Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Bổ sung quy định đặc thù thể hiện sự tôn vinh với nhà giáo

Nhà giáo là một nghề đặc thù liên quan đến truyền thống, đạo lý tôn sư trọng đạo, vì vậy, các ĐBQH đề nghị, dự thảo Luật Nhà giáo cần bổ sung những quy định đặc thù thể hiện sự tôn vinh, tôn trọng đối với nhà giáo cũng như tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng của nhà giáo. Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam để cử tri và Nhân dân theo dõi.

Sáng nay, 20.11, đúng ngày kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024), tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.

dbnd_bl_t1.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, “đây là sự trân trọng của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi đến các thế hệ nhà giáo và ngành giáo dục - những người đã, đang và sẽ đóng góp to lớn cho sự nghiệp trồng người vẻ vang và cao quý".

dbnd_br_t2.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bày tỏ tấm lòng tri ân sâu sắc và gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các nhà giáo lão thành, các đại biểu Quốc hội đã và đang công tác trong ngành giáo dục cùng gần 1,6 triệu nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trên mọi miền của Tổ quốc.

Cần quy định cả trường hợp nhà giáo thực hiện theo hợp đồng lao động

Các ĐBQH đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra đã rất nghiêm túc, trách nhiệm, dành nhiều thời gian để tổ chức các hội nghị, hội thảo, cầu thị lắng nghe, tiếp thu, chỉnh lý nhiều lần để hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo.

ĐBQH Trần Văn Thức (Thanh Hóa) cho biết, dự thảo Luật đã thể chế hóa được quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước. Các quan điểm, chủ trương xuyên suốt của Đảng qua các kỳ đại hội đều nhất quán trong việc xác định lực lượng nhà giáo là yếu tố quan trọng, cốt lõi, có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo. Đồng thời, khẳng định rõ cần tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về giáo dục và đào tạo, tháo gỡ những điểm nghẽn, đặt ra yêu cầu cần sớm xây dựng luật về nhà giáo.

t4.jpg
ĐBQH Trần Văn Thức (Thanh Hóa) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Khoản 1, Điều 8 và khoản 1, Điều 9 dự thảo Luật quy định, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về viên chức. Một số điều khác trong dự thảo Luật cũng đều quy định theo hướng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập là viên chức.

ĐBQH Nguyễn Danh Tú (Kiên Giang) nhận thấy, trong các cơ sở giáo dục công lập, bên cạnh các nhà giáo là viên chức, còn một bộ phận các nhà giáo thực hiện theo hợp đồng lao động, chưa được tuyển dụng viên chức. Vì vậy, đại biểu đề nghị trong dự thảo Luật khi quy định về nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập cần quy định trường hợp nhà giáo là viên chức và trường hợp nhà giáo thực hiện theo hợp đồng lao động để bảo đảm bao quát tất cả các nhà giáo đang làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập.

dbnd_br_t7.jpg
ĐBQH Nguyễn Danh Tú (Kiên Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Một trong những chính sách của nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo là “bảo vệ nhân phẩm, danh dự, thân thể của nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp” tại khoản 4, Điều 6 dự thảo Luật. Điều 8 về quyền của nhà giáo cũng quy định nhà giáo được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự, thân thể khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp; được đối xử bình đẳng trong hoạt động và phát triển nghề nghiệp.

Theo đại biểu Nguyễn Danh Tú, mọi người đều được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, thân thể và việc bảo vệ này cũng không chỉ giới hạn trong hoạt động nghề nghiệp. Nhà giáo là một nghề đặc thù liên quan đến truyền thống, đạo lý tôn sư trọng đạo, vì vậy dự thảo Luật cần bổ sung những quy định đặc thù thể hiện sự tôn vinh, tôn trọng đối với nhà giáo.

Giải thích rõ về các trường hợp đặc cách ưu tiên tuyển dụng

Quan tâm tới quy định về tuyển dụng nhà giáo, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho biết, tại điểm a khoản 1 Điều này quy định tuyển dụng căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp nhà giáo. Theo đại biểu, quy định như vậy được hiểu là bất kể người nào đủ chuẩn nghề nghiệp nhà giáo là được tuyển dụng. Như vậy là chưa phù hợp, do vậy, dự thảo Luật cần quy định thêm là “phải căn cứ vào nhu cầu tuyển dụng nhà giáo”.

z6051851629501-4d247fffaa2b9cb6265f6e0cdcbd554b.jpg
ĐBQH Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cũng quan tâm đến Điều 16, ĐBQH Tô Văn Tám (Kon Tum) nhận thấy, dự thảo Luật đã trao quyền tuyển dụng nhà giáo cho cơ quan quản lý giáo dục chủ trì tuyển dụng hoặc phân cấp, ủy quyền hoặc người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng tại điểm a, b khoản 2 Điều 16.

Tán thành với quy định này, đại biểu cho rằng, việc trao quyền như vậy sẽ tạo cơ sở cho cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục tuyển dụng nhà giáo đáp ứng yêu cầu ngành giáo dục cũng như chủ động trong điều phối biên chế, điều phối nhà giáo của ngành giáo dục.

dbnd_br_t6.jpg
ĐBQH Tô Văn Tám (Kon Tum) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cần giải thích rõ về các trường hợp đặc cách ưu tiên là người có trình độ cao, người có tài năng tại điểm a khoản 3 để dễ thực hiện khi tuyển dụng, bảo đảm tính khả thi của quy định.

Từ thực tiễn, kinh nghiệm quản lý trong ngành giáo dục, đại biểu Trần Văn Thức cho biết, hiện trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ đang ngày càng trầm trọng. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do các cơ quan quản lý giáo dục thiếu vai trò chủ trì, nên không thể chủ động trong việc tuyển dụng, sử dụng giáo viên.

Việc tuyển dụng nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập hiện nay được thực hiện theo quy định chung về tuyển dụng viên chức, tuy nhiên, quy định này chưa thực sự phù hợp với hoạt động nghề nghiệp đặc thù của khối nhà giáo.

Vì vậy, đại biểu đồng tình và thống nhất cao với những quy định giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong việc tuyển dụng nhà giáo, đồng thời nhấn mạnh, đây là quy định rất quan trọng, có thể tháo gỡ ngay các vấn đề khó khăn về thừa thiếu giáo viên tại các địa phương.

Liên quan tới chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, đại biểu Tô Văn Tám nêu rõ, Điều 14 dự thảo Luật quy định 3 hệ thống chuẩn nhà giáo tại khoản 1 là tiêu chuẩn chung về đạo đức nhà giáo. Song, đại biểu nhìn nhận, quy định như vậy “đúng nhưng chưa đủ” vì giáo dục có vai trò quan trọng và nhà giáo là trung tâm, là người quyết định chất lượng đào tạo, giáo dục con người; trực tiếp tác động, truyền thụ tư duy, tư tưởng, kiến thức của các thế hệ người học.

Do vậy, đòi hỏi cao ở nhà giáo không chỉ về đạo đức, chuẩn mực, mô phạm, sự hiểu biết, tính sáng tạo mà còn đòi hỏi về phẩm chất, tư tưởng chính trị của nhà giáo. Phẩm chất này thể hiện, phản ánh trình độ, giác ngộ chính trị, trung thành với lợi ích của quốc gia, dân tộc; sự thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh.

Phẩm chất chính trị, tư tưởng nhà giáo là nhân tố cơ bản giữ vai trò chủ đạo, định hướng sự phát triển đạo đức của đội ngũ nhà giáo. Nhà trường không chỉ là nơi dạy chữ và các tri thức khoa học mà còn là nơi rèn luyện, truyền thụ phẩm chất, nhân cách của người học - lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ những phân tích nêu trên, đại biểu Tô Văn Tám đề nghị bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng của nhà giáo vào khoản 1 Điều 14 dự thảo Luật.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải trao Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Quảng Nam
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải trao Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Quảng Nam

Sáng 2.12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã dự lễ công bố Nghị quyết số 1241/NQ-UBTVQH15 ngày 24.10.2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, sáng 2.12, tại Nhà Quốc hội Singapore, Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng đã chủ trì Lễ đón chính thức, nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sang thăm chính thức Singapore.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quốc hội Việt Nam đồng hành, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Singapore hoạt động hiệu quả, thành công tại Việt Nam
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quốc hội Việt Nam đồng hành, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Singapore hoạt động hiệu quả, thành công tại Việt Nam

Sáng 2.12, theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Tổng giám đốc Sembcorp Development, kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị VSIP Group Lee Ark Boon.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp lãnh đạo Tập đoàn Sembcorp và Ngân hàng United Overseas, Singapore
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp lãnh đạo Tập đoàn Sembcorp và Ngân hàng United Overseas, Singapore

Sáng nay, 2.12, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Sembcorp, kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị VSIP Group Lee Ark Boon và Phó Chủ tịch, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Ngân hàng United Overseas (UOB) Wee Ee Cheong.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc gặp gỡ với đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Singapore
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khuyến khích sáng tạo, tháo gỡ nhanh nhất các điểm nghẽn, khơi thông, phát huy các nguồn lực để phát triển

Thời gian qua, Quốc hội đổi mới công tác xây dựng pháp luật theo hướng ban hành luật ngắn gọn, tập trung quy định những nội dung đúng thẩm quyền, bảo đảm tính ổn định của luật, chuyển từ tư duy quản lý sang khuyến khích sáng tạo, khơi thông, phát huy các nguồn lực để phát triển, tập trung tháo gỡ nhanh nhất những điểm nghẽn, thiết thực phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lên đường thăm chính thức Cộng hòa Singapore và Nhật Bản
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lên đường thăm chính thức Cộng hòa Singapore và Nhật Bản

Trưa nay, 1.12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta rời Hà Nội, lên đường đi thăm chính thức Cộng hòa Singapore và Nhật Bản theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng và Phu nhân cùng Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu quan trọng về "Tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế"
Thời sự Quốc hội

Tạo tiền đề, chuẩn bị ngay về mọi mặt để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Lời Tòa soạn: Sáng 1.12, tại Hội nghị toàn quốc do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu quan trọng về "Tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế", cụ thể là thông qua cách thức tổ chức và kết quả Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu: