Bố trí 7 điểm quét mã QR tại nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông và 1 điểm tại thôn Lại Đà, huyện Đông Anh để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tính đến chiều 24.7, tất cả các sở, ngành, đơn vị ở Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã chuẩn bị chu đáo mọi công tác phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bố trí 7 điểm quét mã QR tại nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông và 1 điểm tại thôn Lại Đà, huyện Đông Anh để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng -0

Để bảo đảm an ninh, an toàn Lễ Quốc tang trong 2 ngày (25 và 26.7), Công an Hà Nội đề nghị người dân quét mã QR Thẻ căn cước/căn cước công dân khi đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Theo đó, công dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cần mang theo Thẻ căn cước/căn cước công dân gắn chíp hoặc điện thoại thông minh có cài đặt ứng dụng VNeID để thực hiện việc quét mã QR khi qua các chốt kiểm soát.

Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phối hợp với Công an quận Hai Bà Trưng, Công an huyện Đông Anh bố trí 7 điểm quét mã QR tại nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, quận Hai Bà Trưng và 1 điểm tại thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh - quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Sở Y tế Hà Nội giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố xây dựng phương án ứng phó với các tình huống dịch bệnh cụ thể và hướng dẫn phòng chống dịch, vệ sinh môi trường trên địa bàn và các nơi tổ chức Lễ viếng, trên đường di chuyển đến nghĩa trang Mai Dịch.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu thu mua nguyên liệu ban đầu đến quá trình vận chuyển, bảo quản, chế biến và sử dụng thực phẩm; đẩy mạnh các hoạt động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa điểm tổ chức Lễ tang; các khách sạn lớn, nơi tiếp đón các đoàn đại biểu tham gia Lễ viếng.

Bệnh viện đa khoa Đông Anh, Bệnh viện Bắc Thăng Long bố trí tổ cấp cứu thường trực tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh từ ngày 20.7 tới khi kết thúc Lễ tang. Các bệnh viện: Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Đống Đa, Hòe Nhai, Tim Hà Nội, Y học cổ truyền Hà Nội bố trí tổ cấp cứu thường trực tại cơ quan sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có yêu cầu. Các bệnh viện được phân công phối hợp với Bệnh viện Quân đội 108, bệnh viện trung ương, bệnh viện bộ, ngành đảm bảo y tế sẵn sàng ứng phó các tình huống cấp cứu theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

Ngoài ra, Sở Y tế phân công Bệnh viện Thanh Nhàn thường trực phối hợp bảo đảm đáp ứng y tế tại Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông; Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội thường trực phối hợp bảo đảm đáp ứng y tế tại nghĩa trang Mai Dịch. Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội bố trí 3 tổ cấp cứu thường trực tại cơ quan sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có yêu cầu...

Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội đã bố trí công nhân, các máy móc thiết bị sẵn sàng ứng trực, nắm bắt thông tin hiện trường trước, trong và sau thời gian tổ chức Lễ Quốc tang.

Trước đó, chiều 22.7, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Công điện số 07/CĐ-UBND về việc ngừng các hoạt động vui chơi, giải trí trong những ngày Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. 

UBND TP. Hà Nội yêu cầu, các cơ quan, công sở trên địa bàn treo cờ rủ trong 2 ngày Lễ Quốc tang (ngày 25 và 26.7).

Cờ rủ là quốc kỳ, có dải băng tang (kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay).

+ Tại TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Thống Nhất, Trung tâm Cấp cứu 115 và các bệnh viện được giao nhiệm vụ đã sẵn sàng lực lượng cấp cứu ứng trực, bảo đảm công tác y tế tại Hội trường Thống Nhất - nơi diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bệnh viện Thống Nhất đảm nhiệm bảo vệ sức khỏe vòng trong cho tất cả cán bộ, nhân dân tham gia lễ viếng; đã có kế hoạch cho các tình huống cấp cứu, can thiệp y tế cho trường hợp đơn lẻ và cấp cứu hàng loạt; chuẩn bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị, thuốc men, phương án vận chuyển… Đặc biệt, đơn vị đã huy động xe cấp cứu chuyên dụng, hiện đại nhất hiện nay để ứng trực vòng trong.
Ở khu vực vòng ngoài, các xe cấp cứu và lực lượng y, bác sĩ của Trung tâm Cấp cứu 115 và các bệnh viện thành phố trực tại các khu vực được quy định để hỗ trợ khi cần thiết. Đơn vị sẽ cử 3 xe cấp cứu ngoại viện, mỗi xe có 3 nhân viên y tế túc trực ở khu vực diễn ra Lễ Quốc tang.
Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Bệnh viện Nguyễn Trãi (đơn vị được giao nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh) và các bệnh viện đa khoa tuyến cuối của Thành phố tham gia bảo đảm công tác y tế tại Lễ Quốc tang.
Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Công ích Thanh niên xung phong thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong được giao nhiệm vụ tổ chức trông giữ xe cho các đơn vị, cơ quan, tổ chức và cá nhân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; đồng thời phân luồng giao thông từ sáng 25.7 đến trưa 26.7.

