Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Ngày 9.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý - Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn Bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên cốt cán, thành viên của các Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống ma tuý” và Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma tuý” các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Tham dự hội nghị có lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ GD-ĐT; đại diện Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý - Bộ Công an; các Sở GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đại học; các thầy, cô giáo đại diện cho Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma tuý”, Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống ma tuý” các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

z6014981241246-9025dea496a4d88a25d244f2a9b4a845.jpg
Quang cảnh hội nghị

Hội nghị nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng, chống ma túy cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; thúc đẩy công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành, kỹ năng phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông; các Đại học, Học viện, Trường Đại học, Trường Cao đẳng sư phạm và hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam 9.11.2024.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên Nguyễn Xuân An Việt cho biết: Thực tế hiện nay, theo báo cáo của cơ quan chuyên môn, có hàng trăm loại ma túy đang lưu hành trái phép. Ma túy đang ngày càng phổ biến bởi sự đa dạng về chủng loại, giá thành rẻ, dễ cất giấu, dễ sử dụng, trong đó có lứa tuổi thanh thiếu niên.

Đặc biệt, Theo Phó Vụ trưởng Nguyễn Xuân An Việt, ngày 9.11 là ngày bản Hiến pháp đầu tiên được thông qua - Hiến pháp 1946 và nước ta lấy ngày 9.11 hằng năm là Ngày Pháp luật Việt Nam, nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội, góp phần thực hiện tuyên truyền khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật”. Vì vậy, thông qua hội nghị, hi vọng các thầy cô sẽ có thêm được những kiến thức bổ ích để triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kỹ năng về phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên của đơn vị mình và sẽ trở thành những tuyên truyền viên tích cực cho bạn bè, gia đình và cho mọi người trong xã hội.

z6014981247620-16c3eeadfc1149facf6ce48763777408.jpg
Trung tá Phan Đăng Trung, Phó trưởng phòng 6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Bộ Công an báo cáo tại hội nghị

Trung tá Phan Đăng Trung, Phó trưởng phòng 6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Bộ Công an cho biết: Tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở nước ta diễn biến rất phức tạp. Đáng chú ý là tình trạng tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy đang diễn ra tại nhiều địa phương, nhất là ở các thành phố lớn, nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, các cơ sở giáo dục… trong đó có lứa tuổi thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên. Vì vậy, cần trang bị những thông tin, kiến thức, kỹ năng để có thể chủ động phòng ngừa ma túy, ngăn ngừa tình trạng học sinh, sinh viên bị lôi kéo sử dụng các loại ma tuý “núp bóng” thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử có chứa ma tuý…

Theo Trung tá Phan Đăng Trung, ngày 2.2.2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 140/QĐ-TTg về Chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên đến năm 2030.

Trước đó, ngày 22.1.2024, Bộ Công an và Bộ GD-ĐT đã ký kết chương trình phối hợp về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý trong cơ sở giáo dục giai đoạn 2024-2030.

z6014981240514-f2114a6d8c421c83443d31e0400c4f48.jpg
Đại biểu trao đổi tại hội nghị

Tại hội nghị, đại diện Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Bộ Công an đã báo cáo các chuyên đề: Tổng quan về tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên thế giới, trong khu vực và tại Việt Nam hiện nay; một số kết quả nổi bật; hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống ma túy; thực trạng, tình hình công tác cai nghiện, quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy; kỹ năng tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên. Đồng thời, giải đáp những vướng mắc, khó khăn cho các cơ sở giáo dục trong quá trình tuyên truyền phòng, chống tác hại của ma túy trong trường học.

Hội nghị cũng ghi nhận chia sẻ của các đại biểu về những kinh nghiệm của địa phương, của các cơ sở giáo dục trong phòng chống, đẩy lùi tệ nạn ma túy trong trường học.

z6014981247834-ad47f9a88100e48502a3e40831101c37.jpg
Các đại biểu tham dự hội nghị

Theo thầy giáo Lê Quang Thuận, Bí thư chi đoàn trường THPT Hùng Vương, Bình Thuận, về công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy trong trường học, hàng năm nhà trường đều thực hiện với nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể như: Ngoại khóa phòng, chống ma tuý trong học đường với các câu hỏi trắc nghiệm, xử lý tình huống, vẽ tranh, sân khấu hóa; Tổ chức phiên tòa giả định để giúp học sinh hiểu hơn về pháp luật nếu mua bán, tàng trữ ma tuý; Giáo viên chủ nhiệm và ban tư vấn tâm lý học đường sẽ trò chuyện để tìm hiểu học sinh có sử dụng ma túy hay không, nếu có thì sẽ động viên học sinh test; Phối hợp với gia đình để giáo dục học sinh phòng, chống ma tuý; Kết hợp với công an tỉnh Bình Thuận kiểm tra học sinh nếu nghi ngờ sử dụng ma tuý.

