Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3: Điểm sáng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, hỗ trợ ngư dân bám biển

Trong năm 2024, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã đạt nhiều thành tích nổi bật trong công tác bảo vệ chủ quyền, thực thi pháp luật và hỗ trợ ngư dân, khẳng định vai trò quan trọng trong nhiệm vụ giữ gìn an ninh biển, đảo quốc gia.

hoi-nghi-tong-ket-cong-tac-canh-sat-bien-nam-2024-trien-khai-phuong-huong-nhiem-vu-nam-2025.jpg
Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3

Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Trong năm qua, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh về công tác sẵn sàng chiến đấu; duy trì nghiêm hệ thống trực các cấp và nắm chắc tình hình vùng biển được phân công quản lý. Công tác huấn luyện của đơn vị được tổ chức bài bản, bám sát phương châm "Cơ bản, thiết thực, vững chắc," đáp ứng yêu cầu thực tế.

Trong năm, đơn vị đã triển khai 173 lượt tàu, xuồng hoạt động trên 60.988 hải lý an toàn. Qua đó, trực tiếp bắt giữ và xử lý 20 vụ/24 phương tiện vi phạm, xử phạt hành chính, phát mại hàng hóa sung công quỹ gần 12 tỷ đồng. Đơn vị cũng phối hợp với các lực lượng chức năng triệt phá 17 vụ án buôn lậu, ma túy, bắt giữ 22 đối tượng, thu giữ 21 kg Cocain và 3.225 gram ma túy tổng hợp. Đồng thời, tiếp nhận và xử lý 110 thông tin về tìm kiếm cứu nạn, cứu 13 thuyền viên, vớt được 1 thi thể và sơ cứu 2 ngư dân.

thieu-tuong-ngo-binh-minh-tu-lenh-vung-canh-sat-bien-3-khen-thuong-cac-tap-the-co-thanh-tich-tieu-bieu-trong-phong-trao-thi-dua-quyet-thang-nam-2024-2.jpg
Thiếu tướng Ngô Bình Minh, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 khen thưởng các tập thể có thành tích tiêu biểu trong phong trào Thi đua quyết thắng năm 2024

Trong năm 2024, chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” tiếp tục được triển khai sâu rộng tại 9 tỉnh, thành phố ven biển. Đơn vị đã trao 1.520 suất quà, cấp phát hơn 10.000 tờ rơi, 8.000 sổ tay, 3.000 lá cờ Tổ quốc, 1.100 áo phao cá nhân và hàng nghìn bình nước sạch. Công tác hỗ trợ người dân còn bao gồm khám chữa bệnh miễn phí cho 300 lượt người và xây dựng 2 “Nhà Đại Đoàn kết” tại Phú Yên và Bình Thuận.

Đặc biệt, Cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương” đã thu hút 73.318 học sinh tại 91 trường trung học cơ sở tham gia. Thông qua chương trình, đơn vị trao tặng 560 suất học bổng, 155 xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó.

thieu-tuong-tran-van-xuan-pho-chinh-uy-canh-sat-bien-viet-nam-du-va-chi-dao-hoi-nghi.jpg
Thiếu tướng Trần Văn Xuân, Phó Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam dự và chỉ đạo hội nghị

Phát biểu chỉ đạo, Thiếu tướng Trần Văn Xuân ghi nhận, biểu dương thành tích của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 trong năm 2024. Ông yêu cầu đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm các nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, đấu tranh chống khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU), duy trì nền nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật và nâng cao công tác giáo dục chính trị tư tưởng.

Thiếu tướng cũng nhấn mạnh việc tăng cường phối hợp với các lực lượng địa phương để tuần tra, kiểm soát, hỗ trợ ngư dân phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đặc biệt, cần triển khai hiệu quả Đề án Cuộc thi “Em yêu biển đảo quê hương” giai đoạn 2025 - 2030, đồng thời đẩy mạnh công tác dân vận, phong trào thi đua dân vận khéo và hỗ trợ cộng đồng.

dai-ta-le-van-tu-chinh-uy-bo-tu-lenh-vung-canh-sat-bien-3-khen-thuong-cac-ca-nhan-co-thanh-tich-tieu-bieu-trong-phong-trao-thi-dua-quyet-thang-nam-2024-2.jpg
Đại tá Lê Văn Tú, Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 khen thưởng các cá nhân có thành tích tiêu biểu trong phong trào Thi đua quyết thắng năm 2024

Nhân dịp này, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã khen thưởng 31 tập thể và 229 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong phong trào Thi đua Quyết thắng năm 2024. Đồng thời, nhiều tập thể và cá nhân được biểu dương vì những đóng góp nổi bật trong công tác đoàn, phong trào phụ nữ, thi đua dân vận khéo và danh hiệu “Giữ tốt dùng bền”.