Theo đó, đơn vị này phục vụ trông giữ xe cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức và người dân đến viếng Lễ tang hoàn toàn miễn phí tại đường Hàn Thuyên và đường AlexanDre Rhoes (phường Bến Nghé, Quận 1); đồng thời, bố trí lực lượng hướng dẫn các đoàn vào viếng, điều phối giao thông và hỗ trợ khách sang đường; bố trí lực lượng làm nhiệm vụ phân luồng điều tiết giao thông tại các giao lộ Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Thị Minh Khai, Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Du, Nguyễn Du - Huyền Trân Công Chúa, Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Huyền Trân Công Chúa…
Tại TP. Hồ Chí Minh, Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Quận 1) từ 7h30 đến 22h ngày 25.7; từ 7h đến 12h30 ngày 26.7. Lễ truy điệu được tổ chức lúc 13h ngày 26.7.

Theo dòng sự kiện

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực
Chính trị

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực

Trong giai đoạn 5 năm chuyển tiếp sau sáp nhập, khi số lượng biên chế tạm thời được giữ nguyên để sắp xếp lại, từng quyết định nhân sự sẽ định hình bộ máy trong nhiều năm tới. Bộ máy mới cần được vận hành bởi những người có năng lực, bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu gần dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn, giúp đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Và điều đó chỉ có thể thực hiện khi trao quyền gắn liền với giám sát, kiểm soát quyền lực...

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Chính trị

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, chưa bao giờ như hiện nay, vấn đề xây dựng và thực thi triết lý phát triển Đất nước lại đặt ra và thách thức gay gắt, đòi hỏi Việt Nam một sự nỗ lực vượt bậc, toàn diện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, tăng tốc và kỳ vọng phát triển vượt bậc. Do đó, việc kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045 trở nên vừa cấp bách vừa mang tầm chiến lược. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng phát biểu
Chính trị

Hướng tới xây dựng chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, phục vụ người dân tốt nhất

Mục tiêu của việc sáp nhập tỉnh, xã là mở rộng không gian phát triển với tầm nhìn dài hạn, hướng tới xây dựng một chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, hiệu quả và phục vụ người dân tốt nhất. Cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các đề án về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, trên tinh thần khoa học, hợp lý, khả thi, phù hợp với điều kiện của địa phương, bảo đảm quy định của pháp luật, định hướng của Trung ương

Thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước Trung - Việt lên tầm cao mới
Chính trị

Thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước Trung - Việt lên tầm cao mới

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, Tổng Thư ký Trung tâm Trung Quốc - ASEAN Sử Trung Tuấn cho biết chuyến thăm một lần nữa thể hiện Trung Quốc rất coi trọng việc thúc đẩy xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung - Việt, đồng thời thể hiện tình hữu nghị truyền thống quý báu “Mối tình thắm thiết Việt - Hoa, vừa là đồng chí, vừa là anh em”.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu
Chính trị

Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta

Lời Tòa soạn: Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc chiều 12.4. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm:

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP
Việt Nam và các nước

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP

Được tổ chức song song với Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới tại Tashkent, Uzbekistan từ 6-9.4, Hội nghị các Tổng Thư ký nghị viện thế giới (ASGP) đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham dự của đông đảo các Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký nghị viện và đại diện các tổ chức quốc tế.

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn
Quốc hội và Cử tri

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn

Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, Hiến pháp luôn giữ vị trí đặc biệt - là đạo luật gốc, nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật, đồng thời thể hiện tầm nhìn, mục tiêu phát triển và phương thức tổ chức quyền lực nhà nước trong từng thời kỳ. Đối với Việt Nam, trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đặc biệt là thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các thiết chế công quyền, thì việc sửa đổi Hiến pháp - với trọng tâm là tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị - là yêu cầu khách quan, tất yếu, mang tính cấp bách và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Uzbekistan
Chính trị

Củng cố tin cậy chính trị, tạo xung lực tiếp tục thắt chặt quan hệ hữu nghị, hợp tác hiệu quả, thực chất giữa Việt Nam với Armenia và Uzbekistan

Sáng nay, 9.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Với nội dung chương trình phong phú cùng sự đón tiếp nồng hậu, trọng thị của phía bạn dành cho Người đứng đầu cơ quan lập pháp nước ta, chuyến công tác đã đạt kết quả toàn diện, thực chất trên cả bình diện song phương và đa phương.

