Chia sẻ với phóng viên báo Đại biểu Nhân dân, PGS.TS Nguyễn Văn Hậu - Chánh Văn phòng Học viện Hành chính Quốc gia cho rằng, công tác giám sát là nhiệm vụ quan trọng đối với đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND). Để làm tốt nhiệm vụ này, ngoài trình độ, bản lĩnh, kỹ năng thì nguồn lực về kinh tế cũng chiếm một vai trò quan trọng...
Đó là mong muốn của Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường đối với các đại biểu sau 3 ngày tham gia Lớp bồi dưỡng trực tuyến đại biểu HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2016 do Bộ Nội vụ tổ chức. Với 6 chuyên đề là những kỹ năng hữu ích và cơ bản nhất, phục vụ cho hoạt động của đại biểu HĐND; hy vọng đây sẽ là cẩm nang giúp đại biểu thực hiện tốt nhất chức trách mà cử tri giao phó.
Giám sát là nhiệm vụ quan trọng của HĐND, đồng thời cũng chính là công cụ để HĐND phát huy được quyền lực, vai trò của mình, nâng cao vị trí người đại biểu dân cử tại địa phương. Trong bài bài giảng của mình tại lớp bồi dưỡng trực tuyến đại biểu HĐND cấp tỉnh do Bộ Nội vụ tổ chức, Nguyên Phó Ban Công tác đại biểu của Quốc hội, TS. Bùi Đức Thụ đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu nhằm giúp các đại biểu thực hiện tốt công tác này.
Thuyết trình, thảo luận và tranh luận là những kỹ năng khó của người đại biểu HĐND, đòi hỏi các đại biểu không những phải có kỹ năng, kiến thức về vấn đề mà mình quan tâm mà còn phải có các kỹ năng mềm đi kèm như thái độ, phương thức biểu đạt, xử lý tình huống và nắm bắt thông tin. Tại buổi học thứ 3 (ngày 24.11) của lớp bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp tỉnh do Bộ Nội vụ tổ chức, Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, ThS. Ngô Tự Nam đã có những chia sẻ, làm rõ những phương pháp đặc biệt, giúp đại biểu làm tốt kỹ năng này.
Đó là một trong những lưu ý khi tham gia xây dựng, ban hành nghị quyết, thẩm tra báo cáo, đề án mà Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, PGS.TS. Hoàng Văn Tú chia sẻ tại Lớp bồi dưỡng trực tuyến đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) cấp tỉnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026, do Bộ Nội vụ tổ chức sáng 24.11.
Theo kinh nghiệm của Thường trực HĐND huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh nhiệm kỳ 2016 - 2021, để tổ chức thành công phiên giải trình, cùng với lựa chọn đúng nội dung, Thường trực HĐND huyện tổ chức hoặc giao cho 2 Ban HĐND huyện tổ chức khảo sát, nắm tình hình thực tế vấn đề giải trình; thu thập thông tin, hình ảnh phục vụ phiên giải trình. Kết luận phiên họp cần đánh giá rõ ưu, khuyết điểm, trách nhiệm, lộ trình và thường xuyên theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.
Đó là lưu ý của Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TS. Nguyễn Văn Pha về kỹ năng tiếp xúc và tham vấn ý kiến cử tri, tiếp công dân, trả lời phỏng vấn cơ quan báo chí của đại biểu trong chương trình bồi dưỡng trực tuyến đại biểu HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 do Bộ Nội Vụ tổ chức ngày 23.11.
Mới đây, đoàn giám sát do ông Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND ngày 8.12.2016 của HĐND tỉnh ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương cho thời kỳ 2017-2020 trên địa bàn tỉnh.
Nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và phương pháp hoạt động cho đại biểu HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026, sáng 23.11, Bộ Nội vụ tổ chức Lớp bồi dưỡng, tập huấn trực tuyến đợt 2 kết nối đến các tỉnh, thành trên cả nước. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường chủ trì và khai mạc Lớp bồi dưỡng tại điểm cầu trung tâm.
Sáng 23.11, Bộ Nội vụ phối hợp với Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức khai mạc lớp bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 bằng hình thức trực tuyến. Tham dự tại điểm cầu Gia Lai có Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt và các đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026.
Sáng 23.11, Bộ Nội vụ tổ chức Lễ khai mạc Lớp bồi dưỡng trực tuyến đại biểu HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026. Tham dự Lễ khai mạc có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường, đại diện Ban Công tác đại biểu (Uỷ ban Thường vụ Quốc hội), lãnh đạo Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức (Bộ Nội vụ) cùng đoàn đại biểu HĐND của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cả nước.
Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND cần lượng hóa quy định “trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu trong nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý” tại Điều 89, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 để dễ vận dụng trong thực tiễn. Có như thế, vấn đề cốt lõi nhất là chế tài hay cơ chế góp phần cho kiến nghị giám sát được thực thi mới được tháo gỡ.
Giám sát là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của đại biểu. Ngoài việc giám sát việc thực thi pháp luật, đại biểu HĐND các cấp huyện, xã còn giám sát về quản lý nhà nước dựa trên các mặt an sinh, văn hóa, giáo dục, y tế ở địa phương. “Có rất nhiều bước, quy trình để thực hiện công tác giám sát nhưng không thể tách rời 2 từ khóa: Kỹ năng và trách nghiệm” - TS. Đặng Thị Minh, Trưởng Bộ môn Văn hóa, Giáo dục, Y tế, Khoa Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia nhấn mạnh khi trao đổi với các học viên Lớp bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2021-2026 do Bộ Nội vụ tổ chức.
Đó là nhận định của TS. Lại Đức Vượng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (Bộ Nội vụ) tại lễ bế mạc Lớp tập huấn trực tuyến giảng viên, báo cáo viên bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Chiều ngày 18.11, Chương trình tập huấn trực tuyến dành cho giảng viên, báo cáo viên bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2021 - 2026 do Bộ Nội vụ tổ chức làm việc buổi cuối cùng. Các học viên được nghe Trưởng bộ môn quản lý nhà nước (QLNN) về đô thị, khoa QLNN về Xã hội, Học viện Hành chính Quốc gia, Bộ Nội vụ, TS. Nguyễn Viết Định trao đổi về Chuyên đề 10 - “Kỹ năng giám sát, xây dựng nông thôn ở huyện, xã” và Chuyên đề - 11 “Kỹ năng giám sát, QLNN về đô thị quận, phường”.
Đó chính là những yếu tố quan trọng nhất của một đại biểu HĐND cần có trong hoạt động thẩm tra, giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) ở cấp huyện, cấp xã mà PGS.TS Nguyễn Xuân Thu, Trưởng bộ môn Quản lý NSNN về Kinh tế - tài chính công, Học viện Hành chính Quốc gia khẳng định trong bài giảng của mình tại buổi tập huấn dành cho báo cáo viên, giảng viên bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2021 - 2026 do Bộ Nội vụ tổ chức.
Sáng 18.11, lớp tập huấn trực tuyến dành cho đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã do Bộ Nội vụ tổ chức tiếp tục diễn ra với các nhóm chuyên đề tự chọn. Trong khuôn khổ buổi tập huấn, các giảng viên, báo cáo viên được giảng viên cao cấp Học viện Hành chính Quốc gia, Bộ Nội vụ, PGS.TS. Nguyễn Thị Phượng chia sẻ tâm huyết về “Kỹ năng của đại biểu HĐND xã, huyện trong xây dựng, ban hành văn bản nghị quyết” và “Kỹ năng giám sát quản lý Nhà nước về đất đai”.
Với cách tiếp cận độc đáo; tăng sự tương tác với học viên đến mức tối đa trên kênh truyền dẫn; khái quát hóa các ví dụ sinh động từ thực tiễn cuộc sống… TS. Lại Đức Vượng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (Bộ Nội Vụ) đã mang đến cho học viên là đại biểu HĐND cấp huyện, xã một không khí học tập sôi nổi, nghiêm túc; đồng thời, cung cấp một cái nhìn tổng quát, căn bản nhất về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và những vấn đề đặt ra cho chính quyền cấp huyện, cấp xã.
"Hoạt động giám sát là một trong hai chức năng cơ bản, quan trọng của Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp với vai trò là cơ quan cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Để HĐND thực hiện tốt chức năng giám sát của mình, đòi hỏi mỗi đại biểu HĐND nắm vững luật pháp, kỹ năng, giữ vững đạo đức, bám sát tình hình hoạt động thực tế địa phương."- PGS.TS. Nguyễn Quốc Sửu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Bộ Nội vụ chia sẻ với các giảng viên, báo cáo viên tại Lớp Tập huấn bồi dưỡng trực tuyến kiến thức kỹ năng cho đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra sáng 17.11.
Giám sát của HĐND các cấp sẽ tạo ra sự thống nhất cao trong xây dựng, áp dụng pháp luật ở địa phương; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền; giúp HĐND có thông tin, căn cứ khoa học, thực tiễn để ban hành nghị quyết phù hợp với yêu cầu thực tế… Làm tốt nhiệm vụ này sẽ giúp gia tăng quyền hạn của HĐND nói chung và đại biểu HĐND nói riêng.
Chia sẻ với các đại biểu dân cử tại Lớp tập huấn trực tuyến dành cho Đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã do Bộ Nội vụ tổ chức trong chuyên đề: “Chính quyền địa phương và đại biểu HĐND”, TS. Phan Văn Hùng, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cho biết, tập huấn không chỉ mang đến cho các học viên những nội dung quan trọng, hữu ích trong hoạt động dân cử mà còn đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND trong xây dựng chính quyền.