Bồi dưỡng kỹ năng phân tích chính sách về ứng dụng Blockchain cho đại biểu dân cử

Ngày 5.9, tại Thanh Hóa, Ban Công tác Đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị bồi dưỡng “Kỹ năng phân tích chính sách về ứng dụng công nghệ Blockchain trong phát triển kinh tế - xã hội” cho các đại biểu dân cử đến từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Dồi dưỡng kỹ năng phân tích chính sách về ứng dụng công nghệ Blockchain -0
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Bách Hợp

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và cụ thể là sự phát triển của các công nghệ mới nổi đã làm cho thế giới chạy vào một cuộc đua mới về nắm bắt, làm chủ, chuẩn hóa các công nghệ mới của các quốc gia cũng như của các tổ chức quốc tế và công nghệ Blockchain là một trong các công nghệ trụ cột của cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Dồi dưỡng kỹ năng phân tích chính sách về ứng dụng công nghệ Blockchain -0
Phó trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Bách Hợp

Với mục đích giới thiệu cho các đại biểu dân cử một số thông tin cơ bản về công nghệ Blockchain, cách thức hoạt động của Blockchain cũng như các kỹ năng phân tích chính sách về ứng dụng Blockchain trong quản lý và phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, giúp đại biểu nắm bắt được nguyên lý vận hành, hoạt động của các sản phẩm công nghệ trong một số lĩnh vực cụ thể; từ đó, đề xuất xây dựng khung pháp lý điều chỉnh về ứng dụng công nghệ Blockchain, bảo đảm tính dự báo và ổn định lâu dài, hài hòa với luật pháp quốc tế và pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới. 

Bồi dưỡng kỹ năng phân tích chính sách về ứng dụng Blockchain cho đại biểu dân cử -0
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị. Ảnh: Bách Hợp

Đây còn là diễn đàn để các nhà nghiên cứu ứng dụng công nghệ trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về phân tích chính sách, về khai thác vận hành các sản phẩm công nghệ với đại biểu đương nhiệm, nhằm giúp đại biểu nắm bắt được nguyên lý vận hành, hoạt động của các sản phẩm công nghệ trong một số lĩnh vực cụ thể, từ đó sẽ xây dựng khung pháp lý điều chỉnh về ứng dụng công nghệ Blockchain.

Phó Trưởng Ban Thường trực Ban công tác Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh đề nghị, các đại biểu dành thời gian tham dự đầy đủ các nội dung của hội nghị, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 761/NQ-UBTVQH15, ngày 3.4.2023 về Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng hoạt động cho ĐBQH.

Dồi dưỡng kỹ năng phân tích chính sách về ứng dụng công nghệ Blockchain -0
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa Lê Tiến Lam phát biểu chào mừng hội nghị. Ảnh: Bách Hợp

Phát biểu chào mừng hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa Lê Tiến Lam đã giới thiệu tổng quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm năng, thế mạnh và những định hướng lớn của tỉnh trong giai đoạn 2020 -2025, cũng như những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hóa trong 6 tháng đầu năm 2024. Cùng với những thành tích, kết quả chung của tỉnh, trong thời gian qua, Đoàn ĐBQH tỉnh, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để phát huy tốt vị trí, vai trò là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân. Chất lượng tham gia xây dựng pháp luật của Đoàn ĐBQH và của các ĐBQH tỉnh tiếp tục được nâng lên; tham gia tích cực và có trách nhiệm trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước..

Bồi dưỡng kỹ năng phân tích chính sách về ứng dụng Blockchain cho đại biểu dân cử -0
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Nguyễn Ánh

Song song đó, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND tỉnh đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định pháp luật, quyết định nhiều chủ trương, giải pháp trên các lĩnh vực, vấn đề quan trọng; ban hành các nghị quyết nhằm cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, các quy định của pháp luật và phù hợp nguồn lực thực tiễn của địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh…

Mặc dù chất lượng và hiệu quả hoạt động của Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh được nâng lên một cách rõ rệt, tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, đòi hỏi Đoàn ĐBQH tỉnh, HĐND tỉnh và từng ĐBQH, đại biểu HĐND cần tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa, tăng tính chuyên nghiệp, khoa học, hiệu lực, hiệu quả, hiện đại, hội nhập quốc tế trong hoạt động.

Bồi dưỡng kỹ năng phân tích chính sách về ứng dụng Blockchain cho đại biểu dân cử -0
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Bách Hợp

Do đó, việc trang bị kiến thức pháp lý, bồi dưỡng kỹ năng và phương pháp hoạt động trong từng lĩnh vực, giúp các đại biểu hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, nhất là giúp ĐBQH thực hiện tốt vai trò thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội; giúp đại biểu HĐND thực hiện tốt 2 chức năng quan trọng là quyết định các vấn đề của địa phương và giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và việc thực hiện nghị quyết của HĐND trong phạm vi địa phương là việc làm cần thiết. 

Dồi dưỡng kỹ năng phân tích chính sách về ứng dụng công nghệ Blockchain -0
Báo cáo viên trình bày chuyên đề tại hội nghị. Ảnh: Bách Hợp

Đánh giá về ý nghĩa của hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa Lê Tiến Lam tin tưởng hội nghị sẽ giúp đại biểu dân cử nắm bắt được nguyên lý vận hành, hoạt động của các sản phẩm công nghệ trong một số lĩnh vực cụ thể, từ đó, có những đóng góp nhất định trong việc xây dựng khung pháp lý điều chỉnh về ứng dụng công nghệ Blockchain, bảo đảm tính dự báo và ổn định lâu dài, hài hòa với luật pháp quốc tế và pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới…

Bồi dưỡng kỹ năng phân tích chính sách về ứng dụng Blockchain cho đại biểu dân cử -0
Đại biểu đặt câu hỏi liên quan đến nội dung Báo viên trình bày tại hội nghị. Ảnh: Bách Hợp

Tại Hội nghị, các đại biểu sẽ được các chuyên gia, nhà khoa học trao đổi các nội dung liên quan đến tổng quan về công nghệ và quản trị trên nền tảng công nghệ blockchain; ứng dụng công nghệ Blockchain tại Việt Nam; kỹ năng thu thập và xử lý thông tin nhằm rà soát khung pháp lý liên quan đến ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, các lĩnh vực xã hội; kỹ năng phân tích chính sách về chế độ tài sản và các hình thức sở hữu tài sản đối với các sản phẩm trong ứng dụng công nghệ blockchain; kỹ năng phân tích chính sách đối với các dịch vụ trên nền tảng công nghệ Blockchain. Đồng thời, các đại biểu được các Báo cáo viên tổ chức làm các bài tập thực hành theo các chuyên đề đã nêu trên.

+ Hội nghị diễn ra trong thời gian 2 ngày từ 5.9- 6.9.

Thời sự Quốc hội

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra thất thoát, lãng phí

Việc giao dự toán ngân sách nhà nước, chi thường xuyên (nguồn vốn viện trợ của nước ngoài) năm 2024 phải theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Đây là yêu cầu được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh trong phiên họp chiều nay. 

Các đại biểu dự buổi lễ
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Lễ trao giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2024

Sáng 12.10, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam và Chuỗi sự kiện Chung kết Toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự và phát biểu tại buổi lễ.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 11.10.2024
Bản tin

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 11.10.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 11.10.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì họp rà soát công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, chủ trì phiên họp thứ 12 của Hội đồng Khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trao quà hỗ trợ tại Lào Cai; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trao quyết định bổ nhiệm cán bộ; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà tiếp Tổng Thư ký Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt.

Ông Hà Sỹ Huân giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách Khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tỉnh Bắc Kạn
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1218/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn thôi giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách Khóa XV tỉnh Bắc Kạn và Nghị quyết số 1219/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết quả bầu Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách Khóa XV tỉnh Bắc Kạn.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, làm việc tại Công ty Unitel, Lào
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, làm việc tại Công ty Unitel, Lào

Trong khuôn khổ chuyến công tác và làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tại CHDCND Lào, sáng 10.10, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã đến thăm, làm việc với Công ty Unitel - công ty liên doanh của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tại Lào.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm Trường Văn hóa Dân tộc Quân đội nhân dân Lào
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm Trường Văn hóa Dân tộc Quân đội nhân dân Lào

Nhân dịp tham dự Cuộc gặp giữa các nhà Lãnh đạo ASEAN - AIPA lần thứ 13 trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45 tại CHDCND Lào, sáng 10.10, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã tới thăm Trường Văn hóa Dân tộc Quân đội nhân dân Lào.

Tháo gỡ ngay vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Chính trị

Tháo gỡ ngay vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách

Cho ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật cần tập trung tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút tối đa nguồn lực của nhà nước và ngoài nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.