Bộ Khoa học và Công nghệ tích cực triển khai kế hoạch xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành luật

Chiều 22.8, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) Huỳnh Thành Đạt đã chủ trì Hội nghị chuyên đề xây dựng pháp luật của Bộ năm 2024. Cùng dự có các đồng chí Thứ trưởng: Bùi Thế Duy, Lê Xuân Định, Hoàng Minh.

Không nợ đọng văn bản

Theo báo cáo, đến nay Bộ KHCN đã hoàn thành và không bị nợ đọng văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các Luật, Nghị quyết được Quốc hội Khóa XV thông qua. Tổng số văn bản Bộ KHCN trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền năm 2024 là 29 văn bản.

Việc thực hiện kế hoạch đã được các đơn vị của Bộ tích cực triển khai với 1 Luật (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật) sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 9; 1 Luật (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa) được Quốc hội đồng ý đưa vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2025, báo cáo Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 và thông qua tại Kỳ họp thứ 10; 1 Đề nghị xây dựng Luật (Đề nghị xây dựng Luật KHCN (sửa đổi) trình Chính phủ cho ý kiến tại phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2024. Bên cạnh đó, trong 7 tháng đầu năm 2024 có 1 Quyết định đã được hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ và 11 văn bản được ban hành.  

Bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp - Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết, Vụ đang phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để phát hiện và đề xuất các phương án tháo gỡ khó khăn, bất cập, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Các nhiệm vụ rà soát văn bản có phạm vi rộng, được triển khai theo nhiều giai đoạn với khối lượng văn bản lớn, thường xuyên phải cập nhật kết quả, xây dựng báo cáo. Đây là nhiệm vụ mất nhiều thời gian triển khai và nhiều văn bản có nội dung khó, nhất là văn bản liên quan đến lĩnh vực đầu tư, tài chính, cần rà soát kỹ lưỡng để đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung khả thi. Bên cạnh đó, các đơn vị cũng cần phối hợp để có ý kiến với đề xuất của bộ, ngành, địa phương liên quan đến sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ được đề xuất từ kết quả rà soát của các bộ, ngành, địa phương.

Bộ KH&CN tích cực triển khai kế hoạch xây dựng văn bản -0
Vụ trưởng Vụ Pháp chế Nguyễn Thị Ngọc Diệp báo cáo tại Hội nghị

Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ KHCN ban hành đã tuân thủ các quy định của pháp luật, kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình điều hành. Trình tự, thủ tục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ngày càng hoàn thiện theo hướng quy định chặt chẽ, chi tiết hơn về quy trình, thành phần hồ sơ và nội dung cần nghiên cứu, rà soát, đánh giá tác động, số lượng đối tượng chịu sự tác động cần gửi xin ý kiến góp ý.

Tuy nhiên, hiện số lượng công chức, viên chức làm công tác tham mưu xây dựng văn bản của các đơn vị thuộc Bộ còn ít so với yêu cầu và phải đảm nhiệm nhiều công việc chuyên môn khác trong khi số lượng văn bản ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao. Một số văn bản đưa vào Danh mục có tiến độ chưa phù hợp do chưa xác định rõ các nội dung liên quan trong các văn bản cũng đang được soạn thảo nên cần điều chỉnh tiến độ để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của các quy định, nhất là các Thông tư về quản lý các chương trình, nhiệm vụ KHCN các cấp.

Tập trung thời gian và nguồn lực thích đáng để triển khai kế hoạch

Tại Hội nghị, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ đã có ý kiến về tiến độ xây dựng văn bản do đơn vị được giao phụ trách, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp để hoàn thành Kế hoạch xây dựng văn bản năm 2024 của Bộ liên quan đến: Thông tư về quản lý nhiệm vụ KHCN do Quỹ NAFOSTED tài trợ, hỗ trợ; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2014/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KHCN; Thông tư thay thế Thông tư số 18/2016/TT-BKHCN hướng dẫn quản lý dự án KHCN cấp quốc gia; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp địa phương; ưu đãi cho doanh nghiệp KHCN; Nghị định về ĐMST; ý kiến sửa Luật KHCN, Luật Ngân sách Nhà nước… Các đồng chí Thứ trưởng Bùi Thế Duy, Lê Xuân Định, Hoàng Minh đã cung cấp thông tin và có những chỉ đạo cụ thể về các nội dung trên.

Bộ KH&CN tích cực triển khai kế hoạch xây dựng văn bản -1
Toàn cảnh Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bùi Thế Duy đã quán triệt những nội dung cơ bản của Quy định số 178-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. Theo đó, Thứ trưởng nhấn mạnh, lưu ý một số nhóm hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật như: Cố ý chủ trì ban hành hoặc tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thể hiện lợi ích nhóm, cục bộ. Cố ý trì hoãn việc đình chỉ, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật vì mục đích lợi ích nhóm, cục bộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong công tác xây dựng pháp luật để định hướng truyền thông không bảo đảm khách quan và không đúng sự thật về nội dung chính sách trong công tác xây dựng pháp luật nhằm mục đích vụ lợi; Sử dụng trái quy định tài chính, tài sản công, tài sản của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp, tài trợ, viện trợ trong công tác xây dựng pháp luật… Thứ trưởng Bùi Thế Duy đề nghị các đơn vị, bên cạnh việc góp ý các văn bản do Bộ chủ trì cũng cần quan tâm góp ý các Luật, văn bản do Bộ, ngành, cơ quan khác xây dựng, chú trọng đến việc công bố thủ tục hành chính liên quan đến các văn bản.

Bộ KH&CN tích cực triển khai kế hoạch xây dựng văn bản -2
Thứ trưởng Bùi Thế Duy phát biểu tại Hội nghị

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Lê Xuân Định lưu ý các đơn vị cần đánh giá tác động của các văn bản một cách nghiêm túc; đề nghị Vụ Pháp chế tìm hiểu và tập huấn cho các đơn vị thuộc Bộ; thực hiện tốt việc phân quyền, phân cấp, ủy quyền...

Bộ KH&CN tích cực triển khai kế hoạch xây dựng văn bản -3
Thứ trưởng Lê Xuân Định phát biểu tại Hội nghị

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh, cần cơ cấu lại nguồn công việc. Trong xây dựng văn bản có nhiều văn bản theo phân cấp khác nhau nên cần có sự quan tâm và phân bổ nguồn lực tương xứng. Cần lưu ý đến việc phân công đơn vị chủ trì, đơn vị kỹ thuật; cử cán bộ tham gia xây dựng pháp luật, chế độ chính sách đối với cán bộ; bám sát việc xây dựng các văn bản khác để có hệ thống pháp luật đồng bộ...

Bộ KH&CN tích cực triển khai kế hoạch xây dựng văn bản -4
Thứ trưởng Hoàng Minh phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt ghi nhận sự cố gắng của các đơn vị thuộc Bộ thời gian qua đã phối hợp để hoàn thành khối lượng công việc lớn. Theo Bộ trưởng, hơn 4 tháng còn lại của năm 2024, khối lượng công việc nhiều, Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ cần hết sức nỗ lực, tập trung thời gian và nguồn lực thích đáng để triển khai. Bộ trưởng đề nghị các đơn vị cần tuân thủ đầy đủ quy định, quy trình, thủ tục soạn thảo, lấy ý kiến, đăng tải dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, gửi thẩm định và trình văn bản theo quy định; Quán triệt và tập trung thực hiện chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền, làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân trong dự thảo văn bản.

Bộ KH&CN tích cực triển khai kế hoạch xây dựng văn bản -5
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt phát biểu kết luận Hội nghị

Các đơn vị cần dành thời gian nghiên cứu tình hình thực tiễn, tổng kết, đánh giá tình hình thi hành pháp luật liên quan để xây dựng văn bản bảo đảm phù hợp với thực tiễn, khả thi. Thủ trưởng đơn vị phải là người trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật của đơn vị mình; chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Bộ về tiến độ các văn bản do đơn vị chủ trì soạn thảo. Phân công cán bộ có kinh nghiệm, có năng lực để tham gia xây dựng văn bản bảo đảm chất lượng và tiến độ.

Tập trung xây dựng, hoàn thành đúng tiến độ các đề án, đặc biệt là các đề án trong Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để trình đúng thời hạn. Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin để thống nhất phương án trong dự thảo văn bản.

Cắt giảm thủ tục hành chính, không có cơ chế xin cho. Nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách quản lý và thiết kế công cụ thanh tra, kiểm tra, giám sát, xóa bỏ phiền hà, phiền toái cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách. Bộ trưởng đã giao nhiệm vụ cụ thể đối với các đơn vị liên quan thuộc Bộ.

Bộ trưởng cho rằng, công tác xây dựng pháp luật là một trong những ưu tiên, nhiệm vụ chính trị quan trọng của Bộ. Bộ trưởng đề nghị các đồng chí Thứ trưởng quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn nữa đối với công tác xây dựng thể chế, định kỳ hằng tuần làm việc trực tiếp với các đơn vị do mình phụ trách để nghe báo cáo và kịp thời cho ý kiến chỉ đạo, đôn đốc việc triển khai; chỉ đạo các đơn vị chủ trì xây dựng văn bản trong thời gian từ nay đến cuối năm 2024, định kỳ vào thứ 6 hằng tuần gửi báo cáo bằng văn bản đến Lãnh đạo Bộ phụ trách, đồng thời gửi Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ để tổng hợp tiến độ chung, báo cáo Bộ trưởng và các Thứ trưởng tại các cuộc họp giao ban tuần, tháng.

Khoa học

Viettel hoàn thành tổ hợp nghiên cứu, chế thử, sản xuất sản phẩm công nghiệp công nghệ cao tại Hòa Lạc
Khoa học

Viettel hoàn thành tổ hợp nghiên cứu, chế thử, sản xuất sản phẩm công nghiệp công nghệ cao tại Hòa Lạc

Tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa công bố hoàn thành xây dựng tổ hợp nghiên cứu, chế thử, sản xuất sản phẩm quốc phòng công nghệ cao trên diện tích 9,1ha. Công trình hoàn thành sớm hơn 5 tháng so với kế hoạch.

Giải thưởng VinFure 2024 vinh danh 4 công trình khoa học “Bứt phá kiên cường”
Khoa học và Công nghệ

Giải thưởng VinFure 2024 vinh danh 4 công trình khoa học “Bứt phá kiên cường”

Ngày 6.12, Quỹ VinFuture chính thức công bố 4 công trình khoa học được vinh danh năm 2024. Giải thưởng Chính trị giá 3 triệu USD được trao cho “Những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu”. Ba giải Đặc biệt vinh danh các công trình: “Sự đổi mới cải tiến vắc-xin dạng uống ngừa bệnh tả ở các nước đang phát triển”, “Những tiến bộ trong thiết kế vật liệu polymer và các phương pháp cho ứng dụng y sinh” và “Sự phát triển liệu pháp tế bào CAR T để điều trị ung thư và các bệnh khác”.

Các đại biểu trao đổi tại Phiên thảo luận
Khoa học

Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo từ địa phương ra quốc tế

Diễn đàn chính sách cấp cao về khởi nghiệp sáng tạo “Từ địa phương ra quốc tế” là hoạt động điểm nhấn nằm trong chuỗi sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024. Nhiều đại biểu cho rằng, từ thực tiễn phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Việt Nam thời gian tới cần tập trung xây dựng chính sách pháp luật, hành lang pháp lý thúc đẩy hệ sinh thái KNST phát triển tương xứng với mô hình, tiềm lực trong giai đoạn mới là điều cần thiết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu thực hiện nhấn nút Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo - Techfest Việt Nam năm 2024
Khoa học

Đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo - Techfest Việt Nam 2024 do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thường niên là cột mốc quan trọng đánh dấu hành trình 10 năm phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo (KNST) tại Việt Nam. Nhìn lại một thập kỷ vừa qua, hệ sinh thái KNST đã phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự xuất hiện của các doanh nghiệp tiên phong ứng dụng công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới, sẵn sàng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Khoa học công nghệ là động lực tăng trưởng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
Khoa học - Công nghệ

Khoa học công nghệ là động lực tăng trưởng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

Khoa học công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là “động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả”, là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của các địa phương. Đây là đánh giá của các đại biểu tại Hội nghị giao ban Khoa học và Công nghệ vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.

Vietcombank chú trọng chuyển đổi số, nâng cao trải nghiệm của khách hàng
Khoa học

Xung lực cho quá trình chuyển đổi số tại Vietcombank

Theo bà Đoàn Hồng Nhung, Giám đốc Khối Bán lẻ, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), hành lang pháp lý của Ngân hàng Nhà nước đã tạo ra cho Vietcombank rất nhiều xung lực mới cho quá trình chuyển đổi số. Gần đây nhất, trong chiến lược phát triển 5 năm, tầm nhìn 2030 của Vietcombank, lần đầu tiên Vietcombank xây dựng chiến lược phát triển song hành với chiến lược chuyển đổi số, có chương trình hành động rất rõ ràng với nền tảng cơ sở về công nghệ, dữ liệu cùng hệ thống chính sách, cơ sở pháp lý mà Ngân hàng Nhà nước đã mở ra.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm ứng dụng khoa học và công nghệ đem lại hiệu quả kinh tế cao
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng khoa học và công nghệ khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy liên kết vùng và nội vùng; ứng dụng giải pháp cảnh báo kết hợp nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu; cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương... Đó là những giải pháp được đặt ra tại Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội Vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức mới đây.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bế Đăng Khoa kiểm tra đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen gà xương đen, thịt đen bản địa (gà Mông)
Khoa học - Công nghệ

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ có sự chuyển biến tích cực với nhiều thành tựu trong nghiên cứu, điều tra, góp phần tạo luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Khoa học và công nghệ giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng thu nhập người dân.

Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ Vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Khoa học - Công nghệ

Tháo gỡ triệt để các rào cản, vướng mắc

Đây là ý kiến của hầu hết đại biểu tại hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XIX nhằm tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong 5 năm qua và định hướng nhiệm vụ trọng tâm những năm tiếp cho sự phát triển Vùng.

Toàn cảnh buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Tự động hóa Việt Nam
Khoa học

Hội Tự động hoá Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Chiều ngày 8.10 tại Hà Nội, Hội Tự động hoá Việt Nam đã tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập. Tham dự lễ kỷ niệm có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng; Chủ tịch danh dự Vusta Đặng Vũ Minh.

Giá trị xuất khẩu nông sản năm 2023 đạt 53 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Bài 3: Đóng góp hiệu quả của khoa học, công nghệ cho nông nghiệp

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng nông nghiệp. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoa học, công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Các chương trình được triển khai mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng giá trị xuất khẩu nông sản đạt 53 tỷ USD trong năm 2023.

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành y tế năm 2024
Khoa học - Công nghệ

Bài 2: Đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành y tế

Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe, tăng cường khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh, cũng như trong phòng bệnh. Đây là những thông tin được các chuyên gia nhấn mạnh tại diễn đàn "Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành y tế" do Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt và các đại biểu tham quan gian hàng tại sự kiện "Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024"
Khoa học

Bài 1: Công cụ “then chốt” trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST) đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và được thể hiện xuyên suốt trong các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia, là công cụ “then chốt” trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo xây dựng, ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST), thúc đẩy thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trong nền kinh tế.

Tinh thần 5 "bảo đảm" trong chuyển đổi số
Infographic

Tinh thần 5 "bảo đảm" trong chuyển đổi số

Tại hội nghị trực tuyến Thường trực Chính phủ với các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố về chuyển đổi số (ngày 19.7.2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã yêu cầu người đứng cầu các bộ, ngành, tỉnh, thành phố quyết liệt hơn trong chỉ đạo chuyển đổi số.

Tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam
Khoa học

Tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam

Để tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST), Việt Nam cần tiếp tục chú trọng cải thiện các yếu tố đầu vào và đầu ra của ĐMST, trong đó, tập trung vào những chỉ số đang được xếp vào nhóm yếu, hoặc có xu hướng giảm.