Bỏ hay không bỏ lãi suất cơ bản

Trong quá trình thảo luận dự thảo Luật Ngân hàng Nhà nước (sửa đổi), có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề lãi suất cơ bản. Vấn đề được nhiều người quan tâm nhất hiện nay là bỏ hay không bỏ lãi suất cơ bản trong dự thảo Luật Ngân hàng nhà nước? Theo dõi các phiên thảo luận của QH, tôi rất chú ý đến ý kiến của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu “... lãi suất cơ bản của chúng ta hiện nay là không có thực, vì lãi suất này không có mối quan hệ vay mượn nào giữa Ngân hàng trung ương với tổ chức tín dụng”. Ngẫm nghĩ ý kiến này, tôi thấy rất tâm đắc và vì vậy, với tư cách là người đã “ở trong cuộc” được tham gia từ đầu việc xây dựng Luật Ngân hàng Nhà nước từ năm 1995, được QH thông qua năm 1997, tôi xin nêu một vài suy nghĩ của mình về vấn đề lãi suất cơ bản và “bỏ hay không bỏ lãi suất cơ bản trong dự thảo Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2009.

Lãi suất cơ bản là gì?

Nhiều người đặt câu hỏi: Lãi suất cơ bản là gì?

Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 cho ra một định nghĩa “... là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh”. Với định nghĩa này, có hai vấn đề còn mập mờ và phiến diện.

Mập mờ vì “là lãi suất do Ngân hàng nhà nước công bố”. Vậy Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào cơ sở nào để xây dựng và công bố lãi suất cơ bản? Vì lãi suất cơ bản không được dùng để giải quyết mối quan hệ vay mượn thực của Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng nên nó không phản ánh được mối quan hệ giữa cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ; không phản ánh được vai trò phát đi tín hiệu của chính sách tiền tệ, chưa kể đến việc hình thành nên nó còn thiếu cơ sở kinh tế. Tại sao là 6%? Tại sao là 8%? Có lúc Ngân hàng Nhà nước đề nghị giữ nguyên lãi suất cơ bản là 7% thì có nhiều chuyên gia đề nghị xuống 5%... Con số này được dựa trên cơ sở nào?

Phiến diện ở chỗ lãi suất cơ bản chỉ “làm cơ sở” cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh của mình – mà không phải nó thể hiện mối quan hệ vay mượn giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tổ chức tín dụng, một quan hệ không thể thiếu được trong thị trường tiền tệ. Lãi suất hình thành trên quan hệ này mới thực sự cần thiết cho việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Vậy mà quan hệ này, lãi suất cơ bản lại không phản ánh được, thì Ngân hàng Trung ương sử dụng lãi suất cơ bản để làm gì? Lãi suất cơ bản trở nên vô nghĩa trong tư cách là công cụ của chính sách tiền tệ, và càng không thể dùng lãi suất cơ bản để “làm cơ sở tính toán giới hạn lãi suất nhằm chống cho vay nặng lãi”.

Để điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương sử dụng nhiều công cụ, trong đó có công cụ là lãi suất.

Lãi suất mà Ngân hàng Trung ương phát ra nhằm hai mục tiêu:

- Để phát đi tín hiệu Ngân hàng Trung ương đang thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng hay thắt chặt?

- Để giải quyết mối quan hệ vay mượn thực sự giữa Ngân hàng Trung ương với các tổ chức tín dụng. Mối quan hệ này xảy ra hàng ngày.

Để đáp ứng được hai mục tiêu trên, Ngân hàng Trung ương thường dùng đến lãi suất tái cấp vốn hay, lãi suất tái chiết khấu, hay lãi suất liên ngân hàng, hay lãi suất nghiệp vụ thị trường mở. Theo thông lệ, Ngân hàng Trung ương phải công bố một hay hai trong số các lãi suất này.

Rõ ràng, những lãi suất kể trên là lãi suất được hình thành trên cơ sở mục tiêu của chính sách tiền tệ và trên quan hệ có thực, xảy ra hàng ngày giữa Ngân hàng Trung ương với tổ chức tín dụng; các nước hay sử dụng cụm từ chung là lãi suất chủ đạo. Như vậy, nếu so sánh về bản chất thì lãi suất cơ bản đã được quy định trong Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 khác xa về bản chất của các lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất thị trường mở, lãi suất liên ngân  hàng...

Vì vậy lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần để điều hành chính sách tiền tệ và phải công bố là lãi suất tái chiết khấu hay lãi suất tái cấp vốn chứ không phải là lãi suất cơ bản.

Một câu hỏi được đặt ra là: Tại sao Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 lại sử dụng khái niệm “lãi suất cơ bản”?

Trở về xuất xứ hình thành nên cụm từ “lãi suất cơ bản” khi xây dựng Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997, có mấy hoàn cảnh và tình thế đặc biệt buộc Ngân hàng Nhà nước phải sử dụng cụm từ lãi suất cơ bản là:

- Khi đó (1995-1997), thị trường tiền tệ của Việt Nam mới được hình thành, mọi công cụ đều mới ở giai đoạn bắt đầu, chập chững, không thường xuyên, không ổn định. Cái được gọi là lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn còn mới hình thành trên cơ sở “bốc thuốc” (vì thị trường tuy trên giấy tờ là có nhưng thực tế đã hoạt động đâu mà đo được quan hệ cung cầu?). Thị trường tín phiếu Kho Bạc thì lúc có lúc không.

- Hầu như tất cả các khoản cho vay của Ngân hàng Nhà nước cho vay các tổ chức tín dụng đều mang tính chất chỉ định: Chính phủ chỉ định được dùng bao nhiêu tiền, cho mục tiêu gì? Thì Ngân hàng Nhà nước “rót” tiền vào các mục tiêu đó. Vì vậy, cái gọi là lãi suất tái cấp vốn lúc đó cũng đều là lãi suất chỉ định.

- Ngay cả lãi suất huy động và cho vay của tổ chức tín dụng trong thời gian đó cũng đang trong giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế quản lý hành chính (Ngân hàng Nhà nước quy định cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng) chuyển dần sang cơ chế theo hướng thị trường (lúc này Ngân hàng Nhà nước không quy định từng lãi suất huy động và cho vay cho tổ chức tín dụng nữa mà chuyển sang cơ chế quy định trần lãi suất cho vay, sàn lãi suất tiền gửi cho các tổ chức tín dụng).

- Trong những hoàn cảnh đó (thị trường tiền tệ chưa phát triển, công cụ lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn không thể phát huy tác dụng, vì nó được cho vay chỉ định với lãi suất chỉ định và cố định). Ngân hàng Nhà nước nghĩ ra một loại lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố được gọi là lãi suất cơ bản để giúp các tổ chức tín dụng sử dụng làm cơ sở cho việc hình thành lãi suất kinh doanh. Đây cũng là một cách để Ngân hàng Nhà nước “buông” dần việc can thiệp trực tiếp vào việc xác định lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng, là bước tiếp theo cho việc chuyển đổi từ cơ chế quản lý hành chính, trực tiếp sang cơ chế thị trường để các tổ chức tín dụng tự định đoạt lãi suất kinh doanh của mình trên cơ sở lãi suất cơ bản mà Ngân hàng Nhà nước định hướng. Lãi suất cơ bản được hình thành trong hoàn cảnh như vậy và với mục đích như vậy.

Thực ra, đến  lúc này, nếu hỏi lãi suất cơ bản là gì theo ý nghĩa kinh tế, thì cũng khó trả lời. Chỉ biết rằng, lúc đó Ngân hàng Nhà nước thảo luận nhiều và cuối cùng chọn cách hình thành lãi suất cơ bản trên cơ sở lãi suất cho vay tốt nhất của các Ngân hàng thương mại trên thị trường.

Đến đây, một câu hỏi nữa được đặt ra là: Đã qua 13 năm Luật Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực, lãi suất cơ bản có vai trò gì, có tác dụng gì?

Luật Ngân hàng Nhà nước được QH thông qua tháng 10.1997 đến tháng 10.1998 có hiệu lực. Từ cuối năm 1998 đến giữa năm 2000 - Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu để xây dựng cơ chế xây dựng và công bố lãi suất cơ bản, cho đến tháng 8.2000 – Ngân hàng Nhà nước mới chính thức công bố và từ đó đến nay lãi suất cơ bản có hiệu lực.

Để thấy rõ vai trò của lãi suất cơ  bản , có thể phân ra làm hai giai đoạn:

Giai đoạn từ năm 2000-2007: Qua theo dõi thì thấy vai trò của lãi suất cơ bản rất mờ nhạt, thậm chí có những thời gian lãi suất cơ bản còn “hơi bị” lạc lõng. Qua nhiều đồ thị theo dõi diễn biến của lãi suất cơ  bản và lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng thì nhiều khi hai đồ thị này diễn biến trái chiều nhau: Lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng thì lãi suất cơ bản lại có xu hướng giảm. Vì vậy, nhiều lúc chúng tôi cảm thấy lãi suất cơ bản không có tác dụng gì tới thị trường, kể cả vai trò định hướng.

Đến năm 2008, do diễn biến của nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều điều bất ổn, lạm phát gia tăng hai con số với tốc độ cao, kinh tế bắt đầu suy giảm, thị trường tiền tệ mất ổn định. Lúc đó Ngân hàng Nhà nước mới sử dụng lãi suất cơ bản và quy định của Bộ luật Dân sự để ổn định thị trường. Nhờ có thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cơ bản mà thị trường tiền tệ đã ổn định trở lại. Tuy nhiên, nếu lấy kết quả này để cố giữ lại lãi suất cơ bản như hiện nay thì lại không phù hợp chút nào. Vì nó có những mặt tiêu cực như sau:

- Dù lãi suất cơ bản có tác dụng trực tiếp với các tổ chức tín dụng nhưng nó vẫn không phải là lãi suất thực, việc hình thành nó vẫn trên cơ sở thiếu khoa học. Và cũng nên hiểu rằng lãi suất cơ bản và cơ chế trần cho vay không vượt quá 150% lãi suất cơ bản chỉ phù hợp với lúc thị trường không ổn định.

- Điều nguy hiểm hơn, ở Việt Nam lại quay trở lại cơ chế trần lãi suất, cơ chế hành chính trong điều hành lãi suất mà ta đã mất rất nhiều công sức để điều chỉnh thị trường bỏ dần cơ chế hành chính sang cơ chế lãi suất thị trường. Còn duy trì cơ chế này là đã lấy đi tính thị trường của lãi suất trên thị trường tiền tệ - là trái với các chủ trương, trái với chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010.

- Thực tế hiện nay, trần lãi suất cho vay, cho dù tăng hay giảm lãi suất cơ bản thì cũng là cái áo quá chật và quá cứng cho thị trường; mà thị trường thì yêu cầu có một cơ chế linh hoạt, mềm dẻo, theo quan hệ cung cầu.

Vì vậy khi lãi suất cơ bản không có ý nghĩa kinh tế, là một lãi suất không có thực, không có tác động mang tính thị trường mà mang nặng tính hành chính thì nên bỏ - mà thay vào đó là lãi suất thực, lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước sử dụng thực sự trong mối quan hệ với các tổ chức tín dụng để thông qua đó mà điều tiết thị trường. Nhất là trong điều kiện hiện nay nền kinh tế Việt Nam đã tiến sâu theo cơ chế thị trường, thị trường tiền tệ đã phát triển, hệ thống tổ chức tín dụng đã phát triển, các công cụ của thị trường cũng phát triển, hoàn cảnh và tình thế không còn giống thời kỳ năm 1997 nữa. Do vậy, không thể duy trì khái niệm lãi suất cơ bản như năm 1997 đã sử dụng; mà nên trả lại vị trí cho  lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu như thông lệ các nước đang làm. Do vậy, quy định như Điều 15 trong dự thảo Luật Ngân hàng Nhà nước (sửa đổi) là hợp lý, đúng với nguyên lý và nguyên tắc hoạt động của Ngân hàng Trung ương.

Luật trong cuộc sống

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
Quốc hội và Cử tri

Quy trình mới có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 đã tách bạch quy trình chính sách với việc lập Chương trình lập pháp hàng năm, phân định rõ hơn quy trình xây dựng chính sách và quy trình soạn thảo. Với tinh thần đó, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách sẽ gồm 4 bước cơ bản. Trên cơ sở chính sách được thông qua sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình 7 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu. Quy trình này có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn
Luật trong cuộc sống

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn

Theo Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp), trong chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội sẽ xem xét, biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Để bảo đảm tính thống nhất và khả thi, Bộ Tư pháp đang gấp rút hoàn thiện ba nghị định hướng dẫn thi hành Luật.

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội

ThS.Nguyễn Vân Hậu

Trong nhiều quốc kế dân sinh được quyết nghị tại Kỳ họp thứ Tám, các chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT), bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, quan tâm đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... đã khẳng định bản chất ưu việt của chế độ ta luôn đặt lên hàng đầu mục tiêu bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Các quyết sách được lòng dân của Quốc hội chính là sự hóa thân của lòng dân, của ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, là thước đo giá trị của nền dân chủ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm
Luật trong cuộc sống

Nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên

Luật Đầu tư công năm 2024 đã nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên; quy mô của dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C với quy mô gấp 2 lần so với các quy định hiện hành. Phân cấp thẩm quyền cho người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do cơ quan, tổ chức mình quản lý với quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Luật trong cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đây là một trong những nội dung nêu trong Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 11.12 vừa qua.

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả

Tạo hành lang pháp lý an toàn, đầy đủ, thuận lợi, ổn định, khả thi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân, nhất là các quy định chuyển tiếp, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả. Đây là một trong những nội dung quyết nghị của Quốc hội nêu trong Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình làm rõ những vấn đề Đoàn giám sát nêu
Luật trong cuộc sống

Tiếp tục sửa đổi các luật liên quan để gỡ khó cho thị trường bất động sản

Sau khi làm việc với 12 tỉnh, thành phố, 8 bộ, ngành, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã có cuộc làm việc với Chính phủ vào chiều 13.9.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
Luật trong cuộc sống

Cần cơ chế phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án đang đình trệ

Cơ chế giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do triển khai thực hiện, nhiều dự án kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi. Đây là vấn đề được các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội, đại diện các bộ, ngành tập trung phân tích tại cuộc làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

Theo Luật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Luật trong cuộc sống

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được xem là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ; đồng thời, khắc phục tình trạng lãng phí, hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại. Đặc biệt, khi Luật có hiệu lực, những quy định chuyển tiếp vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được xem là đạo luật quan trọng, bởi với nhiều điểm mới, Luật sẽ tác động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, kỳ vọng khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, cả người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?
Luật trong cuộc sống

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, gây nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, có các quy định về những cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng; công bố thông tin; quản trị ngân hàng; cơ chế thanh tra, giám sát…