Ý tưởng “dời đô” của Iran

Bước ngoặt hay mạo hiểm?

Tehran
Tehran

Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian mới đây đã đề cập đến ý tưởng táo bạo là di dời thủ đô từ Tehran đến gần vùng biển phía Nam hơn. Trong bài phát biểu nhân chuyến thăm các dự án cơ sở hạ tầng cuối tuần trước, ông nhấn mạnh rằng các vấn đề mà Tehran đang phải đối mặt, bao gồm tình trạng thiếu nước, sụt lún đất và ô nhiễm không khí nghiêm trọng, khiến việc tiếp tục phát triển nơi đây thành trung tâm chính trị và kinh tế của quốc gia trở nên bất khả thi.

Động lực cho kế hoạch "dời đô"

Tehran, nơi sinh sống của 9,4 triệu người và gần 17 triệu người ở vùng đại đô thị xung quanh, là thủ đô của Iran kể từ năm 1786. Thành phố lớn nhất ở Iran và Tây Á này là khu vực đô thị lớn thứ hai ở khu vực Trung Đông - Bắc Phi, sau Thủ đô Cairo của Ai Cập.

Tuy nhiên, thành phố này đang phải đối mặt với những bất cập về môi trường và cơ sở hạ tầng. Sự phát triển nhanh chóng, kết hợp với vị trí địa lý ở phía Bắc đất nước, đã dẫn đến nhiều vấn đề như tình trạng thiếu nước, sụt lún và ô nhiễm đáng kể. Bên cạnh đó, Tehran còn phải đối mặt với nguy cơ động đất do nằm trên những đường đứt gãy lớn về địa chất, và trung bình mỗi ngày có một trận động đất nhẹ xảy ra ở khu vực này. Tổng thống Pezeshkian nhận xét: “Tehran với tư cách là thủ đô của đất nước đang phải đối mặt với những vấn đề mà chúng ta không có giải pháp”, báo hiệu nhu cầu thay đổi chiến lược trong cách Iran giải quyết vấn đề phát triển đô thị của mình.

Untitled.jpg
Nguồn: toursofiran.com

Bên cạnh lo ngại về môi trường, Tổng thống Pezeshkian cũng chỉ ra nhiều bất cập về mặt kinh tế khi đặt thủ đô ở phía Bắc. Khoảng cách từ Tehran đến các tuyến giao thương chính của Iran, đặc biệt là dọc theo vịnh Ba Tư, đã tạo ra các thách thức về mặt hậu cần. Tổng thống nhấn mạnh tình hình hiện tại khi các nguồn tài nguyên được vận chuyển trên đất liền từ các cảng ở miền Nam đến trung tâm để chế biến, sản xuất và trải qua quá trình ngược lại nếu muốn xuất khẩu bằng đường biển qua vịnh Ba Tư, nơi có các tuyến đường giao thương hàng hải quan trọng của thế giới. Điều này làm tăng thêm chi phí không cần thiết.

Theo ông Pezeshkian, “không thể phát triển đất nước hơn nữa nếu xu hướng hiện tại vẫn tiếp diễn”. Do đó, việc di dời thủ đô đến gần bờ biển phía Nam sẽ hợp lý hóa các quy trình trên, giúp Iran tận dụng tốt hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ hội thương mại cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn. Tổng thống lập luận thêm, việc chỉ kêu gọi người dân rời khỏi Tehran sẽ không đủ để giải quyết những vấn đề này. “Chính phủ trước tiên phải tự rời đi trước, sau đó người dân được tạo điều kiện di dời theo”, ông nói, ám chỉ rằng việc “dời đô” sẽ là sự thay đổi toàn diện trong cách tiếp cận chính trị và kinh tế, điều được coi là vô cùng cần thiết cho tương lai quốc gia.

Ý tưởng táo bạo nhưng không ít nghi ngại

Ý tưởng về dời đô mới nhất tuy táo bạo, song vẫn còn nhiều ý kiến tỏ ra nghi ngại. Chẳng hạn, cựu Thị trưởng Tehran Gholamhossein Karbaschi cảnh báo rằng, động thái như vậy có thể dẫn đến tổn thất tài chính và tạo ra hai thành phố có vấn đề thay vì giải quyết các vấn đề của Tehran. Ông đặt câu hỏi “liệu chúng ta muốn đi đâu?” trong cuộc phỏng vấn với Hãng tin Asr Iran, nhấn mạnh tính trung tâm và cơ sở hạ tầng của Tehran rất khó thay thế.

Tuy nhiên, ông Gholamhossein Karbaschi đề xuất một cách tiếp cận thay thế, ủng hộ thực hiện mô hình chủ nghĩa liên bang hành chính và phân bổ lại các cơ quan và tổ chức chính phủ trên khắp đất nước để phát triển đồng đều. “Nếu chúng ta quyết định di dời tất cả 160 tổ chức và công ty, chủ yếu là các cơ quan chính phủ và các bộ đã được liên kết, đến các trung tâm chính của họ ở các tỉnh khác, chúng ta không chỉ có thể “dọn dẹp” Tehran mà còn tạo ra nền tảng cho sự phát triển ở nhiều khu vực khác nhau", ông giải thích.

Mehdi Chamran, Chủ tịch Hội đồng thành phố Tehran, cũng tham gia vào cuộc tranh luận, nhấn mạnh rằng mặc dù Tehran gặp nhiều thách thức, các tỉnh thành khác của Iran cũng phải đối mặt với những vấn đề tương tự, ví dụ như tình trạng thiếu nước.

Thực tế, ý tưởng "dời đô" của Tổng thống Iran Pezeshkian không mới. Nước này vốn có lịch sử về những lần "dời đô". Kể từ khi thành phố Hamedan trở thành trung tâm của Đế chế Median hơn 2.500 năm trước, thủ đô của Iran đã di dời hơn 40 lần. Mỗi khi một triều đại mới lên nắm quyền, thủ đô cũng thường thay đổi. Tuy nhiên, Tehran vẫn là thủ đô từ 238 năm nay.

Dẫu vậy, từ năm 1976, Iran đã cố gắng di dời thủ đô vì lo ngại rằng tình trạng tập trung hóa cực độ không có lợi cho sự phát triển. Năm 1995, một báo cáo mở rộng của một nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản từng kết luận, Tehran sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo nếu nơi đây phải hứng chịu một trận động đất mạnh hơn 5 độ richter. Tuy nhiên, các kế hoạch đã bị trì hoãn trong những năm 1990 và đầu những năm 2000, vì Tehran trải qua thời kỳ thịnh vượng, đầu tư vào cơ sở hạ tầng tăng mạnh với hệ thống đường vành đai và đường cao tốc.

Đến nhiệm kỳ (2005-2013) của cựu Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad, kế hoạch “dời đô” lại được nỗ lực xúc tiến. Năm 2013, lấy cảm hứng từ những ví dụ thành công của Istanbul - Ankara và Karachi - Islamabad ở hai nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan, 52 nhà lập pháp Iran đã đề xuất một dự luật di dời thủ đô. Quốc hội sau đó nhất trí thành lập một hội đồng để nghiên cứu giải pháp thay thế cho Tehran trong thời gian 2 năm.

Tuy nhiên, kế hoạch "dời đô" do Hội đồng gồm 15 thành viên này đề xuất và sau đó được Chính phủ của Tổng thống Rouhani (2013 - 2021) đưa ra đã bị Hội đồng thành phố Tehran bác bỏ vào tháng 3.2019. Vào thời điểm trên, Chủ tịch Hội đồng thành phố, ông Mohsen Hashemi-Rafsanjani, cho biết Chính phủ nên đầu tư vào việc cải thiện và phát triển Tehran thay vì tìm kiếm một thủ đô khác. Từ đó tới nay, Iran chưa bao giờ thông qua một kế hoạch cụ thể cho việc dời đô.

Chủ yếu, những khó khăn nảy sinh là bắt nguồn từ chi phí di dời quá lớn. Năm 2013, ông Saeed Leilaz, một nhà phân tích chính trị - kinh tế tại Tehran, cũng cho rằng kế hoạch là không khả thi vì nó sẽ tiêu tốn hàng chục tỷ USD và mất ít nhất 25 năm để hoàn thành. Điều này đặc biệt khó khăn trong bối cảnh khi Iran phải oằn mình chống chịu trước các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến chương trình hạt nhân, khiến ngân khố quốc gia cạn kiệt cho các quỹ phát triển dài hạn. Các lệnh trừng phạt thực tế đã cắt giảm quyền tiếp cận nguồn tiền dầu mỏ chiếm tới 80% thu nhập nước ngoài và 50% ngân sách.

Mặc dù còn nhiều thách thức và ý kiến trái chiều, đề xuất của Tổng thống Pezeshkian có thể đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển dài hạn của Iran, mở ra những thảo luận mới về tương lai của thủ đô đất nước.

Quốc tế

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học
Thế giới 24h

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học

Sau vụ hỏa hoạn gần đây tại Học viện Hillside Endarasha ở Quận Nyeri khiến 21 học sinh thiệt mạng, hai công dân Kenya đã kiến ​​nghị lên Quốc hội yêu cầu ban hành Luật An toàn và an ninh trường học toàn diện. Ông Anthony Manyara và ông John Wangai, những người kiến ​​nghị, lập luận rằng cần có khuôn khổ pháp lý cụ thể để giải quyết mối đe dọa ngày càng gia tăng của các thảm họa liên quan đến trường học trên khắp cả nước.

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung
Thế giới 24h

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung

Khi Hoa Kỳ tiến gần đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024, động thái giữa hai ứng cử viên hàng đầu là bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đang có những tác động đáng kể đến quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ. Về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, đánh giá quan điểm của các cố vấn chủ chốt của hai ứng cử viên có thể giúp phát hiện sự khác biệt trong cách tiếp cận của họ đối với Trung Quốc.

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Ông Donald Trump. Ảnh: Reuters
Quốc tế

Ông Trump nghi bị ám sát hụt lần hai

Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump một lần nữa may mắn thoát khỏi một vụ việc, mà FBI cho rằng là một âm mưu ám sát vào hôm 15.9, khi ông đang chơi trên sân golf của mình ở West Palm Beach, Florida.

Châu Phi đối mặt khủng hoảng chi phí sinh hoạt
Quốc tế

Châu Phi đối mặt khủng hoảng chi phí sinh hoạt

Trong khi lạm phát đã phần nào được kiểm soát ở các nền kinh tế phát triển, thì châu Phi vẫn đối mặt với tình trạng chi phí sinh hoạt cao cố hữu do giá lương thực tăng, người dân ngày càng khó kiếm việc làm. Những vấn đề này đã gây ra các làn sóng biểu tình ở Nigeria và Kenya trong những tháng gần đây.

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?
Nghị viện thế giới

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?

Tỷ lệ đóng góp vào quỹ hưu trí theo luật định của người sử dụng lao động tại Trung Quốc vẫn tương đối cao. Biện pháp hạ tỷ lệ đóng góp có thể là giải pháp để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp nhưng lại làm gia tăng gánh nặng đối với quỹ hưu trí.

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột
Nghị viện thế giới

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột

Trong hơn ba thập kỷ, Trung Quốc đã nỗ lực chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch cũ, nơi lương hưu được trả và bảo đảm hoàn toàn thông qua các doanh nghiệp nhà nước, sang mô hình phù hợp với thị trường. Hiện tại, Trung Quốc thúc đẩy mô hình hưu trí ba trụ cột, bao gồm hệ thống lương hưu cơ bản do nhà nước lãnh đạo; chương trình lương hưu tự nguyện của người lao động từ người sử dụng lao động; chương trình lương hưu tự nguyện của cá nhân.

Trung Quốc với mối đe dọa nhân khẩu học
Nghị viện thế giới

Trung Quốc với mối đe dọa nhân khẩu học

Lực lượng lao động suy giảm và dân số già hóa nhanh chóng của Trung Quốc đã làm gia tăng mối lo ngại về tính bền vững trong tương lai của quỹ hưu trí, một báo cáo dự đoán rằng tổng chi tiêu của quỹ sẽ bắt đầu vượt quá mức đóng góp vào năm 2028 và dự trữ sẽ giảm theo cấp số nhân sau đó, dẫn đến quỹ sẽ cạn kiệt hoàn toàn vào năm 2035.

Simon Dawson / No 10 Downing Street
Quốc tế

Thủ tướng Anh thăm Mỹ: Củng cố "mối quan hệ đặc biệt"

Thủ tướng Anh Keir Starmer có chuyến đi chớp nhoáng tới Washington D.C., Mỹ vào ngày 13.9 để gặp Tổng thống Joe Biden và thảo luận nhiều vấn đề. Trong đó các ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự sẽ xoay quanh sự ủng hộ của phương Tây dành cho Ukraine, nỗ lực bảo đảm lệnh ngừng bắn ở Gaza, giảm căng thẳng ở Trung Đông, hay thúc đẩy khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở…

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi
Quốc tế

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi

Nhằm định hình lại lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi, Chính phủ Australia mới đây đã trình dự thảo Luật Chăm sóc người cao tuổi năm 2024. Nếu được thông qua, nó sẽ thay thế luật hiện hành và thúc đẩy các cải cách toàn diện về cách cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trên toàn quốc.

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?
Quốc tế

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump và của đảng Dân chủ Kamala Harris đã có màn so găng đầu tiên trên sân khấu ngày 10.9 (sáng 11.9 theo giờ Việt Nam). Trái ngược với những gì diễn ra hồi tháng 6, ứng cử viên mới của đảng Dân chủ dường như đã cho thấy khả năng làm chủ tình hình và đẩy đối phương vào những tình huống bất lợi. Sau đây là những vấn đề chính trong cuộc tranh luận: