Bộ GD-ĐT: Tăng cường sự giám sát của phụ huynh và toàn xã hội đối với dạy thêm, học thêm

Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước cả ở trung ương và địa phương việc chấp hành quy định về quản lý dạy thêm, học thêm; tăng cường sự giám sát của các bậc phụ huynh và toàn xã hội đối với hoạt động này.

Đưa dạy thêm, học thêm vào khuôn khổ để quản lý

Theo Bộ GD-ĐT, 5 quan điểm và nguyên tắc xây dựng Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm gồm:

Thứ nhất, để thực hiện Luật Giáo dục năm 2019, các quy định của pháp luật khác có liên quan, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với tình hình thực tiễn tại các địa phương.

Thứ hai, ban hành thông tư nhằm quản lý tốt hơn các hoạt động dạy thêm, học thêm, chứ không cấm, không “siết” hoạt động này.

348980030-949549859427949-3198809809835338226-n.jpg
Thông tư 29 nhằm đưa dạy thêm, học thêm vào khuôn khổ để quản lý, chứ không cấm

Thứ ba, việc tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm không ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường, chương trình môn học của giáo viên.

Thứ tư, tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm lợi ích của học sinh, không ép buộc; giữ gìn hình ảnh và sự tôn nghiêm của nhà giáo.

Thứ năm, dạy thêm, học thêm phải phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó, học sinh được phát huy tính chủ động, sáng tạo, thói quen tự học; giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, kiểm tra, định hướng.

Hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm

Theo Bộ GD-ĐT, thông tư mới quy định không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho ba đối tượng thuộc trách nhiệm của nhà trường.

Quan điểm của Bộ GD-ĐT là hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm vì về nguyên tắc, nhà trường, thầy cô thực hiện đúng giờ học theo quy định đã đảm bảo cho học sinh lượng kiến thức và đáp ứng yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

vie-4781-1725441573943.jpg
Quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo là hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm

Đối với quy định dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, Thông tư mới quy định: tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm có thu tiền của học sinh phải thực hiện một cách công khai, minh bạch, đúng các quy định của pháp luật; giáo viên đang dạy học tại các trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh của mình.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT thông tin thêm, sau khi ban hành Thông tư 29, Bộ GD-ĐT đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7.2 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.

Trong Công điện, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận thời gian qua, toàn ngành Giáo dục đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; đồng thời yêu cầu Bộ GD-ĐT, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai nhiều giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về tuyển sinh THCS, tuyển sinh THPT và hoạt động dạy thêm, học thêm.

Bộ GD-ĐT đã ban hành Công văn số 545/BGDĐT-GDTrH ngày 11.2. về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông, trong đó đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở GD-ĐT thực hiện đúng quy định về quản lý dạy thêm, học thêm.

Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ, UBND nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã ban hành văn bản về việc tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh THCS, tuyển sinh THPT và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn (như Đồng Tháp, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Kạn…).

z6309462835566-2dbd9a59e873abb035d075880c8e5bdd.jpg
Các nhà trường và giáo viên có trách nhiệm dạy học để học sinh hình thành phẩm chất, năng lực, đáp ứng chuẩn đầu ra; việc ra đề kiểm tra, đánh giá cũng đảm bảo đúng, đủ với những yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Theo Bộ GD-ĐT trách nhiệm triển khai Thông tư 29 được phân bổ như sau:

Sau Công văn số 545/BGDĐT-GDTrH, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục nắm bắt tình hình từ các địa phương để có các văn bản đôn đốc, chỉ đạo tiếp theo, qua đó, giúp các Sở GDĐT có căn cứ tham mưu và chỉ đạo thực hiện tại địa phương.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác truyền thông, tổ chức các hội nghị triển khai chuyên đề để phổ biến, hướng dẫn đến các đối tượng liên quan nhằm thống nhất trong tổ chức triển khai thực hiện đúng các quy định. Triển khai thực hiện hiệu quả trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7.2.

Các Sở GD-ĐT: Kịp thời nắm bắt tình hình từ các nhà trường, giáo viên để hướng dẫn hoặc phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện có hướng dẫn phù hợp với đặc thù địa phương.

Các nhà trường và giáo viên có trách nhiệm dạy học để học sinh hình thành phẩm chất, năng lực, đáp ứng chuẩn đầu ra; việc ra đề kiểm tra, đánh giá cũng đảm bảo đúng, đủ với những yêu cầu cần đạt của chương trình. Với những học sinh có kết quả chưa đạt, đang chuẩn bị cho các kỳ thi chuyển cấp, kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhà trường, giáo viên cần có trách nhiệm bổ trợ cho các em.

Phụ huynh học sinh và xã hội: Cần đồng hành với nhà trường để thực hiện việc giáo dục, đảm bảo kết hợp hài hòa cả ba yếu tố trong giáo dục (nhà trường, gia đình và xã hội); tham gia giám sát việc thực hiện Thông tư 29.

Nhiều giải pháp để giáo viên để nói “không” với dạy thêm

Theo Bộ GD-ĐT, việc ban hành các quy định cụ thể để quản lý việc dạy thêm, học thêm nhằm nâng cao năng lực, phương pháp giảng dạy của giáo viên, trách nhiệm của nhà giáo; phát huy năng lực tự học của học sinh; đổi mới công tác kiểm tra đánh giá (kiểm tra, đánh giá, thi tuyển sinh phải phù hợp với nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; không ra đề ngoài nội dung chương trình để đảm bảo học sinh học theo đúng chương trình, không cần học thêm vẫn sẽ vượt qua các kì kiểm tra, tuyển sinh); tăng cường liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục đại học.

z5751601142593-6f09a490ff2d19492-1724209484968.jpg
Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức tự trọng của giáo viên để nói “không” với dạy thêm không đúng với quy định

Theo đó, cần phải tăng cường cơ sở vật chất, trường học, cần có đủ trường học để đảm bảo công bằng về cơ hội tiếp cận giáo dục của học sinh; tăng số trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước cả ở trung ương và địa phương việc chấp hành quy định về quản lý dạy thêm, học thêm; tăng cường sự giám sát của các bậc phụ huynh và toàn xã hội đối với hoạt động này.

Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức tự trọng của giáo viên để nói “không” với dạy thêm không đúng với quy định; vận động phụ huynh đồng thuận, ủng hộ các giải pháp quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm nhằm đảm bảo quyền lợi và sự phát triển toàn diện của học sinh.

Ngoài ra, để đảm bảo đời sống cho nhà giáo, thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã có nhiều tham mưu và đang tiếp tục tham mưu về các chính sách cho nhà giáo, trong đó dự án Luật Nhà giáo, nếu được Quốc hội thông qua trong thời gian tới, cũng sẽ mang lại những chính sách đãi ngộ tích cực cho nhà giáo.

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh miễn học phí từ mầm non đến lớp 12 năm học 2025-2026
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh miễn học phí từ mầm non đến lớp 12 năm học 2025-2026

TP. Hồ Chí Minh sẽ dành 653 tỷ đồng để miễn học phí cho toàn bộ trẻ mầm non dưới 5 tuổi và học sinh THCS, THPT trong và ngoài công lập từ năm học 2025-2026. Đây cũng là món quà của thành phố tạo dấu ấn chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025).

Giáo viên tốt nghiệp cao đẳng có thể tham gia dạy Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Giáo dục

Giáo viên tốt nghiệp cao đẳng có thể tham gia dạy Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đăng tải, lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội về việc thí điểm tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Theo đó, giáo viên có bằng tốt nghiệp cao đẳng có thể được giảng dạy 4 môn trong chương trình mới. 

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Tinh gọn và tăng cường trách nhiệm của các địa phương
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Tinh gọn và tăng cường trách nhiệm của các địa phương

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lưu ý tới khâu tập dượt để rút kinh nghiệm. “Mục tiêu đảm bảo chất lượng và có một kỳ thi an toàn không có gì thay đổi”, nhấn mạnh chỉ đạo này, Bộ trưởng cũng nhắc tới yêu cầu về tăng cường phân cấp, tinh gọn và trách nhiệm của các địa phương. 

Đề tài về cây Dong riềng đỏ đưa nam sinh vào chung kết cuộc thi nghiên cứu khoa học toàn cầu
Giáo dục

Đề tài về cây Dong riềng đỏ đưa nam sinh vào chung kết cuộc thi nghiên cứu khoa học toàn cầu

Với đề tài nghiên cứu về công dụng của loài cây Dong riềng đỏ trong chữa bệnh, Phạm Viết Hà Quảng (Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội) đã xuất sắc vào top cao tại Vòng chung kết Cuộc thi Hùng biện nghiên cứu khoa học toàn cầu - InSPiR2eS Global Pitching Research Competition (IGPRC).

Lần đầu tiên một trường đại học Việt Nam miễn học phí, cấp sinh hoạt phí cho người học thạc sĩ, tiến sĩ
Giáo dục

Lần đầu tiên một trường đại học Việt Nam miễn học phí, cấp sinh hoạt phí cho người học thạc sĩ, tiến sĩ

Với Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học” của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, lần đầu tiên tại Việt Nam, học viên cao học và nghiên cứu sinh được miễn học phí, hưởng sinh hoạt phí hàng tháng cùng nhiều quyền lợi vượt trội khác.