Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Quyết liệt chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền, chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh

Chiều nay, 11.11, ngay sau khi kết thúc phần chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn với nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực y tế. Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, trong thời gian qua, Bộ Y tế đã quyết liệt chỉ đạo việc cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền cho các đơn vị, địa phương, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý và phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh.

dbnd_br_bo-truong-bo-y-te-dao-hong-lan2.jpg
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Bộ trưởng Đào Hồng Lan cảm ơn Quốc hội, các ĐBQH đã tạo điều kiện để Bộ Y tế có cơ hội được báo cáo, giải trình về những vấn đề cử tri, Nhân dân và các ĐBQH quan tâm, cũng như có cơ hội được trình bày những tâm tư, nguyện vọng, mong mỏi của đội ngũ cán bộ y tế cả nước sau một khoảng thời gian đầy khó khăn, thách thức đối với ngành.

Thay mặt đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế trên cả nước, Bộ trưởng trân trọng cảm ơn sự quan tâm của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành, các cấp ủy đảng chính quyền địa phương và các ĐBQH đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ tạo điều kiện, động viên, chia sẻ. Đồng thời, trân trọng cảm ơn cử tri cả nước đã quan tâm chia sẻ, đóng góp ý kiến tâm huyết để ngành y tế vượt qua khó khăn, dần ổn định và hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của Nhân dân.

dbnd_br_bo-truong-y-te-tra-loi-chat-van.jpg
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Nhấn mạnh "sức khỏe là vốn quý nhất của người dân và xã hội, với vai trò là cơ quan được Chính phủ giao thực hiện chức năng quản lý về y tế, ý thức được vai trò và trọng trách của mình", Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, thời gian qua, Bộ Y tế luôn tập trung tham mưu, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về y tế, với mục tiêu xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với yêu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, bảo đảm an ninh y tế, ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu, già hóa dân số và các tình huống khẩn cấp về y tế công cộng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần ổn định an sinh xã hội.

Bộ trưởng cũng khẳng định, trong thời gian qua, Bộ Y tế đã tham mưu và triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động của ngành; xây dựng các dự án luật trình Quốc hội; xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và ban hành theo thẩm quyền các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và văn bản quy phạm pháp luật, định hướng phát triển của ngành trong giai đoạn tới.

dbnd_br_toan-canh-phien-hop-chieu-1111.jpg
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Đồng thời, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, như vấn đề tăng cường chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; mua sắm đấu thầu thuốc, vaccine, vật tư y tế; vấn đề bảo hiểm y tế; chế độ, chính sách đối với nhân viên y tế… Quyết liệt chỉ đạo việc cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền cho các đơn vị, địa phương, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý và phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh để khắc phục tồn tại, giảm phiền hà, tăng cường tính công khai, minh bạch, hiệu quả, tiết kiệm cho người dân, doanh nghiệp, Nhà nước và Quỹ Bảo hiểm y tế.

Bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được, Bộ trưởng thẳng thắn nhìn nhận, ngành y tế còn nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục, đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới, nỗ lực hơn nữa để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, đáp ứng sự tin tưởng, mong đợi của cử tri và người dân.

Với những yêu cầu chất vấn tại Kỳ họp này, Bộ trưởng cho biết, Bộ Y tế đã có báo cáo 22 trang gửi tới các ĐBQH. Với tinh thần trách nhiệm cao nhất, nghiêm túc và thẳng thắn, cầu thị, Bộ trưởng trân trọng nghe các vấn đề ĐBQH, cử tri và nhân dân quan tâm.

Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ
Thời sự Quốc hội

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ

Nhấn mạnh cơ chế thí điểm theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là nội dung rất mới, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ cơ chế xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không theo đúng tiến độ.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Lựa chọn kỹ công nghệ

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 13.11, các đại biểu cho rằng, công nghệ áp dụng cho Dự án sẽ quyết định việc đầu tư như thế nào, do đó, cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, lựa chọn những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta để thực hiện Dự án. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Cần đưa ra bức tranh tổng thể để có phương án phù hợp nhất

Tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) đề nghị, cần đánh giá kỹ phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho Dự án; quan tâm nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ không chỉ liên quan tới việc vận hành mà cả các dịch vụ phụ trợ khác, sự phát triển của các địa phương khi có đường sắt đi qua.

Thảo luận tại Tổ 5 về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ hơn phương án huy động vốn thực hiện Dự án

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Vĩnh Phúc và Lào Cai thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án và tin tưởng Dự án sẽ là hành trang, điểm nhấn khi nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Thảo luận tại tổ 15 sáng 13.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Cần giải pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro tài chính trong dài hạn

Cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại phiên thảo luận tổ sáng 13.11, các đại biểu Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận lưu ý vấn đề nguồn vốn và rủi ro phải trả nợ. Đánh giá đây là một áp lực lớn đối với Dự án, đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp minh bạch, quản lý chặt chẽ và kiểm soát nguy cơ rủi ro về tài chính dài hạn.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất

Dự kiến, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có khung đền bù để tạo công bằng giữa người dân bị thu hồi đất ở các địa phương.

Toàn cảnh phiên họp tổ 12
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Mở không gian phát triển kinh tế mới

Tại phiên thảo luận Tổ 12 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn, các ĐBQH nhất trí chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đồng thời cho rằng, việc thực hiện Dự án sẽ giúp phát huy hành lang kinh tế Bắc Nam, rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương, vùng miền, góp phần giảm áp lực tập trung dân số, quá tải hạ tầng ở các đô thị lớn hiện nay.

Toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao: Đặt niềm tin vào doanh nghiệp Việt Nam trong chuyển giao và làm chủ công nghệ

Cho rằng đây là thời điểm chín muồi để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên) nhấn mạnh: cần đặt niềm tin vào các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp quốc gia của Việt Nam trong việc nắm bắt, nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ.

ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang)
Thời sự Quốc hội

Phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện

Sáng 13.11, thảo luận tại tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi, các đại biểu khẳng định sự cần thiết đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam nhằm phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện, góp phần giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 sáng nay, 13.11.
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Bước đi táo bạo, đòn bẩy để nền kinh tế Việt Nam vươn tầm

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, sáng nay, 13.11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết về Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất và chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Hậu Giang, Đắk Lắk, Bắc Ninh và Lạng Sơn. 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Về Chương trình Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Về Chương trình Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(Tháng 11.2024) Theo dự kiến, Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15.11 ( dự phòng sáng 19.11.2024) tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng giữa các địa phương, không tạo cơ chế “xin – cho”

Sáng 13.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Sáng 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 (trong đó, có một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước), với 428/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,35% tổng số đại biểu Quốc hội.