng động và một xã hội ngày càng số hóa.

insights.gostudent.org
Quốc tế

Định hướng cho giáo dục tại nhà

Dự luật Về sự phát triển toàn diện của trẻ em và nhà trường đang trở thành tâm điểm trong các cuộc thảo luận về giáo dục tại Vương quốc Anh. Một trong những nội dung được quan tâm là các quy định mới liên quan đến giáo dục tại nhà (home schooling).

teachaway.com
Quốc tế

Xây dựng môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững

Dự luật Về phát triển toàn diện của trẻ em và trường học đánh dấu bước ngoặt trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Vương quốc Anh, trong đó đặc biệt chú trọng đến đội ngũ giáo viên thông qua các cải cách sâu rộng về đào tạo chuyên môn, chế độ lương thưởng và điều kiện làm việc, nhằm xây dựng một môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững.

Nguồn: The Independent
Quốc tế

Sẽ có những thay đổi bước ngoặt

Dự luật Về sự phát triển toàn diện của trẻ em và nhà trường, vừa được trình lên Nghị viện Vương quốc Anh tháng 12.2024, là bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hệ thống giáo dục và bảo vệ trẻ em tại xứ sở sương mù, nhằm bảo đảm mọi trẻ em đều nhận được nền giáo dục chất lượng, an toàn và được bảo vệ tối đa, đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hoặc có nhu cầu giáo dục đặc biệt.

Nguyên nhân và hệ quả chính trị
Nghị viện thế giới

Nguyên nhân và hệ quả chính trị

Chiều ngày 14.12, phe đối lập Hàn Quốc đã thành công thúc đẩy Quốc hội thông qua kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol, đưa ông trở thành vị tổng thống thứ ba bị luận tội trong lịch sử Hàn Quốc. Kiến nghị luận tội được thông qua với 204 phiếu thuận, 85 phiếu chống, 3 phiếu trắng và 8 phiếu không hợp lệ trong tổng số 300 phiếu. Như vậy có tới 13 nghị sĩ đảng cầm quyền bỏ phiếu chống lại Tổng thống Yoon. Câu hỏi đặt ra hiện nay là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo và quyết định này ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của đất nước.

Để không ai đứng trên luật pháp
Nghị viện thế giới

Để không ai đứng trên luật pháp

Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia theo mô hình chính thể tổng thống quy định về thủ tục luận tội người đứng đầu. Cùng với Mỹ, quy định này trong Hiến pháp Hàn Quốc nhằm bảo đảm không có cá nhân nào đứng trên luật pháp và mọi quan chức đều phải tuân theo pháp quyền. Tuy nhiên, thủ tục luận tội Tổng thống cần thông qua ba bước khá ngặt nghèo. Việc quy định chặt chẽ như vậy nhằm bảo đảm các phe phái không lợi dụng quy trình luận tội để phục vụ những mục đích chính trị.

ITN
Nghị viện thế giới

Triết lý lấy con người làm trung tâm

Singapore, quốc gia nhỏ bé không chỉ được biết đến nhờ GDP bình quân đầu người cao mà còn nhờ vào nền công vụ minh bạch, hiệu quả và lấy con người làm trung tâm. Với khoảng 152.000 nhân sự tại 16 bộ và hơn 50 cục tác vụ (statutory board), đảo quốc sư tử đã xây dựng một mô hình công vụ dựa trên nguyên tắc sáng tạo, bền vững và hướng đến sự phát triển toàn diện.

todayonline.com
Nghị viện thế giới

Tinh giản biên chế để tối ưu hóa nguồn nhân lực

Nổi tiếng với bộ máy hành chính gọn nhẹ và hiệu quả, nền hành chính công vụ của Singapore đã trở thành hình mẫu tiêu biểu của quá trình tối ưu hóa nguồn nhân lực công. Với tầm nhìn chiến lược và tư duy đổi mới, đảo quốc sư tử đã triển khai một loạt chính sách cải cách nhằm tinh giản biên chế, nâng cao năng suất, đồng thời duy trì chất lượng dịch vụ công hiệu quả hàng đầu. Những bước đi này không chỉ thể hiện tư duy quản lý hiện đại, mà còn mang lại nhiều bài học quý giá cho các nhà hoạch định chính sách toàn cầu.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Lương công chức - chìa khóa cho mọi cải cách

Singapore từ lâu được nhìn nhận như hình mẫu toàn cầu về việc xây dựng một hệ thống công vụ minh bạch, hiệu quả và có sức hút mạnh mẽ đối với nhân tài. Thành công này không chỉ đến từ những biện pháp cải cách táo bạo, mà còn nằm ở chiến lược cốt lõi: chính sách lương thưởng công chức. Đây được xem là nền tảng vững chắc và "chìa khóa vàng" thúc đẩy mọi thay đổi, từ nâng cao hiệu suất làm việc đến củng cố lòng tin của xã hội vào bộ máy công quyền.

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận
Nghị viện thế giới

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận

Trong phiên thảo luận tại Viện Đại biểu (Hạ viện), Chủ tịch Hạ viện là người chủ tọa phiên họp và không được phép tham gia phát biểu tranh luận. Thời gian phát biểu của từng nghị sĩ trong quá trình thảo luận không bị Hạ viện khống chế, mà tùy thuộc vào sự điều hành của Chủ tịch Hạ viện. Vì thế có thể nói, ở vị trí này, người chủ tọa đóng vai trò như một vị "nhạc trưởng" chỉ huy dàn nhạc, điều khiển tiết tấu của cuộc thảo luận.

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp
Nghị viện thế giới

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp

Quốc hội Nhật Bản kể từ thời Hiến pháp Minh Trị cho đến sau khi Hiến pháp năm 1947 được ban hành, đã trải qua quá trình thay đổi và phát triển, với cơ cấu và quyền lực không ngừng được đổi mới, củng cố, khẳng định vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.