Luồng gió mới, mở ra thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn giữa Việt Nam với Uzbekistan và Armenia
Chính trị

Luồng gió mới, mở ra thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn giữa Việt Nam với Uzbekistan và Armenia

Sáng nay, 9.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Đại hội đồng IPU - 150, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Trả lời phỏng vấn báo chí, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội LÊ QUANG TÙNG khẳng định, chuyến thăm đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương nói chung, hợp tác đa phương nghị viện và vai trò của IPU nói riêng; đồng thời, thổi một “luồng gió mới” cho quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, mở ra một thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn, phù hợp với mục tiêu phát triển của ta và hai nước bạn trong giai đoạn hiện nay.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, kiểm tra công tác ứng trực và chúc Tết tại Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
Chính trị

Chủ quyền số và an ninh công nghệ – lằn ranh sống còn trong "bão" công nghệ

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Thế giới đang chứng kiến một “cơn bão công nghệ” dữ dội chưa từng có, với sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), sinh học kỹ thuật số và những đột phá đẩy nhanh chuyển đổi số. Trong cơn "sóng thần" kỹ thuật số ấy, chủ quyền số và an ninh công nghệ đã nổi lên như tuyến phòng thủ sống còn, quyết định sự tồn vong và vị thế của mỗi quốc gia. Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc - nếu chậm trễ hoặc không hành động quyết liệt, chúng ta có nguy cơ mất kiểm soát không gian số của mình, tụt hậu và thậm chí bị cuốn phăng trong cơn lốc công nghệ toàn cầu.

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội

Các hãng thông tấn, báo chí của Uzbekistan đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đặc biệt là cuộc hội đàm giữa hai nhà lập pháp cao nhất, trong đó, nhấn mạnh rằng, Thỏa thuận hợp tác đầu tiên được ký kết giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Uzbekistan sẽ là cơ sở vững chắc thúc đẩy quan hệ liên nghị viện nói riêng và giữa hai quốc gia nói chung.

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam

Những ngày qua, các hãng thông tấn, báo chí đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn. Trong đó, các cơ quan thông tấn báo chí đặc biệt nhấn mạnh phát biểu của Tổng thống Uzbekistan trong cuộc tiếp Chủ tịch Quốc hội, rằng Tashkent ủng hộ thúc đẩy mối quan hệ thực chất với Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump
Chính trị

Thông điệp từ cuộc điện đàm lịch sử

Trong những thời khắc then chốt của lịch sử, sự xuất hiện kịp thời của những quyết định mang tầm chiến lược luôn là thước đo bản lĩnh của một quốc gia. Cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump – diễn ra chỉ hơn 24 giờ sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam - là một phản ứng chính sách, đối ngoại khôn ngoan, mềm mỏng nhưng hiệu quả.

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới
Theo dòng sự kiện

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới

Tiến sĩ Tulanbay Kurbanov - Chuyên gia quan hệ quốc tế, thành viên Liên hiệp nhà báo Uzbekistan, IPU-150
Từ ngày 4-8.4, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU). Đây được đánh giá là chuyến thăm mang tính lịch sử, giúp đưa đến những cơ hội hợp tác mới cho Uzbekistan và Việt Nam.

Minh chứng sống động cho thấy Quốc hội Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm của IPU và các diễn đàn đa phương
Chính trị

Minh chứng sống động cho thấy Quốc hội Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm của IPU và các diễn đàn đa phương

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 - 8.4.

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn
Chính trị

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn

Nghị quyết số 57 thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc huy động sức mạnh toàn diện của hệ thống chính trị và xã hội nhằm tạo xung lực mới cho phát triển đất nước. Nghị quyết xác định đây là “cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện” cần được triển khai “quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài” với những giải pháp đột phá​. Nhiệm vụ hiện nay là biến quyết tâm đó thành hành động thực tiễn. Muốn vậy, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế – xã hội, từ quyết tâm của người lãnh đạo cho đến nỗ lực của từng người dân.