Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chính phủ bảo đảm đủ nguồn để tăng lương

Thảo luận tại Tổ 15 về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1.7.2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, Chính phủ đã xác định rất rõ các nguồn để thực hiện cho chế độ tiền lương mới. Tới đây, sẽ thực hiện cải cách tiền lương đối với khối doanh nghiệp, bảo đảm việc thực hiện luôn đồng bộ, đầy đủ.

Cải cách tiền lương mới phải sắp xếp lại tất cả phụ cấp

Trao đổi với các ĐBQH tại Tổ 15 về cải cách tiền lương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, cải cách chính sách tiền lương là một vấn đề lớn, hệ trọng, liên quan trực tiếp đến kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp tới gần chục triệu cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người có công. Đồng thời, cũng tác động trực tiếp tới nhiều đối tượng hưởng chính sách xã hội và khoảng gần 15 nghìn lao động trong doanh nghiệp (Nhà nước và tư nhân).

Do đó, khi triển khai Nghị quyết 27 ngày 21.5.2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, Nghị quyết số 104/2023/QH15 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Chính phủ đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, thận trọng, chắc chắn, bài bản, khoa học. Đặc biệt, đánh giá rất nhiều chiều tác động liên quan khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo đúng nội dung của Nghị quyết 27.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chính phủ bảo đảm đủ nguồn để tăng lương -0
Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu. Ảnh Khánh Duy

Theo Bộ trưởng, khi đi sâu vào việc thực hiện Nghị quyết, có nhiều khó khăn, bất cập. Khó khăn, bất cập lớn nhất đó chính là việc thiết kế các bảng lương gồm 5 bảng lương: Về chức vụ chức danh lãnh đạo; cán bộ công chức viên chức; 3 bảng lương của lực lượng vũ trang cũng như cơ cấu lại các phụ cấp. Bên cạnh đó, hiện nay có nhiều phụ cấp nhưng cơ cấu sắp xếp lại 9 nhóm phụ cấp nên vướng nhiều, trong báo cáo đầy đủ Chính phủ đã nêu.

Điển hình như tương quan tiền lương mới chưa hợp lý giữa các đối tượng hưởng lương. “Đối tượng thì được tăng cao trên 30%, đối tượng thì tăng dưới 5 - 7 - 15% nhưng rất nhiều đối tượng tăng thấp hơn so với lương hiện hưởng. Đặc biệt, bảng lương đối với chức vụ và chức danh lãnh đạo. Đây là phát sinh lớn nhất”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho hay.

Một vấn đề phát sinh khác được Bộ trưởng chỉ ra là khi thay đổi cơ cấu quỹ phụ cấp (sẽ giảm 24% so với hiện nay) và bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức, viên chức một số chuyên ngành (chỉ quy định đối với lực lượng vũ trang), phải sắp xếp lại nhiều chế độ phụ cấp hiện nay thành một chế độ phụ cấp mới nên kéo theo nhiều khó khăn.

“Những đối tượng chúng ta muốn quan tâm để bảo đảm tiền lương như giáo viên, y tế thì rất khó thực hiện. Vì lương hiện hưởng của những đối tượng này đang ở được hưởng phụ cấp rất cao. Nếu công tác ở vùng đặc biệt khó khăn thì phụ cấp còn cao hơn. Nhưng khi thực hiện theo cải cách tiền lương mới thì phải sắp xếp lại tất cả phụ cấp”, Bộ trưởng cho biết.

Ngoài ra, thêm một bất cập nữa là việc xây dựng vị trí việc làm. Dù đã triển khai xây dựng vị trí việc làm từ năm 2012 nhưng cũng còn nhiều khó khăn. Vừa qua, cả hệ thống chính trị đều gấp rút hoàn thiện và phê duyệt xong đề án vị trí việc làm nhưng nhìn chung chưa bảo đảm yêu cầu, chất lượng. Hơn nữa, Bộ Chính trị cũng chưa ban hành được danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị, nên dẫn đến khó cho việc thiết kế và xây dựng vị trí việc làm, gắn với mô tả, khung năng lực của vị trí việc làm.

Khi thực hiện cải cách tiền lương, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà lưu ý, phải hết sức coi trọng đến việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế. Dù việc này đã rất nỗ lực nhưng không được như mong đợi nên rất khó khăn để có thể triển khai 2 nội dung cơ bản của tinh thần Nghị quyết 27.

Trước những khó khăn trên, cuối cùng Chính phủ đã trình phương án đó là thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo lộ trình hợp lý, từng bước, thận trọng, chắc chắn, khả thi và hiệu quả. “Rõ đến đâu chúng ta làm đến đấy, những gì khó khăn, vướng mắc bất cập tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, không cầu toàn, không nóng vội để đảm bảo được ổn định, đảm bảo không xáo trộn”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay.

Bảo đảm tăng lương bao trùm, đồng bộ

Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, khi đã thực hiện mục tiêu về tăng lương thì phải bảo đảm được việc tăng lương bao trùm, đồng bộ cho tất cả các đối tượng có liên quan. Đó là tăng lương từ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong khu vực công, cũng như khu vực doanh nghiệp và các đối tượng của chính sách xã hội có liên quan. Đồng thời, sẽ thực hiện luôn cải cách tiền lương cho nhóm đối tượng là doanh nghiệp, cụ thể điều chỉnh tăng lương 6% cho doanh nghiệp từ ngày 1.7.2024. Thêm nữa, sẽ phải hướng dẫn rất cụ thể để thực hiện cơ chế tiền lương trong doanh nghiệp Nhà nước.

Đối với khu vực công, chúng ta thực hiện 4/6 nội dung cơ bản như nghiên cứu để hoàn thiện chế độ nâng lương và dành nguồn tiền thưởng 10% lương cơ bản dành cho cơ quan, đơn vị thực hiện việc khen thưởng định kỳ, đột xuất cho cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có những thành tích đột xuất. “Đây là vấn đề rất mới và nguồn kinh phí dành cho việc này rất lớn”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chính phủ bảo đảm đủ nguồn để tăng lương -0
Toàn cảnh buổi thảo luận. Ảnh: Khánh Duy

Đồng bộ với việc này, Chính phủ đã xác định rất rõ các nguồn để thực hiện cho chế độ tiền lương mới. Với việc tăng 30% mức lương cơ sở - mức tăng cao nhất từ khi thực hiện cải cách tiền lương đến nay, theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng nhu cầu kinh phí để điều chỉnh lương cơ sở tăng 30%, thực hiện tiền thưởng 10% quỹ lương cơ bản, điều chỉnh lương hưu và trợ cấp luỹ kế 3 năm 2024 - 2026 tăng thêm là 913.300 tỷ đồng.

Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, phương án ban đầu tính tổng bình quân cho 3 năm (2024 - 2026) khoảng 786.000 tỷ. Tuy nhiên, khi thực hiện việc điều chỉnh mức lương cơ sở tăng 30%, cộng với 10% tiền thưởng của mức lương cơ bản và các chính sách có liên quan, tổng nguồn kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương lên đến 913.000 tỷ đồng.

“Như vậy kinh phí tăng so với phương án ban đầu đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 là 127.000 tỷ đồng”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết và thông tin, trong kỳ họp này sẽ đề xuất bổ sung thêm nguồn kinh phí này để thực hiện cải cách tiền lương cho năm 2024. Sang năm sau, tiếp tục đề xuất điều chỉnh, bổ sung thêm.

Bộ trưởng cũng khẳng định, Chính phủ bảo đảm được nguồn kinh phí cho cải cách chính sách tiền lương. Cụ thể, Chính phủ có tích lũy được 680.000 tỷ đồng và thời gian tới, tiếp tục nỗ lực để có thêm nhiều nguồn thu bảo đảm nguồn tiền cải cách tiền lương.

Bộ trưởng nhìn nhận, trong thời gian tới, nền kinh tế phục hồi sẽ góp phần tăng nguồn thu ngân sách; đồng thời phải kìm chế được lạm phát. Chính phủ cũng đã lên các kịch bản rất chi tiết để vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa kìm chế lạm phát và đồng thời bảo đảm nền kinh tế vĩ mô.

Trước băn khoăn, sử dụng hết nguồn tiền tích lũy để cải cách tiền lương trong 3 năm (2024 - 2026) thì sau năm 2026 lấy nguồn đâu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhìn nhận giai đoạn sau phải có những giải pháp quyết liệt mới bảo đảm nguồn tiền, trong đó thực hiện tiết kiệm chi, tăng thu ngân sách… Đồng thời, báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền để điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII, để tạo cơ sở thực hiện cải cách chính sách tiền lương cho giai đoạn sau năm 2026.

Ý kiến đại biểu

Đại biểu Bùi Xuân Thống phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Khánh Duy
Ý kiến đại biểu

Bổ sung thẩm quyền của Đoàn ĐBQH trong chất vấn, tổ chức phiên giải trình

Thảo luận tại Tổ 7 chiều nay, 22.11, về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá
Ý kiến đại biểu

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 9 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre, sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH khẳng định, việc sửa đổi Luật là cần thiết, thậm chí nên làm từ sớm để bảo đảm sự đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Đánh giá kỹ tác động, lộ trình khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường
Ý kiến đại biểu

Đánh giá kỹ tác động, lộ trình khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường

Phát biểu góp ý Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tại phiên thảo luận tổ sáng 22.11, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) đề nghị cần có đánh giá kỹ hơn về tác động, biện pháp và lộ trình phù hợp với chính sách đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia
Ý kiến đại biểu

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia

Thảo luận tại Hội trường về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An) đề nghị: cơ quan soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia này. 

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Ý kiến đại biểu

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Khẳng định thời điểm này đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là hoàn toàn phù hợp, song các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An đề nghị cần có lộ trình cụ thể đầu tư cho dự án này; đồng thời, nghiên cứu kỹ lưỡng để giảm thiểu tối đa lãng phí quỹ đất; tránh lệ thuộc công nghệ của nước ngoài...

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 17
Ý kiến đại biểu

Cần "cam kết” bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của dự án mang tính chiến lược lịch sử

Thảo luận tại Tổ 17 về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các ĐBQH tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang kỳ vọng, đây sẽ là giao thông huyết mạch quan trọng, mang đến giải pháp căn cơ, hữu hiệu đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực, dư địa phát triển mới cho đất nước. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần có những "cam kết" khi thực hiện dự án mang tính chất chiến lược lịch sử này.

Đại biểu Nguyễn Công Long phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Khánh Duy
Ý kiến đại biểu

Đánh giá đúng thực tế hiệu quả, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia

Sáng 13.11, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia thảo luận sôi nổi tại tổ về Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam; Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội; Dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Có giải pháp phòng ngừa rủi ro, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả
Ý kiến đại biểu

Có giải pháp phòng ngừa rủi ro, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng và Cà Mau, các đại biểu cơ bản nhất trí với chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam nhằm hiện đại hóa hệ thống giao thông nước ta, góp phần tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị cần đánh giá kỹ lưỡng, lường trước những khó khăn, rủi ro có thể xảy ra để có các giải pháp phòng ngừa… bảo đảm tính khả thi và hiệu quả cho dự án.

ĐBQH Nguyễn Tuấn Anh phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Đào Cảnh
Ý kiến đại biểu

Tính toán kỹ phương án giải phóng mặt bằng phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Thảo luận tại Tổ 11 gồm các Đoàn TP. Đà Nẵng, Tây Ninh, Long An, Sơn La về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH thống nhất chủ trương đầu tư dự án, song cho rằng, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số quy định để khắc phục các vướng mắc liên quan đến quy hoạch, thủ tục hành chính, các vấn đề về khoáng sản. Đặc biệt, cần tính toán kỹ lưỡng phương án giải phóng mặt bằng cho dự án và tái định cư để ổn định đời sống người dân.