Bằng những nỗ lực không ngừng, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tiếp tục khẳng định vai trò nòng cốt trong bảo vệ chủ quyền, an ninh vùng biển, đồng thời là chỗ dựa tin cậy của ngư dân trong phát triển kinh tế và đời sống bền vững.

Địa phương

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân
Địa phương

Đồng Nai: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI (Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh) nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành; tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. 

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện

Mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” ở xã, phường, thị trấn được TP. Sông Công (Thái Nguyên) xây dựng và đưa vào hoạt động đang tạo nên sự thân thiện, trọng dân, gần dân, gắn kết, chia sẻ, vì Nhân dân phục vụ. Đồng thời, từng bước đổi mới tác phong, thái độ, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong giải quyết công việc cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững
Địa phương

Hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh sẽ chỉ đạo tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc để nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh; rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành, điều chỉnh bổ sung kịp thời giúp nông dân và các tổ chức kinh tế tập thể, doanh nghiệp có điều kiện được tiếp cận, hấp thụ hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước và thành phố.

Sơn Tây hướng đến nông thôn mới kiểu mẫu
Địa phương

Sơn Tây hướng đến nông thôn mới kiểu mẫu

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã Sơn Tây đã đạt được những kết quả nhất định: 6/6 xã đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2019; 3/6 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 1/6 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Diện mạo nông thôn thị xã ngày càng khang trang, xanh, sạch, đẹp, kết cấu hạ tầng thiết yếu như giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục… được quan tâm đầu tư, nâng cấp.

Ninh Thuận nằm trong top 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI năm 2024
Địa phương

Ninh Thuận nằm trong top 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI năm 2024

Năm 2024, tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức nhiều hoạt động, hội nghị xúc tiến đầu tư trên nhiều lĩnh vực với các tỉnh thành trong nước và quốc tế. Nhờ đó, nhiều mặt hàng nông sản đã được xuất khẩu, các sản phẩm chế biến từ nha đam đã xuất qua 22 quốc gia, với tổng giá trị khoảng 3,5 triệu USD/năm. Đặc biệt thu hút FDI, Ninh Thuận nằm trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu cả nước (tổng vốn trên 1.214 triệu USD).

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh giám sát thực tại thành phố Từ Sơn
Hội đồng nhân dân

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh giám sát thực tại thành phố Từ Sơn

Chiều 28.11, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh do Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh Trần Thị Hằng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại UBND thành phố Từ Sơn về tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm 2025.

Công trình xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954- một trong những hạng mục chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau. Ảnh Huỳnh Lâm
Trên đường phát triển

Cà Mau phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân, UBND tỉnh vừa phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng đại hội Ðảng, đại hội thi đua yêu nước các cấp, tiến tới Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng, Ðại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI, Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Ðại hội Thi đua yêu nước tỉnh Cà Mau lần thứ VII.

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu
Trên đường phát triển

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu

Nhằm hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, UBND tỉnh Phú Yên định hướng tiếp tục thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu; tập trung vào các khâu có giá trị gia tăng cao; kết hợp đáp ứng nhu cầu trong nước với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp với sức mua của người tiêu dùng.

Các sản phẩm OCOP của tỉnh Đồng Nai được bày bán vào các ngày cuối tuần. Ảnh: Bảo Phong
Địa phương

Phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp lợi thế, yêu cầu

Với thành quả ấn tượng đạt được trong thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cả về số lượng, chất lượng, Đồng Nai tiếp tục thực hiện các kế hoạch, giải pháp phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất, yêu cầu của thị trường.

Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ hủ tục lạc hậu
Địa phương

Thanh Hóa phát triển toàn diện, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phát huy những kết quả đạt được, giai đoạn 2024 - 2029, tỉnh Thanh Hóa tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển toàn diện, bền vững vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi; khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong vùng, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với miền xuôi; đặc biệt, giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn.