Phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Tập trung chăm lo phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Bảy, chiều nay, 5.6, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành Phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Tập trung chăm lo phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số -0
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Ảnh: Hồ Long

Nội dung chất vấn tập trung vào: công tác tuyển chọn, đào tạo và chế độ chính sách đối với vận động viên thể thao, nghệ sĩ trong các lĩnh vực nghệ thuật và giải quyết việc làm cho vận động viên, nghệ sĩ sau thời kỳ thi đấu, biểu diễn đỉnh cao; việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp kích cầu, phục hồi du lịch trong năm 2024 và những năm tiếp theo, giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đêm; chính sách đặc thù, thu hút đầu tư cho các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trả lời các chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Tập trung chăm lo phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số -0
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Ảnh: Hồ Long

Theo chương trình, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Lao động, Thương binh và Xã hội, Nội vụ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Thiết chế văn hóa cơ sở là điều kiện cần và đủ để hình thành môi trường văn hóa

Nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn về phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Dẫn Báo cáo số 136 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ĐBQH Trần Thị Thanh Hương (An Giang) nêu vấn đề, việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa được thường xuyên, hiệu quả do thiếu thiết chế văn hóa, thể thao tại cơ sở. Bên cạnh việc thiếu các thiết chế văn hóa ở cơ sở, việc chưa khai thác nâng cao hiệu quả hoạt động đối với một số thiết chế văn hóa đã có ở cơ sở cũng là vấn đề cần quan tâm, phát huy hơn nữa trong thời gian tới.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Tập trung chăm lo phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số -0
ĐBQH Trần Thị Thanh Hương (An Giang) chất vấn. Ảnh: Hồ Long

Đại biểu Trần Thị Thanh Hương đề nghị Bộ trưởng cho biết, Bộ có những giải pháp đột phá gì nhằm thu hút nguồn lực đầu tư, bên cạnh nâng cao số lượng đồng thời cũng cần nâng cao hơn nữa chất lượng của các thiết chế văn hóa cơ sở nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi?

Đồng tình với phản ánh của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng thừa nhận, các thiết chế văn hóa được đầu tư, xây dựng ở vùng đồng bào dân tộc dường như “không xây thì đang thiếu, nhưng xây thì sử dụng thế nào cho hiệu quả”.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Tập trung chăm lo phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số -0
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trả lời các chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Hồ Long

Bộ trưởng cũng nhận thấy được những bất cập này và đề xuất cần có giải pháp mang tính chất căn cơ, đó là nhận thức rõ những bất cập thuộc về thể chế.

Chẳng hạn, nếu xác định thiết chế văn hóa thuộc về tài sản công thì trong Luật Quản lý tài sản công được thể hiện, khai thác ra sao, liên kết như thế nào để triển khai hoạt động? Cũng chính vì vậy, Bộ đã tham mưu, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ thức Hội thảo khoa học với chủ đề "Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao".

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Tập trung chăm lo phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số -0
Các đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: Lâm Hiển

Tại hội thảo, các ý kiến đã bàn định kỹ lưỡng đâu là thiết chế văn hóa cấp quốc gia, cấp huyện, cấp tỉnh; những loại hình nào, thiết chế cơ sở ở đâu cần tập trung quan tâm đầu tư những gì...? Từ đó, đề xuất thêm nhiều vấn đề trong việc rà soát, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhất là phát huy hiệu quả của đầu tư công từ các chương trình.

“Thiết chế văn hóa ở các cơ sở là điều kiện cần và đủ để hình thành môi trường văn hóa. Nếu không có thiết chế văn hóa sẽ rất khó khăn”, Bộ trưởng khẳng định.

Đối với thiết chế văn hóa vùng đồng bào dân tộc, theo Bộ trưởng, là sử dụng "đa mục tiêu, đa chức năng". Bộ trưởng mong muốn các cấp ủy, chính quyền địa phương vận dụng linh hoạt, sáng tạo, tập trung thêm nguồn lực khác ngoài nguồn lực Nhà nước, trong đó có nguồn lực của Nhân dân đóng góp để xây dựng, trở thành tài sản của Nhân dân, có như vậy mới phát huy được tác dụng.

Quan trọng là nhận diện, kiểm điểm và đầu tư để bảo tồn

Tại Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi giai đoạn 2021 - 2030, trong đó giai đoạn 1 là 2021 - 2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao triển khai Dự án 06 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

ĐBQH Bố Thị Xuân Linh (Bình Thuận) đề nghị Bộ trưởng cho biết những kết quả đã được triển khai cũng như những định hướng, giải pháp để thực hiện hiệu quả Dự án 06, nhất là phát triển du lịch cộng đồng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Tập trung chăm lo phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số -0
ĐBQH Bố Thị Xuân Linh (Bình Thuận) chất vấn. Ảnh: Lâm Hiển

Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số có một dự án “nhấn” là Dự án 06. Giai đoạn 2021 - 2023, ngành văn hóa của cả nước được phân bổ 1.258 tỷ đồng để thực hiện các nhiệm vụ, trong đó cấp cho các địa phương là toàn bộ, còn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là 104 tỷ đồng nguồn vốn sự nghiệp trong 3 năm để tổ chức tập huấn, đào tạo, tổ chức trình diễn.

Theo đó, Bộ đã tập trung khảo sát, nhận diện, đánh giá và công nhận các di tích, di sản, loại hình văn hóa cơ sở. Đây là điều quan trọng để bảo tồn các giá trị văn hóa. Đồng thời, Bộ cũng tổ chức định kỳ Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam để tôn vinh các giá trị văn hóa; tổ chức liên hoan văn hóa đồng bào dân tộc để giao lưu, gặp gỡ, trao đổi văn hóa, đặc biệt là chú trọng quan tâm các dân tộc có dưới 100.000 dân. Bên cạnh đó, hỗ trợ thiết bị cho các nhà văn hóa, xây dựng tủ sách, tập huấn về công tác dân tộc cho đội ngũ cán bộ.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Tập trung chăm lo phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số -0
Các nhạc sĩ dự thính phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: Hồ Long

Thời gian tới, nếu Quốc hội đồng ý phê chuẩn và điều chuyển nội dung này từ Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số sang Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, thì Bộ sẽ tiếp tục duy trì và thực hiện phân cấp để tập trung chăm lo cho phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

“Có 3 việc quan trọng phải làm là nhận diện, kiểm điểm và đầu tư để bảo tồn, trong đó cần chú ý phát hiện nét riêng đặc sắc của các đồng bào dân tộc thiểu số để phát huy, không bị mai một”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Thời sự Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ Tám
Chính trị

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ Tám

Chiều 9.12, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị tiếp xúc cử tri được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ đầu cầu chính tại Trung tâm Hội nghị tỉnh và các điểm cầu tại các huyện trên địa bàn.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương: Quyết liệt triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương: Quyết liệt triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW

Phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp thứ 29 HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 sáng nay, 9.12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị Quảng Ngãi quyết liệt thực hiện nghiêm túc việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy, coi đây thực sự là cuộc cách mạng để tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các đại biểu tham dự Kỳ họp
Thời sự Quốc hội

Tập trung cao độ phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên mới

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 9.12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố Hà Nội Khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. 

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn: 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Chủ động triển khai cơ chế, chính sách đặc thù để Hà Nội phát triển đột phá, tạo động lực dẫn dắt cả vùng, cả nước
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Chủ động triển khai cơ chế, chính sách đặc thù để Hà Nội phát triển đột phá, tạo động lực dẫn dắt cả vùng, cả nước

Phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp thứ 20 của HĐND thành phố Hà Nội sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Hà Nội "chủ động ban hành các cơ chế, chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô với những cơ chế, chính sách đặc thù để Hà Nội phát triển đột phá, tạo động lực dẫn dắt cả vùng, cả nước, trong đó phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố Hà Nội".

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Kỳ họp thứ 20 HĐND thành phố Hà Nội Khóa XVI
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Kỳ họp thứ 20 HĐND thành phố Hà Nội Khóa XVI

Sáng nay, 9.12, tại trụ sở HĐND và UBND TP. Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Kỳ họp thứ 20 HĐND TP. Hà Nội Khóa XVI - Kỳ họp thường lệ cuối năm xem xét tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, tài chính ngân sách, đầu tư công năm 2024, kế hoạch năm 2025 và xem xét, quyết định các cơ chế, chính sách quan trọng để kịp thời triển khai, thi hành Luật Thủ đô và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản

Chiều 7.12, theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã rời tỉnh Nagasaki, lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, sáng 7.12, tại tỉnh Nagasaki, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đặt hoa tưởng niệm nạn nhân bom nguyên tử tại Nagasaki, Nhật Bản
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đặt hoa tưởng niệm nạn nhân bom nguyên tử tại Nagasaki, Nhật Bản

Sáng nay, 7.12, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, tại Nagasaki, Chủ tịch Quốc hội và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến đặt vòng hoa tưởng niệm nạn nhân của vụ đánh bom nguyên tử Nagasaki tại Công viên Hòa Bình và thăm Bảo tàng Tư liệu bom nguyên tử Nagasaki.