Bước “nhảy vọt” về phát triển năng lượng tái tạo

Trong bối cảnh các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu và tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt, lĩnh vực năng lượng tái tạo nổi lên như một tia hy vọng bởi các giải pháp khả thi, vô số tiến bộ công nghệ cũng như cơ hội đầu tư đang phát triển. Dựa trên những xu hướng mà thế giới đã chứng kiến trong năm 2023, bước sang năm 2024, lĩnh vực này chắc chắn sẽ còn tăng tốc và phát triển hơn nữa. Các chuyên gia đã liệt kê ra những xu hướng có tính chuyển đổi, sẵn sàng định hình bối cảnh năng lượng tái tạo vào năm tới.

Ảnh: ITN
Năm 2024 – Bước ngoặt của lĩnh vực năng lượng tái tạo. Nguồn: ITN

Vai trò của năng lượng tái tạo trong việc giảm lượng khí thải carbon toàn cầu sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn vào năm 2024. Khi các quốc gia đang nỗ lực chống lại biến đổi khí hậu, do đó việc áp dụng các nguồn năng lượng tái tạo sẽ là một yếu tố quan trọng trong các quyết định chính sách và đầu tư. Hơn nữa, do sự biến động của thị trường năng lượng toàn cầu, cũng như những thách thức về kinh tế, vai trò của năng lượng tái tạo càng quan trọng hơn, không chỉ trong việc giảm phát thải khí nhà kính, mà còn trong việc cung cấp nguồn năng lượng ổn định và bền vững hơn, điều chỉnh các mục tiêu kinh tế và môi trường trước những thách thức toàn cầu.

Đột phá về công nghệ mở ra những chân trời mới

Vào năm 2024, hydro xanh sẽ càng được khẳng định là nhân tố rất quan trọng để giảm lượng khí thải carbon dioxide và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng xanh và trở thành nguồn năng lượng toàn cầu quan trọng trong tương lai gần. Các chuyên gia dự đoán những tiến bộ lớn trong công nghệ điện phân sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả và giảm chi phí sản xuất hydro xanh. 

Những phát triển này có ý nghĩa then chốt vì chúng sẽ mở rộng khả năng tồn tại của hydro xanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả quy trình công nghiệp và giao thông vận tải. Sự phát triển này đánh dấu một bước quan trọng trong việc đa dạng hóa các ứng dụng năng lượng tái tạo và nêu bật tiềm năng của hydro xanh, trong quá trình chuyển đổi rộng hơn sang các hệ thống năng lượng bền vững.

Trong khi đó, năng lượng mặt trời và gió sẵn sàng cho những cải tiến mang tính biến đổi. Những tiến bộ trong các dự án quy mô lớn về các tấm pin mặt trời và các tuabin gió ngoài khơi, sẽ giúp việc khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo được hiệu quả hơn, làm cho năng lượng mặt trời và năng lượng gió trở nên khả thi và cạnh tranh hơn so với các nguồn năng lượng truyền thống. Sự tăng trưởng của công suất điện mặt trời là một xu hướng đáng chú ý và được dự báo sẽ vượt qua mức sản xuất điện mặt trời toàn cầu là 1 terawatt, chiếm một phần đáng kể trong tăng trưởng năng lượng tái tạo. Ngoài ra, tỷ trọng năng lượng gió ngoài khơi dự kiến sẽ tăng lên với nhiều quốc gia hơn, bao gồm Canada, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc và Anh; những quốc gia này đang mở rộng khả năng khai thác năng lượng gió ngoài khơi.

Sự tăng trưởng của năng lượng tái tạo trong năm tới sẽ gắn liền với những tiến bộ trong công nghệ lưu trữ năng lượng. Thế giới có thể thấy sự xuất hiện của các giải pháp lưu trữ tiên tiến như pin thể rắn, mang lại mật độ năng lượng cao hơn và tuổi thọ dài hơn so với pin lithium - ion truyền thống. Ngoài ra, sự phát triển của hệ thống lưu trữ dựa trên trọng lực dự kiến sẽ thu hút được sự chú ý. Các hệ thống này cung cấp các phương án lưu trữ lâu dài, bền vững, rất cần thiết để quản lý tính chất không liên tục của các nguồn năng lượng tái tạo. Những tiến bộ như vậy rất quan trọng trong việc bảo đảm nguồn cung cấp năng lượng tái tạo ổn định và đáng tin cậy.

Động lực từ chính sách năng lượng bền vững

Các Chính phủ dự kiến sẽ đóng vai trò then chốt trong việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Theo đó, vào năm 2024, các dự án năng lượng tái tạo sẽ được gia tăng trợ cấp, ưu đãi thuế và khung pháp lý thuận lợi hơn. Những chính sách này sẽ rất cần thiết trong việc khuyến khích áp dụng các công nghệ tái tạo và thu hút đầu tư. Và Trung Quốc được dự báo vẫn tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, tham vọng vượt mục tiêu tạo ra 33% lượng điện tiêu thụ từ các nguồn tái tạo vào năm 2025, với sự phát triển đáng kể trong năng lượng gió.

Ngoài ra sáng kiến tích hợp lưới cụ thể là việc tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện hiện sẽ là lĩnh vực trọng tâm. Các nỗ lực sẽ tập trung vào việc nâng cấp kết cấu hạ tầng lưới điện để quản lý hiệu quả sự biến đổi của các nguồn tái tạo. Điều này sẽ bao gồm việc triển khai các công nghệ tiên tiến như lưới điện thông minh và hệ thống năng lượng phân tán, có thể nâng cao độ tin cậy và phân phối năng lượng. Những sáng kiến này sẽ bảo đảm một hệ thống năng lượng ổn định và hiệu quả, cùng với khả năng xử lý phần năng lượng tái tạo ngày càng tăng, từ đó tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi được suôn sẻ hơn và hướng tới một tương lai năng lượng bền vững hơn.

Xu hướng gia tăng đầu tư vào năng lượng tái tạo

Sự gia tăng đầu tư của doanh nghiệp vào năng lượng tái tạo dự kiến sẽ tăng đáng kể vào năm 2024. Nhiều công ty hàng đầu trong các lĩnh vực kinh doanh quan trọng như thực phẩm và đồ uống, dệt may, dược phẩm, ô tô, hậu cần cam kết thực hiện các mục tiêu năng lượng tái tạo, cũng như đầu tư vào các dự án năng lượng xanh như một phần trong chiến lược bền vững của họ.

Lợi ích lâu dài của việc đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo sẽ mang đến lợi nhuận tài chính, cũng như các doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm hơn. Mặc dù các dự án tái tạo mới chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, tuy nhiên, sự gia tăng chi phí nhiên liệu hóa thạch và nhu cầu an ninh năng lượng sẽ càng khiến năng lượng tái tạo có tính cạnh tranh trên thị trường.

Ngoài ra, thị trường trái phiếu xanh và các khoản đầu tư vào Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) được dự đoán sẽ tăng trưởng đáng kể. Xu hướng này cho thấy sự thay đổi rộng rãi hơn trong cộng đồng đầu tư theo hướng bền vững và trách nhiệm xã hội. Các nhà đầu tư đang ngày càng tìm kiếm những cơ hội không chỉ mang lại lợi nhuận tài chính mà còn đóng góp tích cực cho các mục tiêu môi trường và xã hội. Sự quan tâm ngày càng mạnh mẽ này có thể dẫn đến các sản phẩm tài chính sáng tạo hơn trong lĩnh vực trái phiếu xanh và ESG. Qua đó, mang lại cơ hội tham gia cho các nhà đầu tư và hỗ trợ các sáng kiến bền vững trên toàn thế giới.

Trong khi đó, Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy bối cảnh năng lượng tái tạo. Đặc biệt, Tín dụng thuế đầu tư cho lưu trữ năng lượng xuất hiện từ đạo luật mang lại sự thúc đẩy tài chính cho các công nghệ lưu trữ năng lượng độc lập, bao gồm cả pin có công suất ít nhất 3kWh. 

Những "ngôi sao mới" của thị trường năng lượng 

Các nước đang phát triển dự kiến sẽ “nhảy vọt” trong cuộc đua phát triển năng lượng tái tạo, thậm chí sẽ bỏ xa các hạ tầng nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Nhờ vào chi phí thấp, khả năng tiếp cận công nghệ tái tạo ngày càng tăng cùng với sự hậu thuẫn lớn của quốc tế, các sáng kiến phát triển bền vững được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Việc áp dụng năng lượng tái tạo ở các quốc gia đang phát triển có thể làm thay đổi đáng kể bối cảnh năng lượng toàn cầu, mang đến những cơ hội mới cho tăng trưởng và đổi mới. Các quốc gia trên toàn cầu đang tìm cách đầu tư vào năng lượng tái tạo hiệu quả về mặt chi phí để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, đặc biệt tập trung vào việc giảm sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu ở các nước châu Âu và Mỹ.

Thêm vào đó, các hệ thống năng lượng tái tạo phi tập trung sẽ trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Các hệ thống này cung cấp giải pháp thay thế bền vững và đáng tin cậy cho năng lượng dựa trên lưới truyền thống, tăng cường khả năng phục hồi của địa phương và giảm sự phụ thuộc vào hạ tầng kỹ thuật lớn. Ngoài ra, nhu cầu về nhiên liệu sinh học dự kiến cũng sẽ tiếp tục tăng, chủ yếu do ngành giao thông vận tải thúc đẩy. Sự tăng trưởng này được hỗ trợ bởi các chính sách hỗ trợ của các Chính phủ tại các nền kinh tế quan trọng trên toàn cầu như Mỹ, Brazil, Liên minh châu Âu (EU), Ấn Độ và Indonesia. 

Nhìn chung, năm 2024 được dự đoán sẽ là một năm mang tính bước ngoặt đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo. Thế giới đang chứng kiến những xu hướng mới nổi trong lĩnh vực năng lượng có vai trò then chốt trong việc định hình một tương lai bền vững hơn, tiết kiệm năng lượng hơn và có ý thức về môi trường hơn. Thời điểm này sẽ đánh dấu một sự thay đổi quan trọng hướng tới việc sử dụng năng lượng tái tạo như một thành phần cốt lõi của chiến lược năng lượng toàn cầu. Điều này phản ánh rõ hơn nhận thức chung của toàn cầu về nhu cầu cấp thiết nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và tính bền vững của tài nguyên; qua đó, khuyến khích các giải pháp đổi mới và thúc đẩy cam kết sâu sắc hơn trong việc bảo vệ màu xanh của trái đất cho các thế hệ tương lai.

Quốc tế

Nguồn: ilo.org
Quốc tế

Bước tiến mới chống "nô lệ thời hiện đại"

Hội đồng châu Âu đã nhất trí thông qua đạo luật nhằm cấm các sản phẩm được sản xuất bằng lao động cưỡng bức bán trên thị trường EU hoặc xuất khẩu; tín hiệu đèn xanh của Hội đồng đánh dấu bước lập pháp quan trọng cuối cùng trong quá trình ban hành quy định mới, sau khi Nghị viện châu Âu thông qua vào tháng 4 vừa qua.

Hoàn thành lời hứa với cử tri
Quốc tế

Hoàn thành lời hứa với cử tri

Khi nhiệm kỳ Tổng thống của ông Joe Biden đang bước vào những tháng cuối cùng, chính quyền của ông đang gấp rút thực hiện các chương trình quan trọng, nhằm phân bổ nguồn lực cũng như bảo vệ các thành tựu chính sách, trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào tháng 1 tới. Giai đoạn này không chỉ mang ý nghĩa củng cố di sản chính trị của ông Joe Biden mà còn thể hiện quyết tâm của ông trong việc hoàn thành các cam kết với người dân Mỹ.

Philippines ban hành luật áp thuế VAT 12% đối với nhà cung cấp dịch vụ số nước ngoài
Thế giới 24h

Philippines ban hành luật áp thuế VAT 12% đối với nhà cung cấp dịch vụ số nước ngoài

Philippines đã có bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thuế khi Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. ký ban hành một đạo luật áp dụng mức thuế giá trị gia tăng (VAT) 12% đối với các nhà cung cấp dịch vụ số (DSP) nước ngoài không có trụ sở tại Philippines nhưng cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng tại đây. Cho tới nay, động thái này đã giúp bảo đảm cạnh tranh công bằng trong nền kinh tế số, đưa Philippines theo kịp các quốc gia trong khu vực như Indonesia, Singapore, và Thái Lan, những nước đã áp dụng các quy định tương tự.

COP29: Các quốc gia giàu cam kết không xây mới nhà máy điện than
Quốc tế

COP29: Các quốc gia giàu cam kết không xây mới nhà máy điện than

Tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra ở Baku (Azerbaijan) hôm 20.11, 25 quốc gia đã cam kết không xây dựng thêm nhà máy điện than nếu không có biện pháp kiểm soát khí thải, nhằm đẩy nhanh quá trình loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm này.

Tây Ban Nha sẽ hợp pháp hoá 900.000 người di cư không giấy tờ
Quốc tế

Tây Ban Nha sẽ hợp pháp hoá 900.000 người di cư không giấy tờ

Bộ trưởng Di trú Elma Saiz của Đảng Công nhân Xã hội Tây Ban Nha thông báo, Tây Ban Nha sẽ hợp pháp hoá khoảng 300.000 người di cư không có giấy tờ mỗi năm trong 3 năm tới. Các cải cách này nhằm mục đích mở rộng lực lượng lao động của đất nước và thúc đẩy nền kinh tế.

https://iptp11.nac.org.kh/
Quốc tế

Biểu tượng của sự đồng thuận và hòa hợp toàn cầu

Nghị viện Quốc tế về Bao dung và Hòa bình (IPTP) là tổ chức toàn cầu được thành lập nhằm hướng tới thúc đẩy sự bao dung, hòa bình và hợp tác quốc tế thông qua ngoại giao nghị viện và các sáng kiến hợp tác đa phương. IPTP tập trung vào việc xây dựng cầu nối giữa các quốc gia, thúc đẩy sự thấu hiểu giữa các nền văn hóa, tôn giáo và dân tộc, nhằm giảm thiểu xung đột và tạo nền tảng cho hòa hợp bền vững.

Anh và Ấn Độ sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại tự do
Quốc tế

Anh và Ấn Độ sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại tự do

Trong cuộc gặp song phương bên lề hội nghị thượng đỉnh Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Brazil, hai nhà lãnh đạo Anh và Ấn Độ khẳng định sẽ nối lại các cuộc đàm phán bị đình trệ để thống nhất một thỏa thuận thương mại tự do.

EU thông qua các luật thúc đẩy vận tải biển bền vững và an toàn
Quốc tế

EU thông qua các luật thúc đẩy vận tải biển bền vững và an toàn

Nhằm xây dựng ngành vận tải biển an toàn, sạch sẽ và hiện đại hơn, mới đây Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua 4 luật thuộc gói lập pháp “An toàn hàng hải”. Các quy định này sửa đổi các chỉ thị liên quan đến điều tra tai nạn hàng hải, ô nhiễm từ tàu biển, tuân thủ yêu cầu của quốc gia treo cờ và kiểm soát tàu thuyền tại cảng.

Nhành olive với lằn ranh đỏ
Quốc tế

Nhành olive với lằn ranh đỏ

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị định hướng mới cho quan hệ Mỹ - Trung, ông đã tận dụng cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden sắp mãn nhiệm tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Lima, Peru để gửi đi thông điệp kép: Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới của ông Donald Trump, nhưng đồng thời lưu ý về "lằn ranh đỏ" không thể thương lượng. Động thái này nhấn mạnh những rủi ro tiềm tàng trong mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ninh Bình kết nối hợp tác với các thành phố lịch sử, đô thị di sản của Armenia
Việt Nam và các nước

Ninh Bình kết nối hợp tác với các thành phố lịch sử, đô thị di sản của Armenia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17 - 23.11 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, ngày 18.11, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước Cộng hòa Armenia do Chủ tịch Quốc hội Alen Simonyan làm Trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc tại Ninh Bình.

Chương trình thí điểm miễn thị thực ngắn hạn của Trung Quốc: Cân bằng lợi ích
Quốc tế

Chương trình thí điểm miễn thị thực ngắn hạn của Trung Quốc: Cân bằng lợi ích

Chương trình miễn thị thực đã giúp Trung Quốc thu hút hơn 17 triệu du khách trong 7 tháng năm 2024. Sự gia tăng đột biến về du lịch là một lợi ích cho nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và có thể tăng cường chiến lược ngoại giao của đất nước. Tuy nhiên, chương trình này lại có thể dẫn tới tình trạng du lịch quá mức, gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng địa phương và làm gia tăng căng thẳng với người dân bản địa.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Định hướng lại cách tiếp cận đúng đắn

Tuần trước, các nhà lập pháp Trung Quốc đã thực hiện bước đi quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của trẻ em trong độ tuổi mầm non khi thông qua Luật Giáo dục mầm non mang tính đột phá. Được Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc phê chuẩn, luật sẽ có hiệu lực từ 1.6.2025. Với 85 điều khoản chia thành 9 chương, văn bản pháp lý này hướng tới mục tiêu mở rộng, nâng cao chất lượng và tính phổ cập của giáo dục mầm non, đồng thời giảm thiểu bất bình đẳng và thúc đẩy mô hình giáo dục theo hướng phục vụ công ích.

ITN
Nghị viện thế giới

Cải cách toàn diện chính sách tuyển dụng và phúc lợi cho giáo viên

Đội ngũ giáo viên mầm non giữ vai trò then chốt trong sự phát triển trí tuệ và nhân cách trẻ nhỏ, nhưng đang phải đối mặt với nhiều bất cập về thu nhập, phúc lợi và cơ hội nghề nghiệp. Để khắc phục, Luật Giáo dục mầm non mới được ban hành nhằm nâng cao điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ cho giáo viên, nhấn mạnh nguyên tắc "cùng công việc, cùng mức lương", áp dụng cho tất cả giáo viên, bất kể giáo viên trong hay ngoài biên chế.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Giáo dục nâng cao từ cấp mầm non và những hệ lụy

Giáo dục mầm non không chỉ là nền tảng giúp trẻ phát triển kỹ năng và nhận thức cơ bản, mà còn là giai đoạn quan trọng xây dựng nền tảng học tập lâu dài và nhân cách của trẻ. Tại Trung Quốc, giáo dục mầm non được coi là dịch vụ phúc lợi công thiết yếu, được nhà nước chú trọng đầu tư và quản lý. Từ những năm 1950, khi Hội đồng Nhà nước đưa ra những quyết định đầu tiên về cải cách hệ thống giáo dục, giáo dục mầm non đã bắt đầu phát triển có hệ thống và tổ chức rõ ràng.

Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
Việt Nam và các nước

Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững

Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MAM) ở Rio de Janeiro, Brazil từ ngày 18 - 19.11. Các nhà lãnh đạo G20 sẽ thảo luận để xây dựng sự đồng thuận về các vấn đề toàn cầu như chống đói nghèo, cải cách quản trị toàn cầu, đánh thuế giới siêu giàu, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Chọn nhân sự dựa trên lòng trung thành, ông Trump gây hoang mang dư luận
Quốc tế

Chọn nhân sự dựa trên lòng trung thành, ông Trump gây hoang mang dư luận

Nỗi lo sợ rằng nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Donald Trump sẽ cực đoan hơn nhiệm kỳ đầu tiên ngày càng gia tăng trong bối cảnh ông đưa ra hàng loạt lựa chọn nhân sự cấp cao gây sốc dư luận. Các nhà phân tích cho rằng, những lựa chọn này cho thấy ông đề cao lòng trung thành cá nhân, một điều rút kinh nghiệm từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông.