Bổ sung quy định về nguồn vốn hợp pháp khác cho việc lập, công bố, điều chỉnh quy hoạch

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 22/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 7.5.2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12.8.2023.

Trong đó, Nghị định số 22/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 3a của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP đã được bổ sung tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 58/2023/NĐ-CP như sau:

Nguồn vốn hợp pháp khác cho việc lập, công bố, điều chỉnh quy hoạch

Nguồn vốn hợp pháp khác cho việc lập, công bố, điều chỉnh quy hoạch bao gồm các nguồn lực hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều này.

Nguồn lực hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài bao gồm kinh phí; kết quả nghiên cứu của cơ quan, tổ chức, chuyên gia; tài trợ giải thưởng cho tổ chức, cá nhân có ý tưởng quy hoạch được lựa chọn trên cơ sở kết quả thi tuyển ý tưởng quy hoạch do cơ quan lập quy hoạch tổ chức (nếu có); hỗ trợ để tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, nghiên cứu, khảo sát, đào tạo; sản phẩm quy hoạch; tài liệu phục vụ việc lập quy hoạch được tiếp nhận, quản lý và sử dụng như sau:

Nguồn lực hỗ trợ bằng kinh phí của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài được tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Nguồn lực hỗ trợ của cơ quan, tổ chức nước ngoài được tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam.

Nguồn lực hỗ trợ bằng hình thức kết quả nghiên cứu của cơ quan, tổ chức, chuyên gia; tài trợ giải thưởng cho tổ chức, cá nhân có ý tưởng quy hoạch được lựa chọn trên cơ sở kết quả thi tuyển ý tưởng quy hoạch do cơ quan lập quy hoạch tổ chức (nếu có); hỗ trợ để tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, nghiên cứu, khảo sát, đào tạo; tài liệu phục vụ việc lập quy hoạch được tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật khác có liên quan.

Nguồn lực hỗ trợ bằng sản phẩm là hồ sơ quy hoạch, hồ sơ điều chỉnh quy hoạch thì nhà tài trợ quyết định chi phí thực hiện, hình thức lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch, hình thức lựa chọn tổ chức tư vấn lập điều chỉnh quy hoạch.

Nguyên tắc hỗ trợ và sử dụng nguồn vốn hợp pháp khác cho việc lập, công bố, điều chỉnh quy hoạch

Tự nguyện; không vì lợi ích nhà tài trợ làm ảnh hưởng tới lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội; không vụ lợi.

Bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch; đúng mục tiêu, mục đích; tiết kiệm, hiệu quả.

kinh-te-vn-0.jpg
Ảnh minh họa/ITN

Nghị định 22/2025/NĐ-CP cũng bổ sung Điều 6a vào sau Điều 6 của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP về tiêu chí đánh giá đột xuất thực hiện quy hoạch:

Đánh giá khái quát tình hình thực hiện định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia; phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng; phương án phát triển các ngành, lĩnh vực và tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội trong quy hoạch tỉnh.

Đánh giá tình hình thực hiện các dự án theo các nội dung: Danh mục các dự án đã và đang triển khai thực hiện; Danh mục dự kiến các dự án quan trọng, dự án ưu tiên trong thời kỳ quy hoạch chưa triển khai thực hiện; nguyên nhân.

Đánh giá chung kết quả thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội trong quy hoạch; những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thực hiện quy hoạch; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện quy hoạch; kiến nghị điều chỉnh quy hoạch (nếu có).

Tin tức pháp luật

Bị xử phạt vi phạm hành chính vì sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: sẽ gửi thông báo tới cơ quan, tổ chức?
Tin tức pháp luật

Bị xử phạt vi phạm hành chính vì sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: sẽ gửi thông báo tới cơ quan, tổ chức?

Xin hỏi, có phải thời gian tới nếu bị xử phạt vi phạm hành chính vì sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng sẽ bị gửi thông báo xử phạt tới cơ quan, tổ chức người vi phạm làm việc, học tập đúng không? – Câu hỏi của bạn Hiếu Lê (Phú Thọ).

Công ty CP Xăng dầu Dầu khí Vũng Áng bị xử phạt và khắc phục hậu quả hơn 875 triệu đồng
Tin tức pháp luật

Công ty CP Xăng dầu Dầu khí Vũng Áng bị xử phạt và khắc phục hậu quả hơn 875 triệu đồng

Tự ý sử dụng hơn 32ha khu vực biển để làm tuyến luồng nhánh, vùng quay tàu, khu nước đậu tàu khi không có quyết định giao khu vực biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Công ty CP Xăng dầu Dầu khí Vũng Áng bị xử phạt số tiền 260 triệu đồng, và buộc nộp số tiền thu lợi bất hợp pháp hơn 615 triệu đồng.

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật
Xã hội

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật

Chiều nay, 10.2, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân đã tổ chức Talkshow:  Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật – nhìn từ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn thực hiện thuế thu nhập cá nhân trên ứng dụng eTax Mobile. Ảnh minh họa.
Tin tức pháp luật

Nghiên cứu điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Theo đó, một trong những mục tiêu cụ thể khi xây dựng dự án luật này là nghiên cứu điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế, người phụ thuộc, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến một số khoản đặc thù cho phù hợp với bối cảnh mới.

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Phú Thọ tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức về trợ giúp pháp lý cho trẻ em và người chưa thành niên năm 2024
Tin tức pháp luật

Phát huy vai trò "cầu nối" pháp luật

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về tư vấn và trợ giúp pháp lý ngày càng trở nên thiết yếu, đặc biệt là đối với người nghèo, người yếu thế và các đối tượng chính sách. Trong đó, việc nâng cao chất lượng trợ giúp viên pháp lý và truyền thông về trợ giúp pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là "cầu nối" pháp luật nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.