Brazil: Môi trường giáo dục không điện thoại để bảo vệ học sinh

Bắt đầu từ tuần này, học sinh Brazil trở lại trường với một nhiệm vụ mới: nói không với điện thoại thông minh khi luật hạn chế sử dụng thiết bị trên trong trường học chính thức có hiệu lực.

Mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực của điện thoại

Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva đã ký duyệt phê chuẩn luật trên từ đầu năm, theo xu hướng tại Mỹ và châu Âu. Luật áp dụng đối với cả trường công và tư thục, cả trong lớp học lẫn khu vực hành lang. Tuy nhiên, học sinh vẫn được sử dụng điện thoại vì mục đích giáo dục nếu có sự cho phép của giáo viên, hoặc vì nhu cầu hỗ trợ sức khỏe và khả năng tiếp cận. Mỗi trường học sẽ được tự quyết định quy tắc riêng, chẳng hạn việc học sinh giữ điện thoại trong ba lô, tủ khóa hoặc giỏ chứa được quy định.

Nguồn: AP Photo/Andre Penner

Nguồn: AP Photo/Andre Penner

Trước khi luật liên bang có hiệu lực, hầu hết 26 bang của Brazil, bao gồm Rio de Janeiro, Maranhao và Goias, đã áp dụng một số biện pháp hạn chế việc sử dụng điện thoại trong trường học. Theo khảo sát năm 2023 của Ủy ban Quản lý internet Brazil, gần 2/3 trường học đã thực hiện các biện pháp hạn chế, trong đó 28% trường cấm hoàn toàn.

Tuy nhiên, quy định vẫn có sự khác biệt giữa các bang và trường học, khiến việc thực thi gặp khó khăn. Việc đặt ra luật liên bang được sự ủng hộ rộng rãi, cả từ các đồng minh của Tổng thống Lula và cựu Tổng thống Jair Bolsonaro. Theo khảo sát của công ty thăm dò ý kiến Datafolha vào tháng 10.2024, gần 2/3 người dân muốn cấm điện thoại tại trường học, và hơn 3/4 tin rằng các thiết bị này gây hại hơn là mang lợi ích cho con em họ.

Porto Seguro, một trường tư thục có tuổi đời gần 150 tại Sao Paulo đã cấm điện thoại trong lớp từ năm ngoái và khuyến khích học sinh ngừng sử dụng thiết bị hoàn toàn một ngày trong một tuần. Năm nay, trường mở rộng lệnh cấm đến khu vực hành lang, yêu cầu học sinh giữ điện thoại trong tủ khóa trong suốt ngày học, kể cả giờ nghỉ.

Bà Meire Nocito, hiệu trường, chia sẻ: “Học sinh ngày càng khó tập trung. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy sự cô lập xã hội gia tăng, khi nhiều em chỉ tương tác qua mạng xã hội thay vì giao tiếp trực tiếp”. Lệnh cấm giúp học sinh kết nối với nhau nhiều hơn, phát triển kỹ năng giao tiếp và học cách xử lý xung đột trong đời thực.

Mariana Waetge, 13 tuổi, một học sinh tại Porto Seguro, chia sẻ rằng trước đây cô bé thường dùng điện thoại để trò chuyện với bạn bè và xem Instagram. Nhưng từ khi bị cấm sử dụng điện thoại, cô đã tìm ra những cách khác để giao tiếp, tập trung hơn vào việc học và cải thiện mối quan hệ với gia đình.

"Trước đây, một số bạn chỉ cắm đầu vào điện thoại và không giao tiếp. Bây giờ, họ tham gia vào các trò chơi nhóm hoặc đọc sách nhiều hơn", Mariana nói.

Xu hướng toàn cầu

Bộ Giáo dục Brazil mới đây cho biết, quy định hạn chế mới nhằm bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất của học sinh, đồng thời thúc đẩy việc sử dụng công nghệ hợp lý hơn.

Tháng 5.2024, Fundacao Getulio Vargas – một tổ chức tư vấn và trường đại học danh tiếng – công bố rằng số lượng điện thoại thông minh ở Brazil đã vượt quá dân số, với 258 triệu thiết bị so với 203 triệu người. Các nhà nghiên cứu thị trường địa phương cũng cho biết năm ngoái, người Brazil dành trung bình 9 giờ 13 phút mỗi ngày trước màn hình, nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ sử dụng cao nhất thế giới.

Trong nhiều năm, các chuyên gia giáo dục, phụ huynh và chính phủ đã bày tỏ lo ngại về tác động tiêu cực của điện thoại đối với trẻ em, bao gồm bắt nạt trên mạng, lo âu, suy giảm khả năng tập trung và nguy cơ gia tăng ý nghĩ tự tử.

Để giải quyết vấn đề này, nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp hạn chế điện thoại trong trường học. Trung Quốc đã ban hành chính sách hạn chế từ năm 2024, trong khi Pháp cấm học sinh từ 6-15 tuổi sử dụng điện thoại trong trường từ năm 2018. Tại Mỹ, 8 bang đã thông qua luật giới hạn hoặc cấm hoàn toàn việc sử dụng điện thoại nhằm giảm thiểu sự xao nhãng trong lớp học. Trong khi đó, tại châu Âu, ngày càng có nhiều phụ huynh lo ngại về bằng chứng cho thấy việc trẻ nhỏ sử dụng điện thoại thông minh gây nguy hiểm cho sự an toàn và sức khỏe tâm thần của chúng

Theo báo cáo của UNESCO công bố vào tháng 9.2024, khoảng 25% quốc gia trên thế giới đã có các quy định tương tự để kiểm soát việc sử dụng điện thoại trong môi trường giáo dục.

