Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) bố cục gồm 8 chương, 72 điều (giảm 9 chương tương ứng với 53% số chương, 101 điều tương ứng với 58,4% số điều so với Luật năm 2015).
![Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An tham gia phiên thảo luận tổ. Ảnh: Quang Vinh z6309976497355-6c04ee63ac0a9775eb5ae7703d186a31.jpg](https://cdn.daibieunhandan.vn/images/a363c231b35bdbd1adab66cd8454015e8f446e8bd1f0d3799c70eaeca8bf945e77108495ccc7b4a152910db8c6fe1ab7be36c62c1d84cd07cf5b37f332bf322a5370ed356922bf3e2f06a480e71e66a5/z6309976497355-6c04ee63ac0a9775eb5ae7703d186a31.jpg)
Tại phiên thảo luận tổ, đa số các đại biểu đều thống nhất về việc xây dựng, ban hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) là cần thiết, nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật; đồng thời, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
![Đại biểu Hoàng Minh Hiếu phát biểu. Ảnh: Quang Vinh z6309976497354-27c8cd47d84ce4a8ccbc89ae351b8475.jpg](https://cdn.daibieunhandan.vn/images/a363c231b35bdbd1adab66cd8454015e8f446e8bd1f0d3799c70eaeca8bf945ef9e9875db64333af1d903b835282225c617a00de2b35dc30157232f0742bab21207223687763a8bd93a876b86e595d94/z6309976497354-27c8cd47d84ce4a8ccbc89ae351b8475.jpg)
Đóng góp ý kiến vào dự án Luật, đại biểu Hoàng Minh Hiếu đề nghị: bổ sung thêm quy định trong các hồ sơ trình Quốc hội cần phải bổ sung báo cáo đánh giá tác động của chính sách để các ĐBQH có cơ sở nghiên cứu… Đồng thời, ban soạn thảo cũng cân nhắc bổ sung thêm vai trò của các Đoàn ĐBQH tham gia ý kiến vào dự thảo trước khi trình ra Quốc hội.
Mặt khác, đại biểu cũng cho rằng, Luật cũng nên ban hành một số nguyên tắc cơ bản về quy trình thủ tục ban hành văn bản của Chính phủ; đồng thời đề nghị giữ lại nguyên tắc là bảo đảm tính minh bạch và trách nhiệm tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong sửa đổi luật lần này như luật hiện hành.
![Đại biểu Trần Nhật Minh phát biểu. Ảnh: Quang Vinh z6311103488192-2c5f0b7835bc6a041c4f12127489a4e6.jpg](https://cdn.daibieunhandan.vn/images/a363c231b35bdbd1adab66cd8454015e5f791d74d33cc687ec036bbd389c96c564df7c34e96056b68e3c6282a5d9fd365ead4f4d7bd87fdd2951793a00c345df0c7d835d797010db24bfa552bb258a83/z6311103488192-2c5f0b7835bc6a041c4f12127489a4e6.jpg)
Quan tâm đến một số nội dung về phạm vi điều chỉnh, đại biểu Trần Nhật Minh cho rằng: Đối với quy định trường hợp cho phép ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thủ tục rút gọn, Ban soạn thảo cần làm rõ “trường hợp cấp bách để giải quyết phát sinh trong thực tiễn”; đồng thời, cần nghiên cứu bổ sung quy định cụ thể thời gian lấy ý kiến qua cổng thông tin điện tử.
![Đại biểu Nguyễn Vân Chi phát biểu. Ảnh: Quang Vinh z6311103489026-ab5cada170252765d28269ca00510eab.jpg](https://cdn.daibieunhandan.vn/images/a363c231b35bdbd1adab66cd8454015e5f791d74d33cc687ec036bbd389c96c501aca9736e9c3f6bc8960e6b34d15078ec08f601ad8a7e6421da17374691356d8deec17cd3f7c4002cf963917e552bc6/z6311103489026-ab5cada170252765d28269ca00510eab.jpg)
Tham gia ý kiến góp ý vào các nội dung của dự thảo luật này, đại biểu Nguyễn Vân Chi đặc biệt quan tâm đến quy định về tham vấn chính sách. Theo đó, đại biểu đề nghị cần thể hiện rõ hơn và có quy định tham vấn chính sách với đối tượng chịu tác động và các nhà chuyên môn, chuyên gia trong lĩnh vực đó.
Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho rằng: việc quy định cơ quan Quốc hội đứng ra chủ trì thực hiện hội nghị tham vấn ở giai đoạn xây dựng chính sách và gửi cơ quan soạn thảo như trong dự thảo luật là chưa hợp lý. Vì các cơ quan của Quốc hội còn tham gia thẩm tra về chính sách ở giai đoạn thẩm tra. Do đó, cần quy định, cơ quan soạn thảo chủ trì hội nghị tham vấn về chính sách ở giai đoạn xây dựng chính sách.
![Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền phát biểu. Ảnh: Quang Vinh z6311103644721-2b149e1aa9cc8f3340ace1949760b82f.jpg](https://cdn.daibieunhandan.vn/images/a363c231b35bdbd1adab66cd8454015e5f791d74d33cc687ec036bbd389c96c534d0bf6b2cd557960db01bc69ff6ec18ab2203544339486e0269de79e94d64a7182f49c8b4749272a401a525c54ac13d/z6311103644721-2b149e1aa9cc8f3340ace1949760b82f.jpg)
Ở góc nhìn khác, đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền đánh giá: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) chưa có quy định về nguyên tắc lồng ghép giới trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật như luật hiện hành, trong khi đây là vấn đề có tính nguyên tắc. Do đó, cần bổ sung nguyên tắc trên vào dự thảo Luật.
![Toàn cảnh phiên thảo luận tổ. Ảnh: Quang Vinh z6309976497349-22331056e345a01f6f0a06d10e50518f.jpg](https://cdn.daibieunhandan.vn/images/a363c231b35bdbd1adab66cd8454015e8f446e8bd1f0d3799c70eaeca8bf945e73ff49256d2975147d4e5a1dbd514b2c7f9d039159058f233328a3d62e55d31a2e697cf267e7566a1e5f069cb138c06a/z6309976497349-22331056e345a01f6f0a06d10e50518f.jpg)
Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền cũng đề nghị, bổ sung quy định giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đối với việc thực thi văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước như chủ trương của Đảng và quy định tại Hiến pháp… Qua đó, góp phần bảo đảm kịp thời phát hiện những vấn đề bất cập trong thực thi pháp luật và góp ý chỉnh sửa từ những vấn đề phát sinh trong thực tiễn; quan trọng hơn nữa bảo đảm quyền của Nhân dân trong tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.