Bộ Y tế quy định về sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 33/2024/TT-BYT quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.

Theo Thông tư, sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá, bao gồm các phân loại sản phẩm sau: Sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 36 tháng tuổi theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Y tế ban hành; Sữa và sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa động vật dưới dạng bột hoặc dạng lỏng có công bố sử dụng cho trẻ em dưới 06 tuổi nhưng không theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Y tế hoặc Bộ quản lý ngành ban hành.

Thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện kê khai giá, bao gồm các phân loại sản phẩm sau: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Thực phẩm dinh dưỡng y học (còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt); Thực phẩm bổ sung; Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (không chứa sữa).

34.jpg
Ảnh minh họa

Về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ dưới 06 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá. Thông tư 33 của Bộ Y tế nêu rõ sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá gồm các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật sau:

- Tên sản phẩm (tên gọi chi tiết);

- Phân loại sản phẩm;

- Dạng sản phẩm (dạng bào chế/ dạng dùng);

- Số giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc số tự công bố sản phẩm.

Trong đó, Thông tư quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2025.

Đồng thời, Thông tư số 30/2013/TT-BYT ngày 04.10.2013 của Bộ Y tế ban hành Danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc hàng hóa thực hiện bình ổn giá và Thông tư số 22/2018/TT-BYT ngày 12.9.2018 của Bộ Y tế quy định Danh mục thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện kê khai giá hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư 33 có hiệu lực.

Trong Thông tư 33, Bộ Y tế nêu rõ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai việc tiếp nhận kê khai giá theo quy định của pháp luật về giá bảo đảm thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện kê khai.

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế ban hành văn bản đề nghị Cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công tiếp nhận kê khai giá gửi giá kê khai về Bộ Y tế (qua Cục An toàn thực phẩm) để đánh giá mức độ biến động mặt bằng giá thị trường và xây dựng báo cáo bình ổn giá.

Tổ chức, cá nhân công bố sữa và thực phẩm chức năng sử dụng cho trẻ em dưới 06 tuổi trong hồ sơ công bố và trên nhãn sản phẩm (bao gồm cả sản phẩm có công bố sử dụng cho nhiều lứa tuổi mà trong đó có lứa tuổi dưới 06 tuổi) có trách nhiệm gửi văn bản kê khai giá đến Cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công tiếp nhận kê khai giá theo quy định tại khoản 1 Điều 17 và khoản 2 Điều 18 Nghị định số 85/2024/NĐ-CP ngày 10.7.2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật giá.

Bộ Y tế giao Cục An toàn thực phẩm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức thực hiện Thông tư 33. Bộ Y tế cũng đồng thời nêu rõ, trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (qua Cục An toàn thực phẩm) để xem xét, giải quyết.

Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm
Sức khỏe

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm

Không chỉ từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm, Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong còn bị trượt thầu do vi phạm về nguồn gốc thực phẩm. Địa điểm chế biến suất ăn bán trú cho học sinh tại nhà xưởng nằm trong Khu chế xuất Tân Thuận.

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà
Sức khỏe

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà

Giãn tĩnh mạch tinh (TMT) là một trong những vấn đề nam khoa phổ biến và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lý, sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch tinh đôi khi không có triệu chứng rõ rệt, vì vậy việc phát hiện sớm và theo dõi tình trạng có thể giúp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn.