Bộ Y tế thông tin làm rõ về chương trình tiêm chủng mở rộng

Trước nội dung cử tri nhiều địa phương gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khoá XV về phản ánh việc thiếu vaccine tại các cơ sở y tế công lập trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, dẫn đến tình trạng nhiều trẻ em không được tiêm đúng lịch, chưa tiêm đủ mũi nên nguy cơ nhiễm bệnh cao, Bộ Y tế vừa có văn bản cung cấp thông tin, làm rõ thêm về vấn đề này.

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), thực trạng tỷ lệ tiêm chủng vaccine trong tiêm chủng mở rộng (TCMR) thấp sau dịch bệnh COVID-19 xảy ra trên nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ do các biện pháp cách ly, hạn chế đi lại; việc cung cấp các dịch vụ y tế bị hạn chế, gián đoạn trong đó có tiêm chủng.

Cụ thể, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới, trong đó có Việt Nam luôn diễn biến phức tạp, khó lường, các dịch bệnh mới nổi xuất hiện như bệnh đậu mùa khỉ và nhiều bệnh truyền nhiễm lưu hành đang có nguy cơ lây lan, bùng phát trở lại. Ngoài ra một số bệnh bùng phát theo chu kỳ như bệnh sởi (3-5 năm) - một trong những bệnh truyền nhiễm dễ lây lan.

Về kinh phí cho Chương trình tiêm chủng mở rộng, theo Nghị quyết của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2021, ngân sách trung ương tiếp tục bố trí cho Bộ Y tế mua vaccine tiêm chủng mở rộng năm 2021 - 2022 tương tự như giai đoạn 2016 - 2020. Như vậy giai đoạn trước 2023, Bộ Y tế được giao kinh phí mua vaccine và phân bổ cho các địa phương.

Từ năm 2023, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các địa phương sẽ mua vaccine từ ngân sách của địa phương. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức triển khai, các địa phương gặp khó khăn trong việc bố trí, phê duyệt kinh phí, đấu thầu, phê duyệt giá cũng như kinh nghiệm triển khai...

tiem-chung.jpg
Logo tuyên truyền của Chương trình Tiêm chủng mở rộng

Vì vậy nhiều địa phương đã kiến nghị đề nghị Bộ Y tế tiếp tục làm đầu mối mua vaccine và phân bổ cho các địa phương. Đồng thời, theo kết quả giám sát chuyên đề của Quốc hội về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng đã ghi nhận các kiến nghị của địa phương.

Để khắc phục tình trạng nêu trên Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24.6.2023, trong đó chỉ đạo bố trí ngân sách Trung ương để tiếp tục thực hiện Chương trình TCMR quốc gia bảo đảm thống nhất, kịp thời, hiệu quả trong cả nước.

Từ đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 10.7.2023 của Chính phủ về việc bố trí ngân sách trung ương năm 2023 cho Bộ Y tế để mua vaccine cho Chương trình TCMR, trong đó giao Bộ Y tế trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01.7.2016 của Chính phủ.

Ngay sau khi Nghị quyết của Chính phủ được ban hành, để đảm bảo cung ứng đầy đủ vaccine cho Chương trình TCMR, cuối năm 2023, Bộ Y tế đã chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh/thành phố và tổng hợp nhu cầu vaccine năm 2024 trên cả nước; hoàn thành thủ tục mua sắm 10 loại vaccine sản xuất trong nước và chỉ đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiếp nhận khoảng 24,2 triệu liều vaccine các loại sử dụng trong Chương trình TCMR từ nguồn ngân sách nhà nước và viện trợ. Đến nay đã phân bổ 22,79 triệu liều theo kế hoạch cho các địa phương.

Đồng thời Bộ Y tế họp với Văn phòng Chính phủ vào ngày 11.7.2023 để xây dựng dự thảo Nghị định. Do nhiều nội dung trong dự thảo Nghị định liên quan đến các Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, do vậy, trong tháng 8 và tháng 9.2023, Bộ Y tế đã có 03 Công văn lấy ý kiến và đôn đốc các Bộ, Ủy ban nhân dân.

Ngày 05.2.2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 104/2016/NĐ-CP.

Kế hoạch TCMR hàng năm là tổng hợp từ đăng ký nhu cầu của các địa phương. Đối với tổng hợp nhu cầu vaccine năm 2024, Bộ Y tế (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) đã hướng dẫn các tỉnh, thành phố rà soát, xác định nhu cầu vaccine trong TCMR 6 tháng cuối năm 2024 và 6 tháng đầu năm 2025 ngay từ tháng 12.2023.

Năm 2024, Bộ Y tế chưa được bố trí kinh phí cho hoạt động tiêm chủng mở rộng ngay từ đầu năm như giai đoạn 2016-2022, do đó sau khi Nghị định số 13/2024/NĐ-CP được ban hành, tháng 4.2024, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Tài chính đề xuất nhu cầu kinh phí để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng 2024.

Song song với việc gửi Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ phê duyệt kinh phí mua vaccine cho TCMR 2024, Bộ Y tế ký ban hành Quyết định số 1596/QĐ-BYT ngày 10.6.2024 về việc ban hành Kế hoạch tiêm chủng mở rộng năm 2024 bao gồm nhu cầu vaccine 6 tháng cuối năm 2024 và 6 tháng đầu năm 2025. Việc ban hành kế hoạch tiêm chủng mở rộng năm 2024 vào đầu tháng 6.2024 và trong giai đoạn chờ phê duyệt kinh phí là kịp thời.

Đối với việc phê duyệt kinh phí của Chính phủ ngày 24.7.2024, Chính phủ có Tờ trình số 369/TTr-CP trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 của Bộ Y tế để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng. Ngày 30.8.2024, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1162/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bổ sung kinh phí chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 cho Bộ Y tế để thực hiện hoạt động TCMR.

Ngày 18.9.2024, Chính phủ ban hành Quyết định số 1000/QĐ-TTg về việc phê duyệt bổ sung 424,514 triệu đồng bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2024 để thực hiện hoạt động TCMR. Thực hiện Quyết định của Chính phủ, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 23.09.2024 về việc giao dự toán bổ sung ngân sách nhà nước năm 2024 để thực hiện hoạt động mua sắm vaccine trong tiêm chủng mở rộng.

bg-new-1.jpg
Cán bộ VNVC tiêm vaccine cho trẻ tại thành phố Hà Nội

Trong quá trình triển khai các quy trình, thủ tục mua sắm vaccine, để đảm bảo cung cấp vaccine cho chương trình Tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch Bộ Y tế đã chủ động đề nghị WHO, UNICEF, Chính phủ Úc, các tổ chức viện trợ, hỗ trợ vaccine phối hợp Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván, Viêm gan B và Hib (DPT-VGB-Hib) và vaccine Sởi-Rubella trong năm 2023-202.

Cụ thể, Sacombank hỗ trợ 72.300 liều vaccine DPT-VGB-Hib; WHO, UNICEF viện trợ 185.700 liều vaccine DPT-VGB-Hib vào tháng 8/2023; Chính phủ Úc hỗ trợ 490.600 liều DPT-VGB-Hib vào tháng 12/202) nhằm đảm bảo, duy trì vaccine trong Chương trình TCMR cho trẻ. WHO viện trợ 1.134.200 liều vaccine Sởi-Rubella (MR) để triển khai chiến dịch tiêm chủng phòng chống bệnh Sởi năm 2024.

Đồng thời, trong giai đoạn chờ phê duyệt kinh phí năm 2024, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành mua sắm các vaccine cần cung ứng ngay cho chương trình Tiêm chủng mở rộng bao gồm vaccine uốn ván và vaccine viêm gan B tiêm cho đối tượng trẻ sơ sinh.

Về những khó khăn trong quá trình mua sắm vaccine, Bộ Y tế cũng báo cáo rõ, hiện quy trình mua sắm vaccine còn nhiều thủ tục cần thời gian triển khai thực hiện (ước tính khoảng 2-3 tháng).

Các quy trình mua sắm vaccine bao gồm: giao dự toán ngân sách nhà nước; phê duyệt kế hoạch đặt hàng; xây dựng phương án giá; thẩm định giá và phê duyệt (2 tháng). Quá trình thẩm định và phê duyệt giá vaccine trải qua nhiều bước, yêu cầu phối hợp giữa Bộ Y tế, Bộ Tài chính và các đơn vị sản xuất, điều này có thể dẫn đến chậm trễ trong việc ban hành giá cụ thể, ảnh hưởng đến tiến độ mua sắm.

Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.

Kiểm soát mua, bán thuốc tốt hơn trên môi trường thương mại điện tử
Sống khỏe

Kiểm soát mua, bán thuốc tốt hơn trên môi trường thương mại điện tử

Một báo cáo độc lập mới đây cho biết, ước tính thị trường thuốc trực tuyến Việt Nam đến hết năm 2024 đạt khoảng 5-8% thị phần bán thuốc và đang tăng trưởng mức năm sau cao hơn năm trước. Hiện việc mua bán thuốc trực tuyến đang diễn ra phổ biến và hoạt động này cần được đưa vào khuôn khổ pháp luật để quản lý hiệu quả.

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội: Sẽ hoàn lại toàn bộ chi phí thụ tinh trong ống nghiệm nếu không thành công
Sống khỏe

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội: Sẽ hoàn lại toàn bộ chi phí thụ tinh trong ống nghiệm nếu không thành công

Đó là khẳng định của Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội (AF Hà Nội) ThS.BS Lê Thị Thu Hiền khi trao đổi với báo chí ngày 2.11. Cụ thể, đơn vị sẽ hoàn lại toàn bộ chi phí thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) bao gồm chọc trứng, tạo phôi, nuôi phôi ngày 3, 1 lần chuyển phôi… nếu không thành công.

Không thể chủ quan với bệnh liên cầu lợn
Sống khỏe

Không thể chủ quan với bệnh liên cầu lợn

Dù không phải bệnh có thể lây lan thành dịch, tuy nhiên sự nguy hiểm của liên cầu lợn lúc nào cũng hiện hữu trong đời sống hàng ngày. Nguyên nhân được xác định là do giết mổ lợn nhiễm bệnh và ăn các chế phẩm từ lợn bị bệnh.

Xây dựng môi trường công sở không khói thuốc
Sống khỏe

Xây dựng môi trường công sở không khói thuốc

Hiện nay, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã tập trung đẩy mạnh phong trào xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá; tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức phòng chống tác hại của thuốc lá trong cán bộ, công chức, viên chức, lao động.

Tăng cường kiểm soát thuốc lá thế hệ mới, đẩy mạnh phòng chống buôn lậu
Sống khỏe

Tăng cường kiểm soát thuốc lá thế hệ mới, đẩy mạnh phòng chống buôn lậu

Hà Nội vừa ban hành chỉ đạo tăng cường kiểm soát và phòng chống tác hại của thuốc lá thế hệ mới, đặc biệt trong môi trường giáo dục. Theo đó, các lực lượng chức năng được yêu cầu phối hợp chặt chẽ, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến buôn lậu, sản xuất và kinh doanh thuốc lá trái phép nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Sự thật về ung thư vú ở nam giới: Chủ quan có thể giết chết chúng ta
Sức khỏe

Sự thật về ung thư vú ở nam giới: Chủ quan có thể giết chết chúng ta

Khi nói đến ung thư vú, hầu hết chúng ta đều chỉ nghĩ đến căn bệnh này ở phụ nữ. Nhưng sự thật là nam giới cũng mắc ung thư vú và sự chủ quan về căn bệnh này khiến các trường hợp thường được phát hiện muộn. Đây là chia sẻ và cảnh báo của Tiến sĩ Jamin Brahmbhatt, bác sĩ tiết niệu và bác sĩ phẫu thuật tại Cơ quan Y tế Orlando, đồng thời là cựu Chủ tịch Hiệp hội tiết niệu Florida, Mỹ.