Bước ngoặt điều trị cứu sống người phụ nữ máu tràn ào ạt từ phổi

Bệnh nhân có tình trạng chảy máu phổi dữ dội, máu tràn từ phổi ra ào ạt, chảy máu dạ dày và các vị trí tiêm truyền. Người bệnh sau đó rơi vào tình trạng rối loạn đông máu nặng, tổn thương các cơ quan nội tạng.

Tình trạng suy hô hấp cấp và rối loạn đông máu nghiêm trọng

Bệnh nhân V.T.L., nữ giới, 30 tuổi ở Bắc Giang được gia đình đưa đến cơ sở y tế trong tình trạng suy hô hấp cấp nặng, chỉ số oxy giảm mạnh, tiểu cầu giảm nghiêm trọng chỉ còn 18 G/L (mức bình thường từ 150–450 G/L). Mặc dù đã được đặt ống thở máy và hỗ trợ tối đa, tình trạng oxy vẫn không cải thiện.

Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân bắt đầu chảy máu phổi dữ dội, máu tràn từ phổi ra ào ạt, chảy máu dạ dày và các vị trí tiêm truyền. Bệnh nhân rơi vào tình trạng rối loạn đông máu nặng, tổn thương các cơ quan nội tạng.

Trước tình trạng cấp bách, bệnh nhân đã được chuyển lên Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Thời điểm này, người bệnh ở trong tình trạng hôn mê, mạch yếu, huyết áp tụt và oxy máu chỉ dao động ở mức 80 - 85%, thấp hơn nhiều so với mức an toàn thông thường là 90. Tiểu cầu giảm xuống chỉ còn 2 G/L, huyết sắc tố tụt xuống mức 60–70 g/L, nguy cơ tử vong rất cao.

Bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO (kỹ thuật tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể) và truyền máu liên tục. Tuy nhiên, dù 3 ngày liên tục truyền máu, truyền hồng cầu, tiểu cầu và huyết tương với tổng lên tới gần 10 lít chế phẩm máu, tình trạng tiểu cầu vẫn không cải thiện và duy trì ở mức cực thấp.

Dựa trên dấu hiệu lâm sàng và diễn biến bệnh, các bác sĩ xác định bệnh nhân mắc lupus ban đỏ hệ thống thể cấp tính, diễn biến rất phức tạp trên nền tiền sử lao phổi chưa điều trị dứt điểm. Đây là một tình huống y học điển hình, khi bệnh lý miễn dịch tự phát kết hợp với tổn thương chưa giải quyết triệt để tạo ra "hiệu ứng cộng hưởng", khiến cơ thể suy sụp nhanh chóng.

Hệ miễn dịch bị rối loạn không chỉ gây tổn thương đa cơ quan mà còn kích hoạt lại tình trạng lao phổi, làm trầm trọng thêm suy hô hấp và rối loạn đông máu.

z6404943809705-0b2c1e2d929125cf30c5b5358b211845.jpg
Bệnh nhân được điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Ảnh: Đặng Thanh)

Bước ngoặt trong điều trị

Bước ngoặt điều trị chỉ đến khi bệnh nhân được thay huyết tương - một phương pháp giúp loại bỏ kháng thể tự miễn và thay thế huyết tương của người khỏe mạnh.

Sau 7 lần thay huyết tương liên tiếp, tiểu cầu của bệnh nhân bắt đầu tăng dần, các vị trí chảy máu ổn định. Phổi cải thiện rõ rệt, bệnh nhân được kết thúc ECMO, rút ống thở sau 2 tuần và có thể tự thở trở lại.

Sau 1 tháng điều trị tích cực, bệnh nhân đã hồi phục ngoạn mục và được xuất viện trong niềm vui vỡ òa của gia đình và các y bác sĩ.

z6404941774667-5c0922fc3797d56ab5fc03763b170e32.jpg
Sau 1 tháng điều trị tích cực, bệnh nhân đã hồi phục ngoạn mục (Ảnh: Đặng Thanh)

Qua khai thác tiền sử được biết, 10 năm trước, chị L. mắc lao phổi và được chỉ định điều trị theo phác đồ chuẩn. Sau 2 tháng điều trị, bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn và tự ngừng thuốc, không tái khám. Suốt thời gian sau đó, chị vẫn sống bình thường và không gặp biểu hiện triệu chứng gì rõ rệt. Tuy nhiên, một điều bất thường mà chị không để ý là tiền sử sảy thai nhiều lần mà chưa từng thăm khám sản khoa để tìm nguyên nhân.

