Theo đó, bệnh nhân bị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn cần được sơ cứu thích hợp, vận chuyển nhanh chóng và an toàn tới các khoa Cấp cứu hoặc khoa Hồi sức chống độc. Các bệnh nhân có chảy máu hoặc có xét nghiệm đông máu 20 phút tại giường dương tính phải được điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn lục hoặc truyền máu và các chế phẩm máu. Bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt, lo lắng; có thể xuất hiện tình trạng sốc do mất máu: tụt huyết áp, da đầu chi lạnh ẩm, lơ mơ, thiểu niệu, vô niệu; có thể có sốc phản vệ do nọc rắn. Bệnh nhân bị chảy máu tự phát tại chỗ, nơi tiêm truyền, chảy máu chân răng; chảy máu trong cơ, chảy máu tiêu hóa, tiết niệu, chảy máu âm đạo, chảy máu phổi, não; có thể có suy thận cấp.
Hướng dẫn còn nêu rõ nguyên tắc chẩn đoán, các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, công tác chẩn đoán phân biệt, chẩn đoán xác định cũng như nguyên tắc điều trị đối với bệnh nhân bị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn...
Để phòng chống rắn lục xanh đuôi đỏ cắn cần phát quang bờ cây bụi rậm quanh nhà, không bắc giàn hoa, dây leo… ở sân trước nhà, trồng sả hoặc rắc bột lưu huỳnh quanh nhà là những biện pháp xua đuổi rắn có thể và nên áp dụng nhất là ở những vùng có nhiều rắn. Khi vào rừng hoặc những nơi nghi có rắn lục phải đội mũ rộng vành, mặc quần áo dài, đi giày cao cổ và nên khua gậy xua đuổi rắn...
Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao là người dân tộc thiểu số
Ngày 22.11, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Nghiên cứu, Tổ biên tập đề xuất xây dựng đề án đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người dân tộc thiểu số trong các ngành/nhóm ngành/lĩnh vực họp phiên đầu tiên.