Bộ thẻ điểm VNCG50 sẽ cải thiện điểm số quản trị công ty niêm yết

Với việc lần đầu tiên công bố Bộ thẻ điểm VNCG50 tại Diễn đàn thường niên về quản trị công ty lần thứ 7 diễn ra vào 5.12 tới, sau đó được nâng cấp thành bộ chỉ số, sẽ giúp cải thiện chất lượng quản trị công ty niêm yết, thu hẹp khoảng cách giữa Việt Nam với khu vực.

Trao đổi với báo chí sáng 29.11, Chủ tịch Viện Thành viên hội đồng quản trị Việt Nam (VIOD) Hà Thu Thanh cho biết, Diễn đàn thường niên về quản trị công ty lần thứ 7 sẽ diễn ra ngày 5.12 tới, tại TP. Hồ Chí Minh.

ba-thanh.jpg
Bà Hà Thu Thanh phát biểu.

Diễn đàn do VIOD tổ chức, với sự hỗ trợ của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) và sự đồng hành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Chủ đề của diễn đàn năm nay là “Đầu tư vào quản trị công ty: Chiến lược thu hút nhà đầu tư có trách nhiệm trong xu thế quốc tế hóa thị trường”, nhằm hướng đến thúc đẩy thị trường tài chính - chứng khoán Việt Nam trở nên minh bạch và hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng được nâng hạng vào năm 2025.

Theo Ban tổ chức, năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản trị công ty tại Việt Nam. Khi các yêu cầu về quản trị công ty ngày càng gia tăng, việc đầu tư vào quản trị hiệu quả gắn với ESG (môi trường, xã hội, quản trị) không chỉ là lựa chọn mà đã trở thành nhu cầu quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết và các công ty đại chúng.

Hiện, các nhà đầu tư, đặc biệt là các quỹ đầu tư quốc tế, đang tập trung và dịch chuyển các khoản đầu tư bền vững vào những doanh nghiệp thực thi quản trị công ty gắn với đo lường mức độ tạo tác động đến môi trường và xã hội. Quản trị công ty được đánh giá là một kênh rất quan trọng để dẫn vốn vào thị trường, vào doanh nghiệp.

bc2.jpg
Các đại biểu tham dự cuộc gặp gỡ báo chí trước thềm Diễn đàn thường niên về quản trị công ty lần thứ 7

Tuy vậy, mặt bằng quản trị công ty của Việt Nam đang ở cấp độ thấp nhất trong 6 nước ASEAN, thấp hơn mức độ trung bình trong đánh giá Thẻ điểm quản trị công ty Đông Nam Á (ACGS). Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 (Quyết định 1726/QĐ-TTg ngày 29.12.2023) đặt mục tiêu đến 2030, nâng cao chất lượng quản trị công ty niêm yết trên mức bình quân khu vực ASEAN. Điều này đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc thu hút vốn đầu tư của các quỹ đầu tư quốc tế, mà còn tạo nền tảng phát triển bền vững cho chính thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

Bối cảnh đó đang đặt ra cho các các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm ra cách thức để nâng cao chất lượng quản trị công ty, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để thu hút nguồn vốn đầu tư xanh đến từ các nhà đầu tư có trách nhiệm, đồng thời rút ngắn khoảng cách về mặt bằng quản trị công ty của Việt Nam với khu vực Đông Nam Á.

Diễn đàn năm nay sẽ đi sâu hơn vào chủ đề "Đầu tư vào quản trị công ty", được xem như là một hình thức đầu tư chiến lược để kiến tạo niềm tin cho hiện tại và tương lai, giúp doanh nghiệp bắt nhịp với quốc tế hóa, có được sự tham gia sâu và rộng hơn của các nhà đầu tư quốc tế.

Tại diễn đàn, các chuyên gia, đại biểu sẽ cùng thảo luận, làm rõ về bức tranh triển vọng kinh tế toàn cầu 2025 - con đường tăng trưởng và phát triển bền vững cho Việt Nam trong thế giới toàn cầu hóa; vai trò của quản trị công ty trong việc thu hút đầu tư quốc tế và vì sao cần đầu tư vào quản trị công ty; cách gia tăng giá trị và sức hấp dẫn đối với các khoản tín dụng xanh…

bc4.jpg
Ông Phan Lê Thành Long giới thiệu về Bộ thẻ điểm VNCG50 sẽ công bố ngày 5.12 tới.

Đặc biệt, nhân sự kiện, VIOD sẽ lần đầu tiên công bố sáng kiến VNCG50. Tổng giám đốc điều hành VIOD Phan Lê Thành Long cho biết, đây là bộ tiêu chí đánh giá thực hành quản trị công ty dành cho các doanh nghiệp niêm yết, chủ yếu dựa trên các thông lệ tốt trong khu vực (chỉ số đánh giá của ACGS), từ đó giúp đề cử 50 doanh nghiệp tiên phong và cam kết bảo đảm các thực hành quản trị công ty theo thông lệ tốt.

Thẻ điểm VNCG50 sẽ giúp thu hẹp khoảng cách thực hành quản trị công ty doanh nghiệp niêm yết giữa Việt Nam với khu vực, ông Long tin tưởng.

Lý giải rõ hơn về việc vì sao chọn VNCG50 mà không phải con số khác, Tổng giám đốc điều hành VIOD cho biết, theo quy định, Việt Nam cần chọn 100 doanh nghiệp để đánh giá ACGS, song năm nay chỉ chọn được 69 doanh nghiệp. Lý do bởi yêu cầu doanh nghiệp phải công bố thông tin, đặc biệt là báo cáo thường niên bằng tiếng Anh, song không phải 100% doanh nghiệp đáp ứng, thậm chí có doanh nghiệp dù công bố thông tin bằng tiếng Anh nhưng chất lượng quản trị còn thấp. Do vậy, nếu đưa cả những doanh nghiệp này vào đánh giá thì điểm bình quân của Việt Nam sẽ thấp.

Ngược lại, nếu chọn dưới 50 doanh nghiệp cho Bộ thẻ điểm VNCG thì sẽ không đủ số lượng để có thể hướng đến mục tiêu nâng điểm ACGS bình quân của Việt Nam lên mức trung bình khối ASEAN. Sau khi khi phân tích số liệu, kết quả chấm điểm của ACGS, hội đồng VNCG đã thống nhất chọn con số 50.

Dự kiến, năm 2025 sẽ nâng cấp VNCG50 thành Bộ chỉ số. Khi đó, những doanh nghiệp nằm trong danh sách này sẽ có lợi ích rất lớn trong thu hút đầu tư, có động lực để cải thiện quản trị công ty. Mục tiêu đến 2026 sẽ nâng điểm ACGS của Việt Nam lên mức trung bình, ông Long thông tin.

Kinh tế

Trên địa bàn tỉnh Bình Định có 21 doanh nghiệp đang sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với tổng vốn đăng ký đầu tư 4.411 tỷ đồng. Ảnh: ITN
Kinh tế

Bình Định tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ

Bình Định xác định phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và mục tiêu chung của quốc gia. Tỉnh tập trung đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp ưu tiên như: điện tử, cơ khí trọng điểm, sản xuất linh kiện ô tô, dệt may, da giầy, chế biến gỗ, hóa chất và dược phẩm, công nghiệp công nghệ cao.

Hậu Giang chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ. Ảnh: ITN
Kinh tế

Hậu Giang tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp

Đến năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu phấn đấu, ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng nhu cầu nội địa, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển, từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng linh, phụ kiện cho thị trường trong nước và khu vực.

TS. Điền
Kinh tế

Cần có chương trình kích cầu đầu tư cấp quốc gia

“Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ rất rủi ro, vì làm chi tiết cho vài dòng sản phẩm đặc biệt nào đó nhưng nếu không được doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đó đặt hàng thì doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ sẽ bị lỗ, không thể trả lãi ngân hàng. Do đó, rất cần sự hỗ trợ, đồng hành của Nhà nước, thông qua xây dựng chương trình kích cầu đầu tư cấp quốc gia”, TS. HUỲNH THANH ĐIỀN, chuyên gia kinh tế đề xuất.

PGS.Đinh Trọng Thịnh
Kinh tế

Hoàn thiện và ổn định quy hoạch là yếu tố tiên quyết

“Muốn phát triển công nghiệp hỗ trợ, vấn đề mang tính tiên quyết là phải hoàn thiện và ổn định quy hoạch, xác định rõ vùng nào phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành gì, từ đó có các cơ chế chính sách đi kèm. Nếu không có quy hoạch dựa trên tiềm năng, lợi thế, chúng ta sẽ khó phát triển công nghiệp hỗ trợ một cách bài bản, bền vững”, PGS.TS. ĐINH TRỌNG THỊNH, chuyên gia kinh tế kiến nghị.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xây dựng các trung tâm kỹ thuật để hỗ trợ doanh nghiệp

Theo TS. Lê Huy Khôi, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, để giúp các doanh nghiệp Việt Nam thoát khỏi gia công lắp ráp, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, cùng với việc xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chính phủ cần nghiên cứu, đầu tư xây dựng các trung tâm kỹ thuật nhằm hỗ trợ đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp công nghiệp nói riêng và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nói chung.

Cần tận dụng và phát huy ngành công nghiệp phụ trợ để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu về công nghiệp bán dẫn
Kinh tế

Cần tận dụng và phát huy ngành công nghiệp phụ trợ để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu về công nghiệp bán dẫn

Cục trưởng Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền Thông) Nguyễn Khắc Lịch cho biết, ngày 21.9.2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 và đưa ra con đường phát triển ngành công nghiệp bán dẫn theo công thức: C=SET+1.

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô
Kinh tế

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

Phát triển công nghiệp nói chung trong đó có công nghiệp hỗ trợ được xem là trụ đỡ quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quyết sách quan trọng để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ như Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ, Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ...

Nông dân thu hoạch chuối. Ảnh: ITN
Kinh tế

Cung cấp dinh dưỡng, giúp cây chuối khoẻ ngay từ đầu vụ bằng phân bón Đầu Trâu

Bên cạnh các biện pháp chăm sóc ứng phó vào mùa mưa như trồng cây chắn gió, chằng chống tránh ngã đổ, kịp thời khai rãnh tránh úng cho cây… thì việc cung cấp đủ dinh dưỡng, bón phân cho cây chuối khỏe ngay từ đầu giữ vai trò rất quan trọng. Phân bón Đầu Trâu của Công ty CP Phân bón Bình Điền là một sản phẩm phù hợp với quá trình sinh trưởng của cây chuối. 

Trong quy hoạch của Đồng Nai, công nghiệp hỗ trợ nói chung, cơ khí chế tạo nói riêng được xác định là chủ lực phát triển.
Kinh tế

Đồng Nai đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ cơ khí

Trong quy hoạch của Đồng Nai, công nghiệp hỗ trợ nói chung, cơ khí chế tạo nói riêng được xác định là chủ lực phát triển. Theo đó, địa phương hướng tới nâng cao năng lực, đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế tạo máy và cơ khí chính xác; công nghiệp điện - điện tử. 

Gian hàng của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam tại Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Hóa chất lần thứ 20 - Vinachem Expo 2024
Kinh tế

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam hướng tới phát triển xanh, bền vững

Xanh hóa công nghiệp đang trở thành xu hướng phát triển đem lại hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường. Hòa mình vào xu thế chung đó, ngành hóa chất Việt Nam đã chủ động “xanh hóa” sản xuất hóa chất và phân bón nhằm tạo cơ hội cạnh tranh hiệu quả cho doanh nghiệp…

Toàn cảnh diễn đàn
Thị trường

Cần cách tiếp cận mới về tư duy thị trường

Chia sẻ tại diễn đàn “Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp Ban Kinh tế Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đồng tổ chức ngày 6.12, các đại biểu cho rằng, để phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh cần một cách tiếp cận mới về tư duy thị trường, hiện đại hóa và tầm nhìn năng lượng tái tạo, từ đó tạo cơ hội thời đại và vị thế quốc gia mới.

Phát triển bền vững của ngành bông sợi, dệt may và da giày trong giai đoạn 2025-2030
Kinh tế

Phát triển bền vững của ngành bông sợi, dệt may và da giày trong giai đoạn 2025-2030

Thời gian qua Bộ Công Thương đã tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp dệt may và da giày nói riêng áp dụng thí điểm một số giải pháp và mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, mở rộng thị trường và thúc đẩy liên kết phát triển chuỗi cung ứng bền vững, tuần hoàn góp phần giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy tăng trưởng xanh.

Các đại biểu tại lễ khai mạc chuỗi triển lãm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2024, ngày 5.12 tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: ITN
Kinh tế

Đẩy mạnh xúc tiến giao thương, mở rộng cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Vừa qua, hơn 900 doanh nghiệp thuộc 20 quốc gia, vùng lãnh thổ đã tham gia chuỗi triển lãm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2024 do Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức. Đây được xem là hoạt động xúc tiến, cơ hội giao thương, kết nối doanh nghiệp lớn nhất trong năm của lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.