ThS.BS Mạc Duy Hưng, Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ, đây là một ca bệnh nguy kịch điển hình khi lupus ban đỏ hệ thống bùng phát trên nền bệnh nhân mắc lao phổi chưa điều trị dứt điểm. Sự phối hợp của 2 bệnh lý này khiến việc điều trị trở nên cực kỳ khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ tử vong rất cao nếu không được phát hiện kịp thời.

Bác sĩ Hưng nhấn mạnh, sự chủ quan trong điều trị lao là nguyên nhân khiến bệnh tái phát nặng hơn, đặc biệt khi bệnh nhân có thêm bệnh lý nền.

“Lao là bệnh có thể điều trị khỏi nếu tuân thủ đầy đủ phác đồ. Tuy nhiên, nếu bỏ dở liệu trình, không chỉ khó kiểm soát mà còn tạo điều kiện cho các biến chứng nguy hiểm khác. Lupus ban đỏ hệ thống cũng là bệnh lý tự miễn có diễn biến phức tạp, gây tổn thương đa cơ quan và có thể dẫn đến suy hô hấp, rối loạn đông máu và tử vong nếu không phát hiện kịp thời”, bác sĩ Hưng khuyến cáo.

Cũng theo bác sĩ Hưng, người dân cần nâng cao ý thức khám sức khỏe định kỳ, tuân thủ điều trị đúng và đủ các phác đồ y tế, đặc biệt là với những bệnh mạn tính như lao. Phụ nữ có tiền sử sảy thai nhiều lần, mệt mỏi, nổi ban không rõ nguyên nhân cần chủ động đi khám chuyên khoa để sàng lọc bệnh tự miễn. Việc phát hiện sớm có thể thay đổi hoàn toàn tiên lượng bệnh.

Sức khỏe

Lo ngại dịch kép, Sở Y tế Hà Nội ra công văn khẩn
Sức khỏe

Lo ngại dịch kép, Sở Y tế Hà Nội ra công văn khẩn

Trước tình hình bệnh sởi và tay chân miệng có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn thành phố, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký công văn khẩn số 147/SYT-NVY về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.

Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới
Sống khỏe

Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới

Thương hiệu chăm sóc tóc Satinique thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.

Ngành y tế TP. Hồ Chí Minh đi đầu trong chuyển đổi số
Sức khỏe

Ngành y tế TP. Hồ Chí Minh đi đầu trong chuyển đổi số

Ngành Y tế TP. Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới hệ thống y tế hiện đại, thông minh, phục vụ người dân hiệu quả và minh bạch. Việc triển khai bệnh án điện tử tại 100% bệnh viện và số hóa toàn diện thủ tục hành chính là những bước đi then chốt thể hiện quyết tâm đi đầu trong chuyển đổi số quốc gia.

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?
Thời sự Quốc hội

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?

Chiều 16.4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2024.

Ma trận sữa giả: Làm sao để làm người tiêu dùng thông thái?
Sức khỏe

Ma trận sữa giả: Làm sao để làm người tiêu dùng thông thái?

Những thông tin tiêu cực về vụ việc sản xuất sữa bột giả ở Chương Mỹ, Hà Nội đang tác động mạnh đến người tiêu dùng nội địa. Nếu cơ quan chức năng cũng như cơ quan quản lý nhà nước về kiểm định, an toàn thực phẩm, cấp phép... không siết lại thì sữa hoàn toàn có nguy cơ trở thành thị trường mất niềm tin nhất trong thời gian tới.

Lô sữa giả trong đường dây sản xuất, kinh doanh sữa giả bị phát hiện đang được đóng gói
Sức khỏe

Cần xử lý nghiêm hành vi quảng cáo sai sự thật

Đó là đề nghị của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) trước thực trạng nhiều người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đang “vô tư” quảng cáo thực phẩm và thực phẩm chức năng sai sự thật hoặc thổi phồng công dụng của sản phẩm.