Bước ngoặt lớn trong thu hút đầu tư tư nhân vào hạ tầng

Ngày 15.1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) và Luật Đấu thầu có hiệu lực. Trong đó, Luật PPP với nhiều điểm mới như mở rộng quy mô dự án PPP, bãi bỏ quy mô vốn tối thiểu, cho phép thực hiện trở lại dự án BT… được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong thu hút khu vực tư nhân đầu tư vào các dự án kết cấu hạ tầng, dịch vụ công.

Doanh nghiệp mong chờ văn bản hướng dẫn

So với Luật PPP năm 2020, Luật sửa đổi có nhiều điểm mới quan trọng, được đánh giá là sẽ giúp các dự án PPP thực hiện thông suốt hơn, nhất là với những dự án quy mô nhỏ, dự án PPP đặc thù và tạo đột phá trong thu hút đầu tư tư nhân.

Cụ thể, thay vì giới hạn trong 5 lĩnh vực theo quy định cũ, Luật khuyến khích thực hiện phương thức PPP đối với tất cả dự án thuộc lĩnh vực đầu tư công, trừ các dự án thuộc lĩnh vực Nhà nước độc quyền hoặc dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Hạn mức về quy mô vốn đầu tư tối thiểu để thực hiện dự án PPP cũng bị bãi bỏ.

Phối cảnh Cảng hàng không Sa Pa - dự án được đầu tư theo hình thức PPP. Ảnh: VNB Tech
Phối cảnh Cảng hàng không Sa Pa - dự án được đầu tư theo hình thức PPP. Ảnh: VNB Tech

Đáng chú ý, Luật cho phép tiếp tục áp dụng loại hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) thanh toán bằng tiền và thanh toán bằng quỹ đất theo hướng đổi mới toàn diện cách thức thực hiện và thanh toán cho nhà đầu tư, khắc phục tối đa các bất cập trong việc thực hiện loại hợp đồng này. Luật cũng áp dụng cơ chế linh hoạt trong việc bố trí nguồn vốn nhà nước tham gia thực hiện dự án PPP, theo đó xem xét áp dụng tỷ lệ vốn nhà nước cao hơn 50% nhưng không quá 70% tổng mức đầu tư dự án. Đồng thời, Luật làm rõ trình tự, thủ tục sử dụng vốn đầu tư công thanh toán cho nhà đầu tư trong trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn; bổ sung các nguồn vốn thanh toán để chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp dự án PPP và xác định thứ tự ưu tiên khi sử dụng các nguồn vốn này…

Các nhà đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đang nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định mới của Luật PPP, và chờ mong các văn bản hướng dẫn triển khai, ví dụ sửa đổi các Nghị định hướng dẫn và các mẫu hợp đồng, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) Trần Chủng cho biết.

Sẽ làm rõ thêm các nội dung mới

Chủ tịch VARSI Trần Chủng cho rằng, để Luật PPP thực sự đi vào cuộc sống, các cơ quan chức năng cần sớm sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn Luật, trong đó cần quan tâm đến các hình thức hợp đồng PPP, kèm theo đó là các mẫu hợp đồng. Việc ký kết hợp đồng dự án PPP phải tuân thủ những nguyên tắc pháp lý nhất định. Việc tuân thủ các nguyên tắc này giúp cho quan hệ hợp đồng dự án PPP được thiết lập hợp pháp bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên ký kết hợp đồng và là cơ sở để pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi có tranh chấp xảy ra.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong hơn 3 năm thực hiện Luật PPP năm 2020, có 31 dự án mới đang được triển khai và 11 dự án đang chuẩn bị đầu tư. Đây đều là các dự án trọng điểm, quy mô lớn của quốc gia, địa phương với tổng mức đầu tư khoảng 380.000 tỷ đồng, nhu cầu sử dụng khoảng 190.000 tỷ vốn nhà nước.

Các dự án này dự kiến sẽ hình thành khoảng 1.000km đường cao tốc, 2 cảng hàng không tiêu chuẩn cấp 4C, 3 công trình xử lý chất thải rắn cấp đặc biệt, 3 nhà máy cung cấp nước sạch, góp phần mở rộng, nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, kinh tế - xã hội của các địa phương.

“Một trong những nguyên tắc đặc thù quan trọng nhất chi phối việc xác lập và thực hiện hợp đồng PPP là nguyên tắc bình đẳng giữa cơ quan có thẩm quyền (thường là các cơ quan của chính quyền) và nhà đầu tư (thường là tư nhân). Sự khác biệt về địa vị pháp lý của hai chủ thể trong hợp đồng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng trong hợp đồng PPP”, Chủ tịch VARSI khuyến cáo, đồng thời bày tỏ mong muốn các cơ quan soạn thảo cầu thị, lắng nghe các kiến nghị của các doanh nghiệp, nhà đầu tư để thực thi Luật hiệu quả.

Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đang trong bước cuối cùng hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật PPP và trình Chính phủ ban hành. Trong đó sẽ hướng dẫn các nội dung Luật yêu cầu quy định chi tiết, làm rõ thêm những nội dung mới và cập nhật mẫu hợp đồng cho phù hợp với tình hình hiện nay, đặc biệt là mẫu hợp đồng O&M - loại hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình trong một thời hạn nhất định.

Riêng quy định về dự án BT (xây dựng - chuyển giao, còn gọi là đổi đất lấy hạ tầng) có hiệu lực từ 1.7.2025. Dự kiến có Nghị định riêng về dự án BT và tháng 3 tới sẽ có dự thảo ban đầu. Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, đây là nội dung rất thách thức và sẽ phải lấy ý kiến rộng rãi, để mở ra những cơ hội mới trong thực hiện loại dự án này.

Kinh tế

Lúa chất lượng cao được các doanh nghiệp bao tiêu với giá cao hơn thị trường
Kinh tế

Cánh cửa mới của tăng trưởng xanh

Sau một năm triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, nhiều kết quả tích cực đã được ghi nhận, khẳng định tính đúng đắn và cấp thiết của chủ trương, mở ra cánh cửa mới của tăng trưởng xanh.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội trong thách thức thương mại

Việc Mỹ áp thuế 145% lên hàng Trung Quốc buộc nước này phải chuyển hướng xuất khẩu thủy sản, tạo áp lực cạnh tranh lớn tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam mở rộng thị phần, nếu kịp thời thích ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát xuất xứ và đa dạng hóa thị trường.

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn
Kinh tế

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế cho biết, trong thời gian vừa qua, cơ quan thuế đã triển khai hiệu quả hoàn thuế điện tử đạt tỷ lệ 99%. Trong đó, khoảng 86% số hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc diện ‘‘hoàn thuế trước, kiểm tra sau’’ đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn nhanh chóng trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ của người nộp thuế.

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã
Doanh nghiệp

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã

Một trong những nội dung quan trọng thu được tại Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Ninh tổ chức mới đây chính là sự thống nhất về tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp.

Đoàn công tác EVN kiểm tra công tác chuẩn bị sản xuất điện mùa khô tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2
Doanh nghiệp

Chuẩn bị tốt công tác sản xuất điện mùa khô

Bảo đảm nhiên liệu cho sản xuất, chủ động bảo dưỡng thiết bị, phát động thi đua để tạo không khí sôi nổi trong lao động… Đó là một số giải pháp trọng tâm mà các đơn vị quản lý các nhà máy nhiệt điện trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai nhằm mục tiêu cung ứng điện ổn định, liên tục trong cao điểm mùa khô 2025.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xuất khẩu rau quả khó đạt mục tiêu

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) Đặng Phúc Nguyên, kim ngạch xuất khẩu rau quả sụt giảm trong quý I là diễn biến trái ngược với năm trước. Nếu tình trạng này kéo dài, xuất khẩu rau quả dự kiến chỉ đạt trên dưới 6 tỷ USD trong khi mục tiêu đặt ra là 7,6 - 8 tỷ USD.

Toàn cảnh diễn đàn
Kinh tế

Hỗ trợ hợp tác xã xanh hóa

Tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025 với chủ đề “Chuyển đổi sản xuất xanh cho phát triển bền vững” do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức ngày 11.4, các chuyên gia cho rằng, "xanh hóa" sản xuất là điều tất yếu với các hợp tác xã. Để quá trình chuyển đổi thành công, cần có khung chính sách hỗ trợ phù hợp, giúp hợp tác xã tiếp cận công nghệ, tài chính, đào tạo và mở rộng thị trường.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tăng lượng bán điện mặt trời mái nhà để khuyến khích đầu tư

Theo các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, việc quy định lượng điện dư thừa từ hệ thống mặt trời mái nhà được phép bán ra tối đa 20% tổng công suất đã gỡ rào cản cho doanh nghiệp, người dân đầu tư năng lượng sạch. Dù vậy, cơ quan quản lý cần xem xét để nâng mức bán điện vượt ngưỡng này để khuyến khích đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp vẫn loay hoay dù sắp thí điểm thị trường carbon

Dự kiến vận hành thí điểm từ giữa năm 2025, thị trường carbon đang được kỳ vọng trở thành công cụ quan trọng giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Tuy nhiên, trong khi khung pháp lý và cơ chế vận hành vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều doanh nghiệp tham gia sớm vào thị trường này cho biết họ đang gặp không ít khó khăn.

Các chuyên gia tại Hội thảo
Kinh tế

Cải cách thể chế tạo động lực tăng trưởng

Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025" ngày 10.4, GS.TS. Phạm Hồng Chương, Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân, nhấn mạnh: thể chế chính là "cốt lõi mềm" của tăng trưởng; trong bối cảnh cửa sổ dân số vàng sắp khép lại, không cải cách thể chế đồng nghĩa với việc đánh mất động lực tăng trưởng.