Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ký Quyết định số 150/QĐ-BKHCN ngày 24.1.2025 Ban hành Chương trình hành động của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 8.1.2025 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025 (Nghị quyết số 01/NQ-CP) và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 8.1.2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025 (Nghị quyết số 02/NQ-CP).

Chương trình hành động tập trung vào 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025; cụ thể hóa và gắn kết các nhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ được phân công tại Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2025 của Chính phủ. Các nhiệm vụ, giải pháp gồm:

Thứ nhất, xác định đột phá về thể chế là “đột phá của đột phá”. Đẩy mạnh hơn nữa việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật Khoa học, Công nghệ và đổi mới sáng tạo; tiếp tục tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính thúc đẩy phát triển Khoa học, Công nghệ và đổi mới sáng tạo. Bộ Khoa học và Công nghệ đã và đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội trong việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV; xây dựng, hoàn thiện trình Chính phủ xem xét quyết định việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội 3 Dự án Luật gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Khoa học, Công nghệ và đổi mới sáng tạo; Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).

Cùng với đó, tập trung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về Khoa học, Công nghệ và đổi mới sáng tạo triển khai các cơ chế thí điểm, vượt trội, đặc thù về Khoa học, Công nghệ và đổi mới sáng tạo; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển tổ chức khoa học và công nghệ công lập; xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách để phát triển nhanh, lành mạnh, hiệu quả thị trường khoa học và công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khoa học và công nghệ; nghiên cứu, rà soát để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật về kinh tế, tài chính, đầu tư, đấu thầu với pháp luật khoa học và công nghệ theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường, tôn trọng đặc thù của lao động sáng tạo, chấp nhận rủi ro, độ trễ trong nghiên cứu Khoa học, Công nghệ và đổi mới sáng tạo; tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính...

Thứ hai, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước; công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực Khoa học, Công nghệ và đổi mới sáng tạo; tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho Khoa học, Công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thực hiện phân bổ, thông báo vốn đầu tư công cho từng dự án theo đúng quyết định của các cấp có thẩm quyền. Giám sát chặt chẽ việc quản lý và sử dụng vốn vay. Bảo đảm quản lý và sử dụng vốn vay đúng mục đích, tiến độ theo kế hoạch. Phân bổ, giao dự toán năm 2025 cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước bảo đảm thời gian, thủ tục theo quy định. Phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược. Đẩy mạnh phát triển đồng bộ hạ tầng thông tin, thống kê, thư viện về Khoa học, Công nghệ và đổi mới sáng tạo; hoàn thiện và phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về Khoa học, Công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Thứ ba, hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy; tăng cường phân cấp, phân quyền, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi. Thực hiện quyết liệt, có hiệu quả chủ trương tinh giản, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”. Thực hiện tốt các chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy...

Thứ tư, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo phục vụ cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng của nền kinh tế. Trong đó, tập trung triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Nghị quyết số 03/NQCP ngày 9.1.2025 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển Khoa học, Công nghệ và chuyển đổi số quốc gia; Chiến lược phát triển Khoa học, Công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 - 2030; Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ ngành khoa học và công nghệ giai đoạn đến năm 2025.

picture1.jpg
Ảnh minh họa

Đồng thời, nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ, tập trung triển khai các hướng nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, các ngành, lĩnh vực công nghiệp mới nổi như chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…; tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển các ngành, lĩnh vực theo hướng bền vững, phát triển xanh, chuyển đổi, sử dụng năng lượng sạch và chuyển đổi số; tập trung triển khai hiệu quả, đồng bộ các Chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đến năm 2030; tiếp tục phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm và trường đại học, viện nghiên cứu là chủ thể nghiên cứu mạnh; thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập; đẩy mạnh các hoạt động về tiêu chuẩn đo lường chất lượng hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hoá; thúc đẩy bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, phát triển và khai thác tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế; phát huy hoạt động của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia; thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ...

Thứ năm, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tăng cường trách nhiệm, tính chủ động, kịp thời với vai trò được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của WIPO. Duy trì thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN về chỉ số GII năm 2025; đổi mới công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa và triển khai hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia; cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính...

Thứ sáu, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ để tăng cường, củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Đẩy mạnh triển khai đồng bộ, hiệu quả, toàn diện công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các nguồn lực để phục vụ phát triển đất nước, củng cố và nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam.

Thứ bảy, đẩy mạnh hoạt động truyền thông; tăng cường công tác dân vận. Thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn, tăng cường kỷ luật báo chí; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển Khoa học, Công nghệ và đổi mới sáng tạo; thành tựu, hoạt động Khoa học, Công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các định hướng, giải pháp phát triển Khoa học, Công nghệ và đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp và người dân thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các nền tảng số, mạng xã hội và phương tiện điện tử khác.

Khoa học - Công nghệ

Phụ nữ tham gia vào việc làm lĩnh vực khoa học công nghệ, STEM không chỉ khẳng định mình mà còn đạt được sự công bằng về thu nhập
Khoa học

Cơ hội của nữ giới trong STEM và chuyển đổi số

Việt Nam đang ở “thời kỳ vàng” để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số. Và trong dòng chảy ấy, phụ nữ không thể đứng ngoài. Ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) và khẳng định mình trong các lĩnh vực này.

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch
Khoa học

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng trợ lý ảo vào quá trình xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đang mở ra những cơ hội lớn trong việc nâng cao chất lượng văn bản pháp luật. Công nghệ AI không chỉ giúp tự động hóa quy trình xử lý văn bản mà còn hỗ trợ phát hiện sai sót, bảo đảm tính minh bạch và phù hợp của hệ thống pháp luật.

TS Nguyễn Viết Hương - Phó Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa – đạt Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024.
Khoa học

Thu hút nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN và ĐMST) cũng bổ sung nhiều quy định mới, trong đó mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh sang khu vực ngoài công lập để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST; thu hút tổ chức, cá nhân nhất là khối doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển, ĐMST.

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo
Giáo dục

Tháo gỡ vướng mắc thể chế mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo

Theo PGS.TS. Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có chất lượng nhân lực khoa học, công nghệ đòi hỏi chúng ta phải thay đổi phương pháp giảng dạy một cách căn bản và triệt để. Tuy nhiên, đặc thù của khoa học, công nghệ là thay đổi từng ngày, từng giờ, do đó rất cần tháo gỡ vướng mắc thể chế một cách mạnh mẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo.

Ông Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa đã có nhiều chia sẻ tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57”
Giáo dục

Thêm niềm tin cho trường ngoài công lập đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Bên cạnh các cơ cơ sở giáo dục đại học công lập, các cơ sở giáo dục đại học tư thục ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Là một trong những cơ sở giáo dục dân lập, ông Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa đã có nhiều chia sẻ tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Nghị quyết số 57-NQ/TW, “kim chỉ nam” cho phát triển giáo dục
Giáo dục

Nghị quyết số 57-NQ/TW, “kim chỉ nam” cho phát triển giáo dục

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được xác định là “kim chỉ nam” cho đào tạo, cơ hội cho các cơ sở giáo dục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học gắn với phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ trình độ cao.

Doanh nghiệp cần "bắt tay" với cơ sở giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Khoa học và Công nghệ

Doanh nghiệp cần "bắt tay" với cơ sở giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát biểu tại tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng nhận định, phần lớn nhân lực Việt Nam mới ra trường còn thiếu kỹ năng mềm và tư duy sáng tạo. Nhiều kỹ năng cơ bản như viết email, thiết kế slide, giao tiếp, báo cáo, hay thậm chí là Tin học văn phòng,... vẫn cần được doanh nghiệp đào tạo lại. 

Không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, khó đảm bảo thành công mục tiêu của Nghị quyết 57
Giáo dục

Không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, khó đảm bảo thành công mục tiêu của Nghị quyết 57

TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học FPT cho rằng, nếu không giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao, rất khó đảm bảo thành công trong việc thực thi mục tiêu do Nghị quyết 57 đặt ra. Cùng với thể chế, hạ tầng, dữ liệu số, các công nghệ then chốt... nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng, cũng là thách thức rất lớn.

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM
Giáo dục

Cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực STEM

Theo PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đại học không chỉ là những nơi đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, mà đây còn là nơi đóng vai trò tổ chức khoa học công nghệ, nơi tập trung phần lớn các đội ngũ các nhà khoa học của đất nước.

"Luồng gió mới" cho đào tạo nhân lực chất lượng cao
Giáo dục

"Luồng gió mới" cho đào tạo nhân lực chất lượng cao

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa, hiệu ứng từ Nghị quyết số 57-NQ/TW và Nghị quyết số 193/2025/QH15 sẽ tạo luồng gió mới và thời gian tới chắc chắn sẽ có chuyển động mạnh mẽ trong đào tạo nguồn nhân lực khoa học - công nghệ chất lượng cao.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades) Nguyễn Thế Hùng chia sẻ tại tọa đàm
Khoa học - Công nghệ

Để sinh viên ra trường được sử dụng “đúng người, đúng việc”

Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc để phát triển khoa học - công nghệ, trong đó có nguồn nhân lực. Đồng thời, thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá đúng thực lực và vai trò của các cơ sở giáo dục đại học và khoa học, công nghệ trong sự phát triển kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực, các trường cần nâng cao chất lượng đào tạo để nhân lực được sử dụng “đúng người, đúng việc”. Đây là ý kiến được đưa ra tại Tọa đàm “Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Xung lực từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 15.3, tại Hà Nội.

Toàn cảnh họp báo
Khoa học - Công nghệ

Xây dựng nền tảng cho Al tại Việt Nam với dữ liệu tiếng Việt mã nguồn mở

Sáng 14.3, tại Hà Nội, Meta, phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Tài chính tổ chức họp báo công bố chính thức khởi động Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo 2025, đánh dấu năm triển khai thứ ba của chương trình với mục tiêu thúc đẩy phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al) tại Việt Nam.

Ứng dụng AI "chìa khoá" trong quản trị doanh nghiệp
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng AI "chìa khoá" trong quản trị doanh nghiệp

“Trí tuệ nhân tạo (AI) là yếu tố cốt lõi, không thể thiếu quyết định hiệu suất của các doanh nghiệp hiện đại. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp tự động hóa các công việc lặp lại mà còn giúp nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, để ứng dụng AI hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ cần đổi mới công nghệ mà còn phải thay đổi tư duy quản trị và chiến lược phát triển dài hạn