Bộ Y tế tiếp tục chiến dịch tiêm vaccine sởi giai đoạn 2

Trong giai đoạn 2 năm 2025, Bộ Y tế cho biết sẽ triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi tại 17 tỉnh, thành phố, gồm Thái Bình, Hà Nam, Bắc Giang, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Ninh Bình, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng số ca mắc tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Một số nước như Philippines, Malaysia… dịch sởi đã xuất hiện trên diện rộng, và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đánh giá Việt Nam có nguy cơ cao bùng phát dịch sởi. Hiện nay, tiêm vaccine vẫn là giải pháp đặc hiệu để phòng bệnh.

Tổ chức này khuyến cáo, các tỉnh, thành phố có nguy cơ cao, rất cao và những nơi hiện đang có chùm ca sởi cần triển khai tiêm chủng vaccine phòng bệnh theo chiến dịch. Còn đối với các tỉnh, thành phố có nguy cơ thấp và trung bình, cần tổ chức rà soát để tiêm bù, tiêm vét cho trẻ lỡ thời gian tiêm trước đó.

Do khả năng lây lan nhanh, rộng nên việc triển khai tiêm chiến dịch và tiêm bù tiêm vét cần được thực hiện khẩn trương, càng nhanh càng tốt để ngăn chặn dịch, đặc biệt ở những nơi có chùm ca bệnh không để dịch lan rộng.

Về phạm vi triển khai dự phòng của ngành y tế Việt Nam, trong giai đoạn 1 năm 2024, các địa phương (31 tỉnh, thành) chưa hoàn thành chiến dịch, tiếp tục khẩn trương hoàn thành việc tiêm chủng đảm bảo kịp thời, an toàn và hiệu quả.

tiemchung-1726479235993150318228.jpg
Trẻ dưới 1 tuổi tiêm chủng ngừa sởi tại thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2024

Cùng trong năm, cả nước ghi nhận 45.554 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó 7.583 trường hợp dương tính và 16 ca tử vong liên quan đến sởi. Độ tuổi của các ca dương tính sởi trong năm 2024 cho thấy, xu hướng gia tăng ở nhóm dưới 9 tháng tuổi (chiếm khoảng 25 %).

Hầu hết các trường hợp mắc sởi là không tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ mũi vaccine phòng bệnh sởi hoặc chưa đến độ tuổi tiêm chủng vaccine sởi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Trở lại khuyến cáo của WHO, lứa tuổi tiêm chủng vaccine sởi ở những nước có bệnh sởi lưu hành là mũi 1 tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi 2 khi trẻ từ 15-18 tháng tuổi. Tại những nước đã loại trừ bệnh sởi, tiêm mũi thứ nhất khi trẻ 12 tháng tuổi và tiêm mũi thứ hai khi trẻ 15-18 tháng tuổi.

Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo việc tiêm bổ sung một mũi vaccine có chứa thành phần sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi trong những trường hợp gồm: khi đang bùng phát dịch sởi, trong các chiến dịch tiêm vaccine tại nơi có nguy cơ cao trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi, sau đó trẻ tiếp tục được tiêm 2 mũi theo lịch của Chương trình tiêm chủng mở rộng (lưu ý mũi 1 cách mũi bổ sung ít nhất 4 tuần).

Trên cơ sở kết quả đánh giá nguy cơ và đề xuất của các viện vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi cho đối tượng trẻ từ 1-10 tuổi và triển khai chiến dịch tiêm chủng bổ sung cho nhóm trẻ từ 6-9 tháng tuổi, trong năm 2025, Bộ Y tế sẽ triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi giai đoạn 2 tại những địa phương nêu trên.

Theo đó, đối tượng tiêm của chiến dịch là trẻ từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi tại vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi/dịch sởi xảy ra.

Trẻ từ 1-10 tuổi tại vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi/dịch sởi xảy ra, nhân viên y tế có nguy cơ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị bệnh nhân sởi chưa được tiêm đủ mũi vaccine chứa thành phần sởi theo quy định.

Sức khỏe

Mẹo nhỏ giúp người dân phòng ngừa cúm mùa hiệu quả
Sức khỏe

Mẹo nhỏ giúp người dân phòng ngừa cúm mùa hiệu quả

Cúm không chỉ lây lan nhanh mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cùng nguy cơ tử vong cao nếu không điều trị kịp thời. Bằng chứng là lượng bệnh nhân nhập viên ở các tỉnh phía Bắc những ngày gần đây đang tăng khá nhanh khi thời tiết chuyển biến tiêu cực. Vậy phương pháp nào để người phòng bệnh cúm mùa, và đâu là cách hiệu quả nhất?

Nhiều ca diễn tiến nặng sau mắc cúm A, bác sĩ khuyến cáo
Sức khỏe

Nhiều ca diễn tiến nặng sau mắc cúm A, bác sĩ khuyến cáo

Các bác sĩ khuyến cáo, những người có bệnh nền, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm. Bệnh cúm có thể trở nên nguy hiểm, dẫn đến tổn thương phổi lan tỏa, bội nhiễm vi khuẩn, viêm cơ tim, suy đa tạng và thậm chí tử vong.

Quy trình chẩn đoán và điều trị ung thư phổi của Việt Nam tương đương khu vực và thế giới
Sức khỏe

Quy trình chẩn đoán và điều trị ung thư phổi của Việt Nam tương đương khu vực và thế giới

Theo báo cáo của Bệnh viện Phổi Trung ương, trong năm 2024, Bệnh viện đã phục vụ trên 100 nghìn lượt khám bệnh, 41 nghìn lượt bệnh nhân điều trị nội trú. Đặc biệt, Bệnh viện thực hiện thành công khoảng 5 nghìn ca phẫu thuật, trong đó có 3 ca ghép phổi - một kỹ thuật khó trong lĩnh vực ghép tạng với đạt tỉ lệ ghép thành công 100%.

Cảnh báo về tăng nguy cơ các bệnh lý viêm vùng mũi họng sau Tết
Sức khỏe

Cảnh báo về tăng nguy cơ các bệnh lý viêm vùng mũi họng sau Tết

Sau Tết, nhiều người gặp phải các vấn đề tai mũi họng do chế độ ăn uống không khoa học và thói quen sinh hoạt chưa hợp lý. Việc nhận thức rõ nguyên nhân và thực hiện các biện pháp phòng ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe, giúp mỗi người có một cơ thể khỏe mạnh để tiếp tục làm việc và học tập hiệu quả sau kỳ nghỉ lễ.

 Trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán cả nước có hơn 14.000 trẻ chào đời tại các cơ sở y tế
Sức khỏe

Trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán cả nước có hơn 14.000 trẻ chào đời tại các cơ sở y tế

Theo báo cáo về công tác y tế trong dịp Tết Ất Tỵ 2025 của Bộ Y tế cung cấp, tổng số bệnh nhân đến khám, cấp cứu tại các cơ sở y tế trên toàn quốc trong 7 ngày nghỉ Tết (từ 25 đến 31.1, tức từ 26 tháng Chạp đến mùng 3 Tết) là hơn 478.000 trường hợp, trong đó có hơn 160.000 người phải nhập viện điều trị nội trú.