Tuy nhiên, theo Thầy Thuận, các thầy cô giáo, các báo cáo viên, tuyên truyền viên cần tiếp cận làm sao để học sinh không bị tổn thương. Đây là một việc làm rất quan trọng và gia tăng sự hiệu quả trong công tác tuyên truyền phòng, chống ma tuý.

Đại diện Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Thuận cho biết, hiện nay, học sinh tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên đến từ nhiều vùng khác nhau. Các thầy cô giáo khó khăn trong việc nhìn nhận, phát hiện các em học sinh có sử dụng ma tuý hay không. Vì vậy, những thông tin trong hội nghị là rất thiết thực. Đặc biệt, với sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục và ngành công an, sẽ giúp công tác phòng, chống ma tuý trong các cơ sở giáo dục được hiệu quả hơn.

Hội nghị nằm trong chuỗi các hoạt động được triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Luật Phòng, chống ma túy 2021; Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16.8.2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Nghị định số 105/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật PCMT; Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21.12.2021 của Chính phủ quy định một số điều của Luật PCMT, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện; Chương trình phối hợp số 03/CTrPH-BCA-BGDĐT giữa Bộ Công an với Bộ GD-ĐT về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024 – 2030; Kế hoạch số 779/KH-BGDĐT ngày 24.6.2024 về triển khai Dự án “Tăng cường năng lực phòng, chống ma túy trong trường học đến năm 2025”.

Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"
Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"

Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất sáng 12.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn mong muốn, Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch; trong đó trường học là trường học thanh lịch, thầy cô và học sinh thanh lịch.

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?
Giáo dục

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?

Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (trực thuộc Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) vừa công bố đề minh họa 8 bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025. Đây là kỳ thi mới cho thí sinh muốn xét tuyển vào đại học năm 2025. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến băn khoăn đặt câu hỏi kỳ thi do Bộ GD-ĐT tổ chức hay các trường đại học? 

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing
Giáo dục

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing

Ngày 11.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) có Công điện số 1651/CĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gửi Giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh/thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa về việc chủ động ứng phó bão Yinxin.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai

Theo lý thuyết, ở dạng thức câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, khả năng đoán mò của thí sinh có thể đạt 2 điểm, chiếm 20% tổng số điểm của môn thi. Điều này làm giảm độ tin cậy và độ giá trị của đề thi, khiến việc sử dụng kết quả vào các mục đích của kỳ thi chưa đảm bảo đánh giá đúng năng lực của người học.

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các
Giáo dục

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các

Với nhiều đóng góp, nghiên cứu khoa học về văn hóa các dân tộc Việt Nam, Tiến sĩ Lý Viết Trường (Cao Lộc, Lạng Sơn) là một trong 18 nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn lọt Top 18 Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học khối công - tư”
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học khối công - tư”

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, Đảng và Nhà nước ta coi việc phát triển khối các cơ sở giáo dục ĐH công và và khối các cơ sở giáo dục ĐH ngoài công lập là bình đẳng. Chính sách và cơ chế quản lý hai khối này đang theo hướng tới tập trung vào quản lý chất lượng kết hợp với kiểm tra, giám sát, gia tăng tự chủ, tự giải trình và tự chịu trách nhiệm xã hội.

Những vấn đề giáo dục nóng tuần đầu tháng 11
Giáo dục

Những vấn đề giáo dục nóng tuần đầu tháng 11

Quốc hội tiếp tục góp ý, thảo luận về Dự thảo Luật Nhà giáo; Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025; Công bố 615 tân giáo sư, phó giáo sư năm 2024; Phụ huynh, học sinh lo lắng về bỏ cộng điểm thi nghề là những thông tin giáo dục nổi bật tuần qua.

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục

Theo GS.TS Thái Văn Thành, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, việc giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đáng ra phải được tiến hành sớm hơn thì sẽ khắc phục được những tồn tại, bất cập và điểm nghẽn lâu nay trong ngành Giáo dục.