Không chỉ trong trường học, các nền tảng mạng xã hội cũng đang chịu áp lực ngày càng lớn trong việc bảo vệ trẻ em khỏi nội dung có hại. Giám đốc điều hành Meta, Mark Zuckerberg, đã phải công khai xin lỗi các bậc phụ huynh có con em bị bóc lột, bắt nạt hoặc tự làm hại bản thân thông qua mạng xã hội trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ vào năm 2024 về tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với thanh thiếu niên. Ông cũng lưu ý rằng Meta vẫn tiếp tục đầu tư vào các nỗ lực "toàn ngành" nhằm bảo vệ trẻ em.

Trong bối cảnh này, việc Brazil cấm điện thoại trong trường học có thể trở thành một phần của xu hướng toàn cầu. Khi công nghệ ngày càng len lỏi vào mọi khía cạnh của cuộc sống, các chính phủ phải tìm cách cân bằng giữa việc tận dụng lợi ích của công nghệ và bảo vệ sự phát triển lành mạnh của thế hệ trẻ.

Thế giới 24h

Nepal siết chặt điều kiện cấp phép leo núi Everest
Thế giới 24h

Nepal siết chặt điều kiện cấp phép leo núi Everest

Trong nỗ lực tăng cường an toàn và giảm tình trạng quá tải trên đỉnh Everest, Nepal dự kiến sẽ chỉ cấp phép leo núi cho những ai đã từng chinh phục ít nhất một ngọn núi cao trên 7.000 mét trong lãnh thổ nước này. Quy định mới nằm trong dự thảo luật vừa được trình lên Thượng viện Nepal, nơi liên minh cầm quyền đang nắm thế đa số và nhiều khả năng sẽ thông qua.

Trẻ em học tại một học viện hagwon tư nhân ở Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 10.8. 2016. Yelim Lee/AFP/Getty Images
Giáo dục

Kỳ thi tuyển sinh mẫu giáo ở Hàn Quốc: Cuộc đua không hồi kết

Sáng sớm cuối tuần, hàng dài phụ huynh xếp hàng cùng những đứa trẻ mà có em còn chưa học xong mẫu giáo. Không phải để tiêm ngừa hay vui chơi cuối tuần, mà là để tham gia một kỳ thi tuyển sinh mẫu giáo. Được gọi là 'kỳ thi 4 tuổi' và 'kỳ thi 7 tuổi' theo cách nói địa phương, đây là biểu hiện mới nhất của cơn sốt giáo dục từ sớm của Hàn Quốc.

Những con số về 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Donald Trump
Thế giới 24h

Những con số về 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Donald Trump

Ngày 30.4 sẽ đánh dấu 100 ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Những con số thống kê cho thấy, đây là 100 ngày cầm quyền khác biệt nhất trong lịch sử nước Mỹ, ngay cả khi so sánh với nhiệm kỳ đầu tiên của ông cách đây 8 năm. Ông Donald Trump dẫn đầu về số lượng các sắc lệnh hành pháp đã ban hành nhưng lại chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng về tỷ lệ ủng hộ.

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm
Thế giới 24h

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của hãng Thông tấn xã Mỹ Latin Prensa Latina, được Prensa Latina trích dẫn và đăng lại trong loạt bài nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới
Thế giới 24h

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra dự kiến sẽ xem xét kế hoạch thành lập các đặc khu kinh tế mới ở phía Bắc và Đông Bắc, trong nỗ lực thúc đẩy kinh tế tại các khu vực nằm cách xa Hành lang kinh tế phía Đông (EEC), vốn đã được đầu tư mạnh mẽ trong mấy năm trở lại đây.

Nguồn: Shutterstock
Thế giới 24h

Bảo vệ người lao động trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số và ứng dụng AI, bảo vệ người lao động không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là thước đo của sự tiến bộ xã hội; các chính sách bảo vệ người lao động đang được mở rộng để đáp ứng những thay đổi sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu, từ bảo đảm mức lương đủ sống, môi trường làm việc an toàn, đến quyền lợi về bảo hiểm… Bảo vệ quyền lợi của người lao động là yếu tố then chốt để xây dựng một xã hội công bằng, bền vững và nhân văn.

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm
Nhịp cầu giáo dục

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm

Các nghiên cứu gần đây ngày càng chứng tỏ rằng, chất lượng giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến tâm trạng, sức khỏe tinh thần và các hành vi tự làm hại bản thân. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia về giấc ngủ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khủng hoảng giấc ngủ ở thanh thiếu niên. Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho các em cần sự phối hợp của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

Canada hướng tới giấc mơ châu Á
Thế giới 24h

Canada hướng tới giấc mơ châu Á

Ngày 28.4 giờ địa phương (ngày 29.4 giờ Việt Nam), cử tri Canada sẽ đi bỏ phiếu bầu Nghị viện khóa mới. Trong bối cảnh các chính sách của nước láng giềng Hoa Kỳ đang tác động sâu sắc tới sự lựa chọn của cử tri, Canada phải khẩn trương xác định lại ưu tiên đối ngoại và thương mại quốc tế của mình. 

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng
Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte vừa có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng. Tại đây, người đứng đầu NATO tiếp tục lên tiếng kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài
Thế giới 24h

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài

Ngày 25.4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ khôi phục tình trạng cư trú hợp pháp cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, sau làn sóng kiện tụng từ sinh viên phản đối việc đột ngột bị đình chỉ thị thực những ngày qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng xây dựng các chính sách cung cấp khuôn khổ pháp lý để thực thi việc đình chỉ này trong tương lai.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.